Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Gia Lai - Mã đề 132

Câu 1: Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta không phải là đã hình thành nên 
A. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. B. vùng chuyên canh. 
C. khu công nghiệp tập trung. D. vùng động lực phát triển kinh tế. 
Câu 2: Vùng đồi trước núi ở Bắc Trung Bộ có các thế mạnh nào sau đây? 
A. Chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp lâu năm. 
B. Chăn nuôi đại gia súc, trồng cây lương thực, thực phẩm. 
C. Trồng cây công nghiệp hàng năm, chăn nuôi đại gia súc. 
D. Trồng cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm. 
Câu 3: Hoạt động kinh tế biển nào sau đây ở Đông Nam Bộ thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế 
của vùng? 
A. Khai thác sinh vật. B. Du lịch biển - đảo. 
C. Khai thác khoáng sản. D. Giao thông vận tải. 
Câu 4: Đặc điểm đô thị hóa của nước ta là 
A. phân bố đô thị đều giữa các vùng. B. trình độ đô thị hóa thấp. 
C. tỉ lệ dân thành thị giảm. D. quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. 
Câu 5: Đàn lợn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chủ yếu là nhờ 
A. sự phong phú của phụ phẩm ngành thủy sản. B. sự phong phú của thức ăn trong tự nhiên. 
C. sự phong phú của nguồn lúa gạo. D. sự phong phú của hoa màu lương thực. 
Câu 6: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên 
là 
A. diện tích rừng bị suy giảm. B. tình trạng xói mòn đất. 
C. hệ thống sông, hồ ít. D. thiếu nước mùa khô. 
Câu 7: Yếu tố nào sau đây quan trọng nhất làm cho Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi trồng 
thủy sản lớn nhất cả nước? 
A. Trữ lượng thủy sản lớn. B. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt. 
C. Lao động có trình độ cao. D. Diện tích mặt nước rộng lớn.
pdf 4 trang letan 15/04/2023 2340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Gia Lai - Mã đề 132", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Gia Lai - Mã đề 132

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Gia Lai - Mã đề 132
ự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế 
của vùng? 
A. Khai thác sinh vật. B. Du lịch biển - đảo. 
C. Khai thác khoáng sản. D. Giao thông vận tải. 
Câu 4: Đặc điểm đô thị hóa của nước ta là 
A. phân bố đô thị đều giữa các vùng. B. trình độ đô thị hóa thấp. 
C. tỉ lệ dân thành thị giảm. D. quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. 
Câu 5: Đàn lợn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chủ yếu là nhờ 
A. sự phong phú của phụ phẩm ngành thủy sản. B. sự phong phú của thức ăn trong tự nhiên. 
C. sự phong phú của nguồn lúa gạo. D. sự phong phú của hoa màu lương thực. 
Câu 6: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên 
là 
A. diện tích rừng bị suy giảm. B. tình trạng xói mòn đất. 
C. hệ thống sông, hồ ít. D. thiếu nước mùa khô. 
Câu 7: Yếu tố nào sau đây quan trọng nhất làm cho Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi trồng 
thủy sản lớn nhất cả nước? 
A. Trữ lượng thủy sản lớn. B. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt. 
C. Lao động có trình độ cao. D. Diện tích mặt nước rộng lớn. 
Câu 8: Cho biểu đồ: 
 Trang 2/4 - Mã đề thi 132 
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu 
theo nhóm hàng ở nước ta, năm 2000 và 2014? 
A. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm. 
B. Tỉ trọng hàng nông - lâm - thuỷ sản luôn nhỏ nhất. 
C. Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng. 
D. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản luôn lớn nhất. 
Câu 9: Công nghiệp chế biến chè phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên chủ 
yếu do 
A. thị trường tiêu thụ rộng lớn. B. nguồn nguyên liệu phong phú. 
C. lực lượng lao động dồi dào. D. người dân có kinh nghiệm trồng chè. 
Câu 10: Yếu tố nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta 
có cơ cấu ngành đa dạng? 
A. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn. 
B. Nhiều thành phần kinh tế cùng sản xuất và nguyên liệu phong phú....ng bằng sông Cửu Long. 
D. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng. 
Câu 14: Vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta là 
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng. 
Câu 15: Cho bảng số liệu: 
DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2014 
 (Đơn vị: nghìn ha) 
Năm Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa 
2005 2 942,1 2 349,3 2 037,8 
2010 3 085,9 2 436,0 1 967,5 
2014 3 116,5 2 734,1 1 965,6 
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) 
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích lúa theo mùa vụ ở 
nước ta qua các năm? 
A. Lúa đông xuân tăng nhanh hơn lúa hè thu. B. Lúa đông xuân tăng, lúa mùa giảm. 
C. Lúa hè thu tăng nhiều hơn lúa đông xuân. D. Lúa đông xuân tăng, lúa hè thu tăng. 
 Trang 3/4 - Mã đề thi 132 
Câu 16: Nguyên nhân nào sau đây được xem là chủ yếu nhất làm cho kim ngạch xuất khẩu nước ta liên 
tục tăng lên? 
A. Nâng cao năng suất lao động. B. Tăng cường sản xuất hàng hóa. 
C. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường. D. Tổ chức sản xuất hợp lí. 
Câu 17: Các tỉnh ven biển miền Nam có sản lượng đánh bắt hải sản cao hơn các tỉnh ven biển miền Bắc 
là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? 
A. Trang bị tàu thuyền công suất lớn hơn. 
B. Ngư dân giàu kinh nghiệm đánh bắt xa bờ hơn. 
C. Ngành công nghiệp chế biến phát triển hơn. 
D. Có nhiều ngư trường lớn, vùng biển ít thiên tai hơn. 
Câu 18: Than nâu phân bố nhiều nhất ở 
A. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. 
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ. 
Câu 19: Công nghiệp của Bắc Trung Bộ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng chủ yếu là 
do 
A. hậu quả của chiến tranh. B. thiên tai thường xuyên xảy ra. 
C. thiếu tài nguyên thiên nhiên. D. hạn chế về điều kiện kĩ thuật, vốn. 
Câu 20: Cho biểu đồ: 
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? 
A. Quy mô và cơ cấu lao động phân theo nhóm tuổi của nước ta qua các năm. 
B....: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với công 
nghiệp nước ta? 
A. Công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm, công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng. 
B. Các trung tâm công nghiệp phân bố rải đều trên lãnh thổ. 
C. Giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta qua các năm tăng liên tục. 
D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lệ cao nhất. 
Câu 26: Nhận định nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng? 
A. Số dân đông, mật độ cao nhất cả nước. 
B. Có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán. 
C. Có đầy đủ khoáng sản cho sự phát triển công nghiệp. 
D. Tài nguyên đất, nước trên mặt xuống cấp. 
Câu 27: Biện pháp chủ yếu nhất góp phần làm giảm thiểu rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở 
nước ta là 
A. đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp. B. phát triển nền nông nghiệp cổ truyền. 
C. đầu tư thâm canh, luân canh, tăng vụ. D. tăng cường chuyên môn hóa sản xuất. 
Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng với sự phát triển công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ hiện 
nay? 
A. Tài nguyên nhiên liệu, năng lượng dồi dào. B. Cơ sở năng lượng đã đáp ứng đủ nhu cầu. 
C. Hình thành chuỗi các trung tâm ở ven biển. D. Chủ yếu phát triển các ngành công nghệ cao. 
Câu 29: Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu là do tác động 
của 
A. nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường. B. quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
C. quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. D. sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng. 
Câu 30: Việc phát triển thuỷ điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng Trung du và miền núi 
Bắc Bộ, nhất là lĩnh vực 
A. khai thác và chế biến thuỷ hải sản. B. khai thác và chế biến khoáng sản. 
C. khai thác và chế biến lâm sản. D. chế biến lương thực và cây công nghiệp. 
----------- HẾT ---------- 
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành. 

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_dia_li_lop_12_nam_hoc_2.pdf