Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 1 đến Bài 6 - Năm học 2019- 2020

Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh nhận biết được:

       - Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.

- Mục đích học tập Lịch sử (để biết gốc tích tổ tiên, quê hương, đất nước, để hiểu hiện tại).

- Phương pháp học tập (cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu.

2. Thái độ 

- Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

3. Kỹ năng 

- Phương pháp học tập.(cách học, cách tìm hiểu lịch sử).

        4. Định hướng phát triển năng lực

        - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 

        - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, nhận xét,phân tích.

II. PHƯƠNG  PHÁP: Trực quan, phát vấn, phân tích, nhóm …..

III. PHƯƠNG TIỆN : Tivi, tranh ảnh. 

IV. CHUẨN BỊ 

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint

        - Sách giáo khoa, tranh ảnh …

       2. Chuẩn bị của học sinh

         - Sách giáo khoa.

V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách giáo khoa – vở ghi của học sinh.(2phút)

       3. Bài mới 

3.1. Hoạt động khởi động

          - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển, mục đích, phương pháp  học tập Lịch sử đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 2 phút.

          -Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho xem tranh lớp học ngày xưa và lớp học hiện tại yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: 

doc 39 trang Khải Lâm 26/12/2023 2440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 1 đến Bài 6 - Năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 1 đến Bài 6 - Năm học 2019- 2020

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 1 đến Bài 6 - Năm học 2019- 2020
ẩn bị của học sinh
 - Sách giáo khoa.
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách giáo khoa – vở ghi của học sinh.(2phút)
 3. Bài mới 
3.1. Hoạt động khởi động
 - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển, mục đích, phương pháp học tập Lịch sử đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 2 phút.
 -Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho xem tranh lớp học ngày xưa và lớp học hiện tại yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: 
Qua bức tranh trên, em thấy lớp học ngày xưa và lớp học hiện tại có sự khác nhau không? Vì sao? 
 - Dự kiến sản phẩm 
 Lớp học ngày xưa và lớp học hiện tại có sự khác nhau.
 Vì do thời xưa điều kiện sống nghèo nàn,lạc hậu so với ngày nay. Ngày nay đất nước đang phát triển, nhà nước xem giáo dục là quốc sách hàng đầu nên quan tâm đầu tư phát triển như vậy có sự thay đổi theo thời gian. 
 Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Con người, cây cỏ, mọi vật sinh ra, lớn lên và biến đổi theo thời gian đều có quá khứ, nghĩa là có Lịch sử. Vậy học Lịch sử để làm gì và dựa vào đâu để biết Lịch sử. Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung này trong tiết học ngày hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1 
 1.Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển. 
	- Mục tiêu: HS biết được xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện: Ti vi.
 - Thời gian: 13 phút
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia thành 3 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau.
+ Nhóm 1: Con người sự vật xung quanh ta có biến đổi không? Sự biến đổi đó có ý nghĩa gì?
 Em hiểu Lịch...nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người.
2. Hoạt động 2 
 2. Mục đích học tập Lịch sử. 
	- Mục tiêu: HS biết được mục đích của việc học tập Lịch sử.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện:
 - Thời gian: 13 phút
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau.
+ Nhóm 1: Nhìn vào lớp học hình 1 SGK em thấy khác với lớp học ở trường học em như thế nào? Em có hiểu vì sao có sự khác nhau đó không?
+ Nhóm 2: Học Lịch sử để làm gì?
+ Nhóm 3: Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử.
+ Nhóm 4: Để biết ơn quý trọng những người đã làm nên cuộc sống tốt đẹp như ngày nay chúng ta cần phải làm gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
- Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình.
- Để hiểu cuộc sống đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay.
 - Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai.
3. Hoạt động 3 
 3. Phương pháp học tập Lịch sử. 
	- Mục tiêu: HS biết được phương pháp học tập Lịch sử
- Phương pháp: Trực quan, ph...t quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh ghi nhớ các khái niệm thế nào là “tư liệu lịch sử”, tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết.(qua kênh hình) 
GV chốt kiến thức: Để dựng lại lịch sử, phải có những bằng chứng cụ thể mà chúng ta có thể tìm lại được đó là nguồn tư liệu. Như ông cha ta thường nói “Nói có sách, mách có chứng” tức là có tư liệu cụ thể mới đảm bảo được độ tin cậy của lịch sử .
GV liên hệ thực tế ở địa phương về các di tích, đồ vật người xưa còn giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất đều là tư liệu hiện vật. Qua đó giáo dục ý thức trách nhiệm phải bảo vệ và bước đầu hình thành thái độ đấu tranh chống các hành động phá hủy các di tích lịch sử.
- Dựa vào 3 nguồn tư liệu để biết và khôi phục lại lịch sử .
+ Tư liệu truyền miệng (các chuyện kể, lời truyền, truyền thuyết...)
+ Tư liệu hiện vật ( các tấm bia, nhà cửa, đồ vật cũ...)
+ Tư liệu chữ viết (sách vở, văn tự, bài khắc trên bia...)
3.3. Hoạt động luyện tập
	- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển, mục đích, phương pháp học tập Lịch sử.
	- Thời gian: 8 phút
	- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
	+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Lịch sử là
A. những gì đã diễn ra trong quá khứ. B. những gì đã diễn ra hiện tại.
C. những gì đã diễn ra . D. bài học của cuộc sống.
Câu 2. Để đ

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_bai_1_den_bai_6_nam_hoc_2019_2020.doc