Giáo án GDCD 7 - Học kì I

A.Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
    - Hiểu thế nào là sống giản dị? Tại sao cần phải sống giản dị.
    - Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị.
    - Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những gương giản dị trong cuộc sống.
    - Hình thành thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa hình thức.
B.Tài liệu và phương tiện:
- SGK, SGV, TL tham khảo.
- ST những tấm gương sống giản dị.
C.Các HĐ dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức:
2-Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của HS.
3-Bài mới: GT bài: Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta là một tấm gương tiêu biểu về lối sống giản dị. Đó là phẩm chất vô cùng quí giá của con người. Để hiểu được giản dị là gì và nó được biểu hiện như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
doc 34 trang Khải Lâm 02/01/2024 1340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án GDCD 7 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án GDCD 7 - Học kì I

Giáo án GDCD 7 - Học kì I
ình cảm của ND ta?
- Em hiểu thế nào là sống giản dị?
- Nêu những biểu hiện của lối sống giản dị?
- GV yêu cầu HS lấy một số VD để so sánh sự khác nhau giữa giản dị với hành vi khác.
- Liên hệ bản thân và những người xung quanh về giản dị và không giản dị.
- Vì sao chúng ta phải biết sống giản dị?
- GV kết luận.
- Giáo viên nêu yêu cầu.
- HS làm bài tập, cách trả lời.
- Học sinh tự liên hệ.
I-Đặt vấn đề: Tìm hiểu truyện đọc:
Gương sáng về sự giản dị của Bác.
 + Trang phục: Quần áo ka ki-mũ vải bạc, đi dép cao su bình dị.
 + Tác phong: Nụ cười đôn hậu, cử chỉ thân mật.
 + Giọng nói: ấm áp , gần gũi.
->Xoá tan những xa cách giữa một vị Chủ tịch nước với nhân dân, tình cảm như vị “Cha già” kính yêu.
II. Nội dung bài học:
1. Thế nào là sống giản dị?
- Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân , gia đình và XH. 
2. Những biểu hiện của lối sống giản dị:
- Không xa hoa, lãng phí trong sinh hoạt.
- Ăn mặc không cầu kỳ, kiểu cách, đua đòi.
- Lời nói, cử chỉ khiêm tốn, đúng mực.
- Thái độ chân thành, cởi mở.
- Không chạy theo những nhu cầu vật chất tầm thường và hình thức bề ngoài.
2. Phân biệt giản dị với hành vi khác:
-Trái với giản dị là lối sống xa hoa, lãng phí, phô trương, học đòi.
- Giản dị không có nghĩa là cẩu thả, tuỳ tiện, qua loa, đại khái.
- Nói năng trống không, cộc lốc; tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng.
- Ăn mặc diêm dúa lạc lõng; cầu kỳtrong cử chỉ sinh hoạt, giao tiếp.
3. Giản dị là một phẩm chất cần có ở mỗi con người:
- Sống giản dị hoà đồng với mọi người, phù hợp với hoàn cảnh xung quanh sẽ được mọi người tin yêu, quí mến; thông cảm và giúp đỡ khi gặp khó khăn.
*KL: Trong CS, sự giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Giản dị là sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp bên ngoài với cái đẹp bên trong. Giản dị không chỉ biểu hiện ở lời nói, cách ăn mặc và việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ, hành động của mỗi con người trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định.
III. Luyện tập:
A, HS trả lời.
B, HS tự xác...
* Giới thiệu bài: Trong những phẩm chất tốt đẹp của con người, trung thực là một đức tính giúp chúng ta nâng cao được phẩm giá làm người; góp phần lành mạnh hoá các quan hệ XH, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về điều đó.
- Học sinh đọc truyện, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Mi-ken-lăng-giơ có thái độ như thế nào với Bra-man-tơ?
- Vì sao ông lại xử sự như vậy?
- Vậy em hiểu thế nào là tính trung thực?
- Nêu những hành vi biểu hiện tính trung thực?
- GV gợi ý, HS tự liên hệ, tìm VD chứng minh.
- GV kết luận.
- Trung thực có ý nghĩa như thế nào?
- HS tự xác định và liên hệ để làm bài tập.
- GV nhận xét bổ sung.
I. Đặt vấn đề:Tìm hiểu truyện đọc:
- Rất oán hận vì Bra-man-tơ luôn chơi xấu và làm hại đến sự nghiệp của mình.
- Nhưng Mi-ken-lăng-giơ vẫn đánh giá rất cao tài năng của Bra-man-tơ:“ Với tư cách là nhà kiến trúc, Bra-man -tơ thực sự vĩ đại. Không một ai thời cổ có thể sánh bằng”.
-> Chứng tỏ Mi-ken-lăng-giơ là người rất công minh chính trực, trọng chân lí.
II. Nội dung bài học:
1. Thế nào là trung thực? (khái niệm)
- Là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý lẽ phải sống ngay, thẳng, thật thà, nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.
2. Những biểu hiện của tính trung thực:
- Trong học tập và sinh hoạt: Ngay thẳng, không gian dối (Không quay cóp, không chép bài bạn, không cho bạn chép bài)
- Trong quan hệ với mọi người: Không nói xấu hay tranh công, đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi...
- Trong hành động: Bênh vực bảo vệ chân lý lẽ phải; biết đấu tranh phản đối hay phê phán những việc làm sai trái.
*KL: Trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong CS: qua thái độ, hành động, lời nói; không chỉ trung tực với mọi người mà cần phải trung thực với chính bản thân mình.
 Danh ngôn có câu: “Phải thành thật với chính mình, có thế mới không dối trá với người khác”.
- HS cần học tập các tấm gương trung thực để rèn luyện và phấn đấu trở thành người trung thực.
3. ý nghĩa:
- Trun...ôn nói về tính tự trọng.
C.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
	1.Tổ chức:
	2.Kiểm tra: Thế nào là trung thực? Trung thực có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
	3.Bài mới: 
*Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, để đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp giữa con người, chúng ta luôn phải biết tôn trọng lẫn nhau. Tôn trọng người khác cũng có nghĩa là tôn trọng chính mình. Vậy thế nào là tự trọng? Vì sao mỗi con người phải có lòng tự trọng? Bài học này giúp chúng ta hiểu điều đó.
- Gọi học sinh đọc truyện.
- Rô-be là người như thế nào?
- Vì sao Rô-be lại nhờ em mình đến trả lại tiền cho người mua diêm? 
- Vì sao Rô-be làm như vậy?
- Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
- Em hiểu thế nào là tự trọng?
- Nêu biểu hiện của tự trọng?
- Những hành vi thiếu tự trọng?
- Vì sao mỗi người phải có lòng tự trọng?
- Học sinh cần làm gì để RL tính tự trọng?
- Học sinh tự liện hệ và làm bài tập.
- Giáo viên gợi ý, bổ sung.
- HS sưu tầm và trình bày trước lớp.
- GV nhận xét bổ sung.
I. Đặt vấn đề:Tìm hiểu truyện đọc:
- Là một em bé nghèo khổ, đi bán diêm.
- Rô-be bị tai nạn trong khi đi đổi tiền lẻ, không thể tự đi được. Rô-be nhờ em đến tận nhà trả lại tiền thừa cho người mua diêm.
- Vì Rôbe muốn giữ đúng lời hứa, không muốn người khác hiểu sai và coi thường mình.
- Điều đó thể hiện Rô-be là người có ý thức trách nhiệm cao, thực hiện lời hứa bằng bất cứ giá nào,biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác
=> Có tâm hồn cao thượng, biếttự trọng.
II. Nội dung bài học:
1. Thế nào là tự trọng:
- Tự trọng là biết coi trọng, giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực XH. 
2. Những biểu hiện của lòng tự trọng:
- Lòng tự trọng được biểu hiện ở sự trung thực, cách cư xử đàng hoàng, đúng mức; biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách.
- Lòng tự trọng được biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, từ cách ăn mặc, cách cư xử đến cách tổ chức CS cá nhân.
*Những biểu hiện trái với tự trọng: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_gdcd_7_hoc_ki_i.doc