Đề thi HSG Lớp 8 cấp huyện môn Lịch sử - Năm hoc 2018-2019 (Kèm đáp án)

II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Vai trò của quần chúng nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) được thể hiện ở những sự kiện nào? 

Câu 2. (2,0 điểm) Nêu nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945). So với Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) có điểm gì giống và khác nhau về nguyên nhân bùng nổ?

Câu 3. (4,0 điểm) Bằng sự hiểu biết về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 - 1884, em hãy chứng minh trong quá trình xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ, quyết liệt của nhân dân ta.

Câu 4. (4,0 điểm) So sánh phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.

doc 4 trang Khải Lâm 28/12/2023 5500
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi HSG Lớp 8 cấp huyện môn Lịch sử - Năm hoc 2018-2019 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi HSG Lớp 8 cấp huyện môn Lịch sử - Năm hoc 2018-2019 (Kèm đáp án)

Đề thi HSG Lớp 8 cấp huyện môn Lịch sử - Năm hoc 2018-2019 (Kèm đáp án)
hân và nông dân.
Câu 3. Cuộc cách mạng ngày 18/3/1871 của nhân dân Pa-ri có điểm gì khác biệt so với cuộc Cách mạng tháng Hai ở Nga (1917)?
	A. Mang tính chất của một cuộc cách mạng vô sản.
	B. Có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân.
	C. Cách mạng giành thắng lợi, chính phủ tư sản bị lật đổ.
	D. Mang tính chất của một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911)?
	A. Không chống các nước đế quốc xâm lược.
	B. Không thủ tiêu triệt để giai cấp phong kiến.
	C. Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
	D. Không đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Câu 5. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho cục diện hai chính quyền song song không thể tồn tại lâu dài ở Nga năm 1917?
	A. Hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập nhau về quyền lợi.
	B. Các nước đế quốc bao vây, cô lập và tổ chức tấn công vũ trang vào Nga.
	C. Sự tồn tại của hai chính quyền khiến Nga không thể phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
	D. Sự tồn tại của hai chính quyền không đưa nước Nga thoát khỏi chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Câu 6. Điểm mới cơ bản của phong trào cách mạng ở Châu Á trong những năm 20 của thế kỉ XX?
A. Chính đảng tư sản lãnh đạo cách mạng ở các nước.
B. Đảng cộng sản ra đời và hoạt động ở nhiều  nước.
C. Phương pháp đấu tranh cách mạng ở các nước thay đổi.
D. Khẩu hiệu đoàn kết vô sản quốc tế được thực hiện.
Câu 7. Chọn đáp án đúng theo thứ tự để điền vào các chỗ trống:
	Cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) diễn ra dưới hình thức ........; Cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản có tính chất là ...; Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga có tính chất là .....; Cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có tính chất là.............
	A. chiến tranh giải phóng dân tộc; cách mạng tư sản triệt để; cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ; cách mạng vô sản.
	B. nội chiến giữa giai cấp tư sản với chế độ phong kiến; cách mạng tư sản không triệt ...h mạng Tân Hợi. B. Phong trào Ngũ Tứ.
C. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. D. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập.
Câu 10. Cho các sự kiện sau:
Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh.
Đức tấn công lãnh thổ Liên Xô.
Nhật Bản kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh không điều kiện.
Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập.
Phát xít Đức tấn công Ba Lan.
	Sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian diễn ra từ trước đến sau:
	A. 5, 4, 3, 2, 1. 	B. 5, 2, 4, 3, 1. 
	C. 5, 4, 2, 1, 3. 	D. 5, 2, 4, 1, 3. 
Câu 11. Trong quá trình chống Pháp xâm lược (1858 - 1884), quyết định sai lầm nào của triều đình nhà Nguyễn khiến nhân dân bất mãn “Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”?
	A. Triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
	B. Triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất (1874).
	C. Ngăn cản nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh Pháp.
	D. Nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
Câu 12. Sau năm 1884, tính chất xã hội Việt Nam thay đổi như thế nào?
A. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội nửa thuộc địa phong kiến.
B. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
C. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội tư bản chủ nghĩa .
D. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội nửa phong kiến, nửa thuộc địa.
Câu 13. Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884) ?
	A. Triều đình Huế chia làm hai phái chủ hòa và chủ chiến. 
	B. Phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi, quyết liệt trong cả nước.
	C. Phái chủ chiến đã chuẩn bị tốt lực lượng để tổ chức phản công Pháp.
	D. Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam về mặt quân sự.
Câu 14. Thực dân Pháp đã lấy cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)?
	A. Nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước Giáp Tuất.
	B. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”.
	C. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa nông dân.
	D. Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao thiệp với nhà Thanh ở Trung Quốc.
Câu 15. Phái chủ ...nhất trong quá trình hoạt động của Phan Bội Châu là:
	A. chưa thấy được sức mạnh bên trong của dân tộc.
	B. tìm đến Nhật Bản chưa đúng thời điểm.
	C. sử dụng bạo động khi chưa có cơ sở cách mạng trong nước.
	D. ý đồ cầu viện Nhật Bản là sai lầm, nguy hiểm.
Câu 19. Giữa thế kỷ XIX, tính chất xã hội của Việt Nam là:
A. quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền.
B. một nước thuộc địa nửa phong kiến.
C. một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
D. thuộc địa của Tây Ban Nha.
Câu 20. Nguyễn Ái Quốc có thái độ như thế nào đối với các nhà yêu nước Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh?
A. Khâm phục tinh thần yêu nước của họ.
B. Không tán thành con đường cứu nước của họ.
C. Khâm phục tinh thần yêu nước của họ và tán thành con đường cứu nước của họ.
D. Khâm phục tinh thần yêu nước của họ nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ.
II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Vai trò của quần chúng nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) được thể hiện ở những sự kiện nào? 
Câu 2. (2,0 điểm) Nêu nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945). So với Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) có điểm gì giống và khác nhau về nguyên nhân bùng nổ?
Câu 3. (4,0 điểm) Bằng sự hiểu biết về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 - 1884, em hãy chứng minh trong quá trình xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ, quyết liệt của nhân dân ta.
Câu 4. (4,0 điểm) So sánh phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
HẾT
Họ và tên thí sinh: . Số báo danh: ..
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

File đính kèm:

  • docde_thi_hsg_lop_8_cap_huyen_mon_lich_su_nam_hoc_2018_2019_kem.doc
  • docĐÁP ÁN SỬ CHÍNH THỨC.doc