Đề cương ôn tập Học kì I môn Lịch sử 7 - Năm học 2019-2020

I/ PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI:

1/ Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành như thế nào ?

- Lãnh chúa phong kiến: là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có.

- Nông nô: là những nô lệ được giải phóng và nông dân, không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa. 

  • Xuất hiện 2 tầng lớp mới -> Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành. 

2/ Em hiểu thế nào là lãnh địa phong kiến? Nêu đặc trưng và đặc điểm trong lãnh địa?

- Lãnh địa phong kiến là những vùng đất rộng lớn mà các nhà quý tộc chiếm đoạt  được biến thành của riêng mình.

Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh địa.

- Đặc điểm trong lãnh địa :

+ Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (khép kín, tự cấp tự túc)

 + Cư dân: Lãnh chúa và nông nô (Nông nô phụ thuộc hoàn toàn lãnh chúa)

 

3/ Kể tên các cuộc phát kiến địa lý ?

  - Va-xcô đơ Ga-ma

  - Đi-a-xơ

  - Ma-gien-lan

  - Cô –lôm-bô

doc 10 trang Khải Lâm 28/12/2023 3800
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì I môn Lịch sử 7 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì I môn Lịch sử 7 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập Học kì I môn Lịch sử 7 - Năm học 2019-2020
ơ
 - Ma-gien-lan
 - Cô –lôm-bô	
4/ So sánh xã hội phong kiến ở Phương Đông và phương Tây?
Phương Đông
Phương Tây
Quá trình hình thành phát triển
- Ra đời sớm kết thúc muộn (từ thế kỷ thứ III TCN đến giữa thế kỷ XIX)
- Phát triển chậm.
-> bị chủ nghĩa tư bản xâm lược.
- Ra đời muộn kết thúc sớm (từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ XVI).
- Phát triển nhanh.
-> chủ nghĩa tư bản hình thành.
Kinh tế
- Nông nghiệp bó hẹp, đóng kín trong công xã nông thôn.
- Nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi và 1 số nghề thủ công.
- Nông nghiệp bó hẹp, đóng kín trong lãnh địa phong kiến.
- Nông nghiệp kết hợp với công thương nghiệp.
Xã hội
- Địa chủ.
- Nông dân lĩnh canh.
- Lãnh chúa phong kiến
- Nông nô.
Phương thức bóc lột
 Địa tô
Thể chế nhà nước
Quân chủ chuyên chế.
Quân chủ phân quyền.
II/ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM:
5/ Tóm tắt cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn năm 981?
a. Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuối năm 979 nhà Đinh rối loạn ® quân Tống xâm lược.
b. Diễn biến: 
- Đầu năm 981, quân Tống tiến theo 2 đường: thuỷ và bộ do Hầu Nhân Bảo chỉ huy.
- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. 
- Ông cho quân đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng để chặn quân thuỷ của địch. Nhiều trận chiến đấu diễn ra ác liệt. Cuối cùng quân thủy bị đánh lui.
-Trên bộ, quân ta chặn đánh quân Tống quyết liệt, không kết hợp được với quân thủy nên quân Tống bị tổn thất nặng nề, buộc phải rút quân về nước.
c. Kết quả, ý nghĩa:
- Cuộc kháng chiến thắng lợi.
- Ý nghĩa
+ Chiến thắng biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta.
+ Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt.
6/ Sự thành lập nhà Lý?
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi và năm 1009 thì qua đời. 
- Triều thần chán ghét nhà Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập.
- 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô ra Đại La, đổi tên thành là Thăng Long. 
- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.
- Xây dựn...ình.
- Nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
- Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.
9/ So sánh luật pháp và quân đội thời tiền Lê, Lý và Trần?
Tiền Lê
Lý
Trần
Luật pháp
- 1042, ban hành bộ luật Hình thư. 
- Nội dung:
 + Bảo vệ nhà vua và cung điện.
 + Bảo vệ của công và tài sản của nhân dân.
 + Bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
- 1230, ban hành bộ Quốc triều hình luật.
- Nội dung:
+ Giống như bộ luật thời Lý.
+ Được bổ sung thêm: Pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất
- Cơ quan pháp luật: Thẩm hình viện là cơ quan chuyên xét xử kiện cáo.
Quân đội
- Gồm 10 đạo chia thành 2 bộ phận:
+ Cấm quân.
+ Quân địa phương.
- Tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông).
- Gồm 2 bộ phận: 
 + Cấm quân.
 + Quân địa phương
- Tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.
 + Quân đội thời Lý bao gồm quân bộ và quân thuỷ.
 + Vũ khí có giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá.
=> mạnh, đủ sức đương đầu với kẻ thù
- Quân đội gồm 2 bộ phận chính:
 + Cấm quân (đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình và nhà vua) 
 + Quân ở các lộ. 
- Ngoài ra, có Hương binh ở làng xã và Quân của các vương hầu.
- Quân đội được tuyển theo chính sách "ngụ binh ư nông"; và chủ trương "quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông"; xây dựng tinh thần đoàn kết.
- Học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.
- Bố trí tướng giỏi, quân đông ở vùng hiểm yếu, nhất là biên giới phía Bắc.
* Việc xây dựng quân đội nhà Trần có gì khác và giống so với thời Lý? 
->Giống:
 + Quân đội gồm hai bộ phận.
 + Được tuyển dụng theo chính sách "ngụ binh ư nông".
- Khác: nhà Trần:
 + Cấm quân: Tuyển những người khoẻ mạnh ở quê hương nhà Trần.
 + Quân đội theo chủ trương: "Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông".
10/ Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền?
- Được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm 3 cấp:...ống chấp thuận ngay, vội rút quân về nước.
b. Kết quả: 
- Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
12/ Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt?
a. Nguyên nhân:
- Do sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt.
- Do tinh thần đoàn kết của toàn dân ta
- Do có sự chuẩn bị chu đáo: bố trí trận địa mai phục ở sông Như Nguyệt.
b. Ý nghĩa:
- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử dân tộc.
- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
- Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ. 
13/ Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn đối với nước ta? (Tại sao nói Ngô Quyền là người có công dựng nền độc lập tự chủ, còn Đinh Bộ Lĩnh là người thống nhất đất nước?)
- Ngô Quyền:
 + Người tổ chức và lãnh đạo quân dân ta làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938. Đó là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, kết thúc ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc đối với nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ của Tổ quốc.
 + Ngô Quyền xưng vương, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập đã khẳng định đất nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, do người Việt làm chủ và quyết định vận mệnh của mình.
- Đinh Bộ Lĩnh:
 + Là người có công lớn trong việc dẹp "Loạn12 sứ quân". Vì trước nguy cơ ngoại xâm mới (mưu đồ xâm lược nước ta của nhà Tống) đòi hỏi phải nhanh chóng thống nhất lực lượng để đối phó, đó cũng là nguyện vọng của nhân dân ta thời bấy giờ. Đinh Bộ Lĩnh đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó.
 + Việc đặt tên nước, chọn kinh đô và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc đã khẳng định đất nước ta là "nước Việt lớn", nhà Đinh cóý thức xây dựng nền độc lập, tự chủ. 
- Lê Hoàn:
 + Người tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 giành thắng lợi, có ý nghĩa lịch sử to lớn.
Þ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn là những vị anh hùng của dân tộc, được nhân dân kính trọng, nhiều nơi có đền thờ.
14/ Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
- Tiến công trước để giành thế c

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_lich_su_7_nam_hoc_2019_2020.doc