Đề cương ôn tập khảo sát Học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020

Phần I / Tiếng Việt

KHỞI NGỮ 

 

Câu 1: Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ ? Cho ví dụ.

TL:

- Đặc điểm của khởi ngữ: 

 + Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

 + Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với.

- Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

- Ví dụ:   - Tôi thì tôi xin chịu.

               - Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh.

Câu 2 :  Xác định khởi ngữ.

- Tôi thì tôi  xin chịu.

- Thịt này hấp thì ngon.

- Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi.

- Về học thì nó là nhất.

 

- Về thông minh thì nó là nhất.

- Nó thông minh nhưng hơi  cẩu thả.

- Nó là một học sinh thông minh.

- Người thông minh nhất lớp là nó.

BÀI TẬP LUYỆN TẬP: 

BT 1 : Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau :

a) Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.

b) Kiến thức phổ thông, không chỉ những công dân thế giới hiện đại tại cần mà cả những nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu nó được.

c) Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân theo, đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang.

                                                                         ( Băng Sơn, Trang phục)

BT 2 : Thêm những từ cần thiết để nhận diện khởi ngữ cho các khởi ngữ đã tìm ở bài tập 1.

doc 70 trang Khải Lâm 28/12/2023 4340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập khảo sát Học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập khảo sát Học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập khảo sát Học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020
i cần mà cả những nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu nó được.
c) Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân theo, đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang.
 ( Băng Sơn, Trang phục)
BT 2 : Thêm những từ cần thiết để nhận diện khởi ngữ cho các khởi ngữ đã tìm ở bài tập 1.
BT 3 : Chuyển các câu sau thành các câu có chứa thành phần khởi ngữ. 
a) Người ta sợ cái uy nghi quyền thế của quan. Người ta sợ cái uy đồng tiền của Nghị Lại.
b) Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượi.
c) Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.
BT 4 : Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu có khởi ngữ.Gạch dưới thành phần khởi ngữ trong đoạn văn đó.
* Gợi ý :
BT 1 : Thành phần khởi ngữ trong các câu đã cho như sau :
Đọc sách.
b) Kiến thức phổ thông.
c) Trang phục, Đi đám cưới, Đi dự đám tang. 
BT 2 : Có thể thêm những từ nhận diện khởi ngữ như sau :
a) Về (việc) đọc sách thì phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
b) Đối với kiến thức phổ thông thì không chỉ những công dân thế giới hiện đại tại cần mà cả những nhà học giả chuyên môm cũng không thể thiếu nó được.
c) Về trang phục thì không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân theo,. đó là văn hoá xã hội. Đối với (việc) đi đám cưới thì không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đối với (việc) đi dự đám tang thì không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang.
BT3 : Có thể chuyển như sau : 
a) Quan, người ta sợ cái uy nghi quyền thế. Nghị Lại, người ta sợ cái uy đồng tiền.
b) Thuốc, ông giáo ấy không hút, rượu, ông giáo ấy không uống.
c) Nhà tôi tôi cứ ở, việc tôi, tôi cứ làm.
THÀNH PHẦN BIỆT LẬP :
Câu 1: Thế nào là thành phần biệt lập ? Kể tên các thành phần biệt lập ? Cho ví dụ.
Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu.
1.Thành phần tình thái là thành phần được dùng để t...u gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu ngoặc chấm.
 VD: + Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm ( Nam Cao)
 + Lác đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản, mũi nhọn như lưới lê – con gái núi rừng có khác. (Trần Đăng)
Câu 3: Yêu cầu của việc liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu, đoạn văn ?
Câu văn, đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức:
- Liên kết nội dung: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề); các đoạn văn, câu văn phải được xắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết logic).
- Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối.
Câu 4: Các phép liên kết câu và đoạn văn ? Cho ví dụ ?
1. Phép lặp từ ngữ: là cách lặp lại ở câu đứng sau những từ đã có ở câu trước.
VD: Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. (Lỗ Tấn)
2. Phép tương đồng, tương phản và liên tưởng
- Câu sau được liên kết với câu trước nhờ các từ đồng nghĩa.
VD:  Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. (Sơn Tinh, Thủy Tinh)
- Câu sau liên kết với câu trước nhờ các từ trái nghĩa.
 VD: Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
 Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng (Tú Xương)
- Câu sau liên kết với câu trước nhờ những từ ngữ cùng trường liên tưởng.
 VD: Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. (Kim Lân)
3. Phép thế: là cách sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
Các yếu tố thế:
...g tổ hợp “quan hệ từ, đại từ, chỉ từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế . . . ; thế thì, vậy nên . .. 
VD: Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quan ra đánh đuổi chúng. (Ngô gia văn phái)
Câu 5: Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? Điều kiện sử dụng hàm ý ? Cho ví dụ.
+ Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
+ Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
VD: a, - Ba con, sao con không nhận ?
 - Không phải. - Đang nằm mà nó cũng phải giãy lên.
 - Sao con biết là không phải ?[...]
 - Ba không giống cái hình ba chụp với má. (Nguyễn Quang Sáng)
 b, An: - Chiều mai cậu đi đá bóng với tớ đi .
Bình: - Chiều mai tớ đi học toán rồi. (Hàm ý: Tớ không đi đá bóng được)
An: - Thế à, buồn nhỉ.
 + Điều kiện sử dụng hàm ý: + Người nói (người viết) có ý đưa hàm ý vào câu nói.
 + Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
* 15 câu hỏi ôn tập T .Việt HK II : 
1.Xác định thành phần biệt lập và gọi tên các thành phần đó trong các câu sau :
a.Chao ôi, có biết đâu rằng : hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.
( Tô Hoài )
b.Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão.
(Nam Cao)
2.Thế nào là khởi ngữ ? Cho ví dụ ?
3. Hãy kể tên các thành phần biệt lập đã học ?
4. “Khi cuộc chinh chiến đã xong xuôi, chúng lại mỗi con một nơi và quay về với sự lặng lẽ, cô đơn của chúng. Tóm lại, bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng, cái gì cũng làm ta khó chịu.”
Hãy cho biết hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào ? Chỉ ra từ ngữ liên kết hai đoạn văn ấy ?
5. Nêu đều kiện để sử dụng hàm ý ?
6. Xác định hàm ý của câu in đậm sau :
Người nhà một bệnh nhân nặng hỏi bác sĩ :
Tình trạng sức khoẻ của nhà tôi như thế nào, thưa 

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_khao_sat_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_9_nam_hoc_201.doc