Đánh giá học sinh tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực

Vấn đề có tính thời sự và cấp bách đặt ra trong tất cả các cuộc hội thảo gần đây về đổi căn 
bản toàn diện quá trình dạy học, đó là tiêu chí đánh giá học sinh khi chuyển từ hướng tiếp cận nội 
dung sang hướng tiếp cận năng lực; chuyển từ quá trình dạy học sang quá trình tự học; tự giáo dục 
như thế nào. Rất nhiều câu hỏi được đạt ra từ các cấp độ: Người quản lý; người trực tiếp giảng 
dạy; người nghiên cứu giáo dục; phụ huynh và người học. Với các yêu cầu bức thiết hiện nay, xu 
hướng đánh giá cần phát huy tốt 3 chức năng quan trọng đó là : chức năng điều khiển, điều chỉnh 
quá trình dạy học; chức năng phát triển và chức năng giáo dục. Muốn vậy cần tập trung vào hai 
phương diện: Đánh giá về phẩm chất và đánh giá về năng lực thông qua việc đánh giá sản phẩm 
của các hoạt động hình thành kiến thức và rèn luyện kỹ năng theo chuẩn của từng môn học và các 
hoạt động giáo dục cụ thể.
pdf 5 trang letan 14/04/2023 4040
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá học sinh tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá học sinh tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực

Đánh giá học sinh tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực
của các hoạt động hình thành kiến thức và rèn luyện kỹ năng theo chuẩn của từng môn học và các 
hoạt động giáo dục cụ thể. 
Từ khoá: đánh giá, học sinh tiểu học, tiếp cận năng lực, tự học, tự giáo dục. 
ABSTRACT 
In recent educational conferences, current an urgent issue regarding comprehensive teaching 
process is seriously discussed. These are criteria to assess students when shifting from content-
based approach to competent-based approach; shifting from teaching process to self-study process; 
and how to self educate. There have many questions with different objectives such as: 
administrator, teachers, educational researchers, parents and learners. With urgent needs today, 
the trend of assessment needs to well develop three crucial functions, these are: operating and 
adjusting functions in teaching processs, development function and educational function. Therefore, 
in order to do that, it needs to focus on two aspects: assessing of virtue and assessing of 
competency through assessment of products in activities of knowledge forming and training skills 
based on standards of each subject and each specific educational activity. 
Keywords: assessment, primary students, competent-based approach, self-study, self-education 
1. Quan niệm chung về đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực 
1.1. Quan niệm về vai trò 
Chúng ta đều biết rằng bất cứ một quy trình công nghệ sản xuất một sản phẩm nào thì khâu 
đánh giá, kiếm định chất lượng đầu ra cho mỗi sản phẩm, nhằm xác định giá trị đóng góp của sản 
phẩm trong đời sống xã hội có tính chất quyết định sự thành công hoặc thất bại của quy trình sản 
xuất đó. Quan niệm hiện đại khẳng định sản phẩm của quá trình dạy học và giáo dục chính là con 
người; điều này cho thấy ý nghĩa tối quan trọng của khâu đánh giá kiểm định chất lượng đầu ra 
trong mỗi giai đoạn và cả quá trình dạy học và giáo dục nói chung. Trong năm thành tố quan trọng 
*
 Khoa Giáo dục tiểu học - Đại học Sư phạm Hà Nội 
TẠP CH...ăng lực của học sinh về môn Toán. 
1.2. Quan niệm về tiêu chí đánh giá mới 
Vấn đề có tính thời sự và cấp bách đặt ra trong tất cả các cuộc hội thảo gần đây về đổi căn 
bản toàn diện quá trình dạy học, đó là tiêu chí đánh giá học sinh khi chuyển từ hướng tiếp cận nội 
dung sang hướng tiếp cận năng lực; chuyển từ quá trình dạy học sang quá trình tự học; tự giáo 
dục như thế nào? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra từ các cấp độ: người quản lý; người trực tiếp 
giảng dạy; người nghiên cứu giáo dục; phụ huynh và người học. Vậy thì tiêu chí đánh giá mới là 
gì, các biểu hiện cụ thể các tiêu chí đó trong từng giai đoạn, từng môn học là thế nào? Trong hội 
thảo (vào trung tuần tháng 5/2013 ở Tam Đảo) về “Tăng cường năng lực quản lý lớp học” thì các 
thành viên đều nhất trí ý kiến cho rằng yêu cầu mới trong giáo dục và dạy học giai đoạn tới chính 
là: chuyển từ quá trình Giáo dục thành quá trình tự giáo dục; chuyển từ quá trình dạy của giáo 
viên thành quá trình tự học của học sinh; chuyển từ hình thức dạy đồng loạt cả lớp sang hình thức 
tự học theo nhóm; chuyển việc học theo lời thầy nói sang tự học với tài liệu hướng dẫn, tự thực 
hành trải nghiệm khám phá có sự tương tác cùng bạn bè; học sinh tự quản; tự đánh giá cùng với 
sự đánh giá của bạn; của thầy; của cha mẹ và cộng đồng. Trong hội thảo quốc gia về xây dựng 
chương trình giáo dục phổ thông tháng 12/2014 tại Hà Nội, nhiều bài viết của các báo cáo viên đã 
bàn khá sâu sắc về phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong quá trình dạy hoc các 
môn học. Nhìn chung với các yêu cầu bức thiết hiện nay, xu hướng đánh giá cần phát huy tốt 3 
chức năng quan trọng đó là: chức năng điều khiển, điều chỉnh quá trình dạy học; chức năng phát 
triển và chức năng giáo dục. Muốn vậy cần tập trung vào hai phương diện: đánh giá về phẩm chất 
và đánh giá về năng lực thông qua việc đánh giá sản phẩm của các hoạt động hình thành kiến 
thức và rèn luyện kỹ năng theo chuẩn của từng môn học và các hoạt động giáo d...trách nhiệm; 
3. Trung thực - kỷ luật. 
1.3. Nguyên tắc đánh giá 
 Để kết quả đánh giá có ý nghĩa thực tiễn và định giá đúng về năng lực và phẩm chất của học 
sinh, chúng tôi cho rằng cần đảm bảo một số nguyên tắc sau: 
* Các nguyên tắc có tính truyền thống: 
a. Đảm bảo tính mục tiêu (tính chính xác) 
b. Đảm bảo tính khách quan 
c. Đảm bảo tính hệ thống, tính toàn diện 
d. Đảm bảo tính vừa sức và tính phát triển 
e. Đảm bảo tính công khai minh bạch 
* Một số nguyên tắc mới cần bổ sung 
a. Đảm bảo thực chất, liên tục, nhất quán ở tất cả các cấp học vì sự tiến bộ của học sinh và sự 
hội nhập toàn cầu. 
b. Đa dạng hóa các hình thức đánh giá, đánh giá ngay trong quá trình học tập. 
c. Đánh giá theo hướng mở (để học sinh có cơ hội bộc lộ rõ các năng lực tư duy độc lập và 
các phẩm chất cá biệt, chống học tủ) 
2. Một số bất cập trong công tác đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực 
Trong các giai đoạn trước đây, việc đánh giá quá trình dạy học và giáo dục cũng đã đạt được 
những yêu cầu của xã hội đặt ra và đã góp phần đáng kể vào các thành quả mà giáo dục mang lại 
trong cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên để đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay và góp phần 
đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục, chúng ta không thể mãi hoài niệm về các thành tích đã có. 
Điều quan trọng hơn là phải nhìn nhận thấy điều còn chưa tốt trong mối tương quan chung để tiếp 
tục hoàn thiện. Thực tế cho thấy chất lượng giáo dục phổ thông trong những năm gần đây chưa đáp 
ứng được yêu cầu của xã hội. Những biểu hiện đa dạng và đáng lo ngại ở học sinh cả hai phương 
diện năng lực và phẩm chất có ở tất cả các cấp học như: bạo lực trong nhà trường vì sự ganh ghét cá 
nhân; sự vô cảm, thậm chí đồng lõa của nhiều học sinh trước hành vi thiếu trung thực trong thi cử 
Nhiều kết quả đánh giá có độ tin cậy chưa cao Điều đó cho thấy sự bất cập trong công tác đánh 
giá phẩm chất và năng lực trong học đường nói riêng và trong giáo dục của toàn xã hội nói chung. 
Việc quá tả

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hoc_sinh_tieu_hoc_theo_huong_tiep_can_nang_luc.pdf