Đề cương ôn tập môn Địa lí Lớp 12

Chuyên đề 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
PHẦN A. LÝ THUYẾT
1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội
a) Bối cảnh
- Đất nước thống nhất, cả nước tập trung hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây
dựng, phát triển đất nước.
- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu.
- Tình hình trong nước và quốc tế diễn biến phức tạp.
- Nền kinh tế sau chiến tranh lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.
b) Diễn biến
- Manh nha từ năm 1979.
- Ba xu thế đổi mới từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986:
+ Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
c) Thành tựu
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Lạm phát đẩy lùi và
kiềm chế ở mức một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét
- Đời sống nhân dân được cải thiện, tỉ lệ nghèo của cả nước ngày càng giảm.
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực
a) Bối cảnh
- Tác động của xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới
b) Thành tựu
- Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI, FPI).
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi
trường...
- Ngoại thương phát triển ở tầm cao mới.
3. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.
- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường.
- Đẩy mạnh CNH - HĐH gắn với nền kinh tế tri thức.
- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường. Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo
dục.
pdf 36 trang letan 17/04/2023 5440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Địa lí Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Địa lí Lớp 12

Đề cương ôn tập môn Địa lí Lớp 12
lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét
- Đời sống nhân dân được cải thiện, tỉ lệ nghèo của cả nước ngày càng giảm.
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực
a) Bối cảnh
- Tác động của xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới
b) Thành tựu
- Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI, FPI).
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi
trường...
- Ngoại thương phát triển ở tầm cao mới.
3. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.
- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường.
- Đẩy mạnh CNH - HĐH gắn với nền kinh tế tri thức.
- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường. Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo
dục.
PHẦN B. KĨ NĂNG
- Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong
lĩnh hội tri thức mới
- Biết liên hệ SGK với các vấn đề thực tiễn cuộc sống khi tìm hiểu các thành tựu của
công cuộc Đổi mới và hội nhập
- Phân tích biểu đồ và các bảng số liệu về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng
GDP của cả nước và của từng thành phần kinh tế, tỉ lệ hộ nghèo của cả nước.
- 2
-
PHẦN C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1. Công cuộc Đổi mới ở nước ta được thực hiện đầu tiên trong lĩnh vực :
A. Chính trị. B. Công nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Dịch
vụ.
Câu 2. Công cuộc Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ :
A. Sau khi đất nước thống nhất 30 - 4 - 1975.
B. Sau chỉ thị 100 CT-TW ngày 13 - 1 - 1981.
C. Sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI tháng 4 - 1998.
D. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986.
Câu 3. Việt Nam gia nhập ASEAN vào.và là thành viên thứ của tổ chức này.
A. Tháng 7 - 1995 và 7. B. Tháng 4 - 1995 và 6.
C. Tháng 7 - 1998 và 5. D. Tháng 7 - 1998 và 7.
Câu 4. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng khủng hoảng kinh tế của nước ta sau năm 1975
là :
A. Nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
B. Tỉ lệ tăng trưởng GDP rấ... quan hệ với Hoa Kì.
B. Gia nhập ASEAN và kí thương ước với Hoa Kì.
C. Gia nhập ASEAN và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì.
D. Gia nhập APEC và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì.
Câu 9. Đây là cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1975 - 1980.
A. Khu vực I : 21,8%, khu vực II : 40%, khu vực III : 38,2%.
B. Khu vực I : 43,8%, khu vực II : 21,9%, khu vực III : 34,3%.
C. Khu vực I : 27,2%, khu vực II : 28,8%, khu vực III : 44%.
D. Khu vực I : 23%, khu vực II : 38,5%, khu vực III : 38,5%.
- 3
-
Câu 10. Sự thành công của công cuộc Đổi mới ở nước ta được thể hiện rõ nhất ở :
A. Việc mở rộng các ngành nghề; tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người
lao động.
B. Số hộ đói nghèo giảm nhanh ; trình độ dân trí được nâng cao.
C. Tăng khả năng tích lũy nội bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân
được cải thiện.
D. Hình thành được các trung tâm công nghiệp lớn và các vùng chuyên canh sản xuất
hàng hóa.
Câu 11. Sự mất cân đối lớn trong nền kinh tế nước ta trước công cuộc Đổi mới làm :
A. Đời sống của nhân dân bị đảo lộn.
B. Sản xuất không đáp ứng đủ cho tiêu dùng, không có tích lũy, nhập siêu lớn.
C. Khủng hoảng nền kinh tế - xã hội kéo dài.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 12. Thành tựu nổi bật mà nước ta đạt được trong việc hội nhập vào nền kinh tế
của khu vực và quốc tế là :
A. Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các hoạt động du lịch, dịch vụ phát triển
mạnh.
B. Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh, hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật được
tăng cường.
C. Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, các nguồn lực ở trong nước được khai
thác tốt hơn.
D. Trao đổi thông tin, văn hóa chuyển giao công nghệ.
Câu 13. Những thách thức lớn của nước ta khi hội nhập vào nền kinh tế khu vực và
thế giới?
A. Khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường mới, nhất là thị trường các nước tư bản.
B. Cạnh tranh về kinh tế, thương mại, tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn
và công nghệ.
C. Chất lượng sản phẩm thấp, khó cạn...ịch vụ.
C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và
dịch vụ.
D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực dịch vụ sang công nghiệp.
- 4
-
Câu 17. Khoán 10 là :
A. Chính sách khoán sản phẩm theo khâu đến nhóm và người lao động trong hợp tác
xã nông nghiệp.
B. Chính sách khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên trong hợp tác xã nông nghiệp.
C. Chính sách Đổi mới đầu tiên của nước ta được thực hiện trong lĩnh vực nông
nghiệp.
D. Chính sách khoán trong nông nghiệp được Bộ Chính trị đưa ra vào tháng 1 - 1981.
Câu 18. Thử thách lớn nhất về mặt xã hội trong công cuộc Đổi mới nền kinh tế - xã
hội của nước ta là :
A. Phân hóa giàu - nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm và những vấn đề xã hội khác trở
nên gay gắt.
B. Sự phân hóa giàu - nghèo giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng
tăng lên.
C. Ảnh hưởng của văn hóa lai căng, đồi trụy từ nước ngoài.
D. Thiếu vốn – công nghệ tiên tiến và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn kĩ thuật
cao.
Câu 19. Khoán 100 theo “Chỉ thị 100-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày
13 - 1 - 1981” được hiểu là :
A. Chính sách khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên.
B. Chính sách khoán sản phẩm theo từng khâu đến nhóm người lao động trong nông
nghiệp.
C. Câu A đúng.
D. Cả 2 câu A và B đều đúng.
Câu 20. Khoán 10 theo “Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI) tháng 4 - 1988”
được hiểu là:
A. Chính sách khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên.
B. Chính sách khoán sản phẩm theo từng khâu đến nhóm người lao động trong nông
nghiệp.
C. Chính sách khoán gọn theo đơn giá đến hợp tác xã nông nghiệp.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 21. Để sử dụng tốt nguồn nước sông Mê Công, Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ
với các nước :
A. Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia.
B. Thái Lan, Lào, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Trung Quốc.
C. Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Ma-lai-xi-a.
D. Ma-lai-xi-a, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia, Trung Quốc.
Câu 22: Khó khăn lớn nhất của nước ta trước thời 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_mon_dia_li_lop_12.pdf