Đề thi chọn HS năng khiếu Lớp 8 môn Địa lí - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8,0 điểm)

Câu 1. Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc nên:

A. Khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

B. Khí hậu có sự phân hoá theo chiều Bắc - Nam.

C. Nền nhiệt độ cao, chan hoà ánh nắng.

D. Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.

Câu 2. Ý nghĩa tự nhiên quan trọng nhất của vị trí địa lí nước ta là:

A. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú.

B. Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta.

C. Tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên.

D. Nước ta chịu tác động của nhiều thiên tai.

Câu 3. Cấu trúc địa hình hướng tây bắc - đông nam nước ta thể hiện rõ rệt từ:

A. Dãy Bạch Mã trở vào Nam.                     

B. Dãy Bạch Mã trở ra Bắc. 

C. Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.                    

D. Hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

Câu 4. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm vị trí địa lí của nước ta?

A. Nằm trong vùng chí tuyến.                      

B. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển.  

C. Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa.      

D. Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á.

Câu 5. Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu kết hợp xây dựng các loại hình giao thông:

A. Đường biển và đường sắt.                        B. Đường bộ và đường biển.

C. Đường sắt và đường hàng không.            D. Đường biển và đường hàng không.

doc 8 trang Khải Lâm 28/12/2023 2300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HS năng khiếu Lớp 8 môn Địa lí - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn HS năng khiếu Lớp 8 môn Địa lí - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

Đề thi chọn HS năng khiếu Lớp 8 môn Địa lí - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
.
Câu 4. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm vị trí địa lí của nước ta?
A. Nằm trong vùng chí tuyến. 	
B. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển. 	
C. Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa.	
D. Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á.
Câu 5. Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu kết hợp xây dựng các loại hình giao thông:
A. Đường biển và đường sắt. 	B. Đường bộ và đường biển.
C. Đường sắt và đường hàng không.	D. Đường biển và đường hàng không.
Câu 6. Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TẠI TRẠM HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH
(Đơn vị: 0C)
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Hà Nội
16,4
17,0
20,2
23,7
27,3
28,8
28,9
28,2
27,2
24,6
21,4
18,2
TP. Hồ Chí Minh
25,8
26,7
27,9
28,9
28,3
27,5
27,1
27,1
26,8
26,7
26,4
25,7
Căn cứ vào bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội và TH. Hồ Chí Minh:
A. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh.
B. Nền nhiệt độ của TP. Hồ Chí Minh cao hơn và ổn định hơn Hà Nội.
C. TP. Hồ Chí Minh không có mùa đông lạnh.
D. Hà Nội có 5 tháng mùa hạ nhiệt độ cao hơn TP. Hồ chí Minh.
Câu 7. Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía:
A. Phía nam Trung quốc và Đông Bắc Đài Loan. 
B. Phía đông Phi-lip-pin và phía tây của Việt Nam. 
C. Phía đông Việt Nam và phía tây Phi-lip-pin.
D. Phía bắc Xin-ga-po và phía nam Ma-lai-xi-a.
Câu 8. Vùng đất Việt Nam gồm:
A. Toàn bộ phần đất liền.
B. Toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo lớn.
C. Toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.
D. Toàn bộ phần đất liền và các hải đảo có dân cư sinh sống.
Câu 9. Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở:
A. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ.
B. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên.
C. Rìa Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên.
D. Rìa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho b...ng.
Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không nói về Biển Đông?
A. Biển rộng, tương đối kín.
B. Trải rộng từ xích đạo đến chí tuyến.
C. Biển lớn thứ hai trên thế giới.
D. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 15. Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, phần lãnh thổ phía Nam nước ta chịu ảnh hưởng chủ yếu của loại gió nào?
A. Gió mùa Đông Bắc. 	B. Tín phong Đông Bắc.
C. Gió mùa Tây Nam. 	D. Gió phơn Tây Nam.
Câu 16. Gió mùa mùa đông ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của nước ta:
A. Nhiệt độ của nước ta giảm dần từ Bắc vào Nam.
B. Biên độ nhiệt của nước ta giảm dần từ Bắc vào Nam.
C. Nền nhiệt độ nước ta trong mùa đông ít có sự biến động. 
D. Nền nhiệt độ của nước ta bị hạ thấp trong mùa đông.
Câu 17. Không phải là ảnh hưởng của địa hình đối với sông ngòi:
A. Sông chảy theo hai hướng chính: tây bắc - đông nam và vòng cung.
B. Sông ngòi có hàm lượng phù sa lớn.
C. Sông ngòi có lưu lượng nước lớn.
D. Phân hoá mạng lưới sông, chế độ nước sông giữa các khu vực.
Câu 18. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của miền khí hậu phía Bắc nước ta?
A. Toàn bộ miền có mùa đông lạnh kéo dài 3 tháng.
B. Đầu mùa đông lạnh, khô; cuối mùa đông lạnh, ẩm.
C. Có sự thất thường trong chế độ nhiệt.
D. Càng về phía nam của miền càng bớt lạnh.
Câu 19. Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
A. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
B. Sông có lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.
C. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông.
D. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.
Câu 20. Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta là:
A. Làm giảm tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trên cả nước về mùa đông.
B. Làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ vùng ven biển. 
C. Tạo ra khí hậu ôn đới hải dương.
D. Mang lại cho nước ta lượng mưa lớn.
II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm)
Câu 1 (3,5 điểm)
a) Vùng biển nước ta gồm những bộ phận nào? Vì sao vấn đề bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn phải đ...Sông ngòi nước ta có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp?
..........Hết..........
Họ và tên thí sinh:.................................................................SBD:..........................
Thí sinh được phép sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm./.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 THCS
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: ĐỊA LÍ
 (Hướng dẫn chấm có 03 trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8,0 điểm)
CÂU
ĐÁP ÁN
CÂU
ĐÁP ÁN
1
C
11
C
2
B
12
D
3
D
13
C
4
B, C
14
B, C
5
D
15
B
6
A, D
16
A, C
7
C
17
C
8
C
18
A
9
D
19
B
10
A
20
D
Ghi chú: mỗi đáp án đúng được 0,4 điểm; với câu hỏi nhiều lựa chọn nếu thí sinh chỉ chọn 1 đáp án đúng thì không cho điểm.
II. PHẦN TỰ LUẬN (12 điểm)
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1 (3,5 đ)
a) Vùng biển nước ta gồm những bộ phận nào? Vì sao vấn đề bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn phải đề cao?
- Vùng biển nước ta gồm: 
Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
0,5
- Vấn đề bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ luôn phải đề cao vì:
+ Đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ của nước ta; giữ gìn thành quả trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc của ông cha ta.
0,5
+ Đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
0,25
b) Trình bày đặc điểm khí hậu và hải văn của vùng biển Việt Nam.
- Chế độ gió: 
+ Trên Biển Đông có hai mùa gió: gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4; gió hướng Tây Nam (riêng vịnh
02,5
 Bắc Bộ là hướng Nam) chiếm ưu thế từ tháng 5 đến tháng 9.
+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền.
0,25
- Chế độ nhiệt: 
+ Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt cao (trên 230C).
+ Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. 
0,25
0,25
- Chế độ mưa: 
Lượng mưa trên biển ít hơn trên đất liền, đạt từ 11

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hs_nang_khieu_lop_8_mon_dia_li_nam_hoc_2016_2017.doc