Giáo án môn Công nghệ Lớp 8 - Tuần 13, Tiết 13, Bài 11: Biểu diễn ren
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Nhận dạng được ren trên bản vẽ chi tiết.
- Biết được quy ước vẽ ren và phân biệt được ren trong và ren ngoài.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc bản vẽ chi tiết có ren.
3. Thái độ: Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kỹ thuật.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
- Nhận được dạng ren trên bản vẽ chi tiết.
- Biết được quy ước vẽ ren.
II. Phương tiện, thiết bị sử dụng, phương pháp :
1. Giáo viên : Một số chi tiết có ren (bu lông, đai ốc, cái bút, lọ mực….). Tranh vẽ các hình trong SGK.
2. Học sinh : Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.
III. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực làm việc theo nhóm, năng lực thu thập thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực trình bày kết quả, năng lực hoạt động có kế hoạch.
IV. Tiến trình dạy học
- Ổn định lớp(1 phút) : Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra bài cũ :(4 phút)
GV: Em hãy nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết và các nội dung cần hiểu khi đọc bản vẽ chi tiết ?
HS:- Trình tự đọc bản vẽ chi tiết :
1. Đọc khung tên : tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ.
2. Đọc hình biểu diễn : Hình chiếu, vị trí cắt
3. Đọc kích thước : Kích thước chung, kích thược từng bộ phận của chi tiết.
4. Đọc yêu cầu kĩ thuật : Gia công, xử lí bề mặt.
5. Tổng hợp : Mô tả hình dạng công dụng của chi tiết.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Công nghệ Lớp 8 - Tuần 13, Tiết 13, Bài 11: Biểu diễn ren
lớp(1 phút) : Kiểm tra sĩ số Kiểm tra bài cũ :(4 phút) GV: Em hãy nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết và các nội dung cần hiểu khi đọc bản vẽ chi tiết ? HS:- Trình tự đọc bản vẽ chi tiết : 1. Đọc khung tên : tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ. 2. Đọc hình biểu diễn : Hình chiếu, vị trí cắt 3. Đọc kích thước : Kích thước chung, kích thược từng bộ phận của chi tiết. 4. Đọc yêu cầu kĩ thuật : Gia công, xử lí bề mặt. 5. Tổng hợp : Mô tả hình dạng công dụng của chi tiết. 3. Bài mới : Tổ chức tình huống học tập(2 phút) : Giới thiệu hai chi tiết có ren và cho biết thế nào là ren ngoài, ren trong ? Vậy các ren này được biểu diễn như thế nào trên bản vẽ chi tiết? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta đi tìm hiểu bài học hôm nay : Bài 11: “Biểu diễn ren”. Hoạt động 1: Tìm hiểu về chi tiết có ren(15 phút) a) Chuẩn bị của GV, HS: Đọc và nghiên cứu SGK, một số chi tiết có ren. b) Nội dung kiến thức : (đây là phần ghi bảng của GV): I. CHI TIẾT CÓ REN Ren dùng để ghép nối các chi tiết với nhau và truyền lực. c) Hoạt động thầy - trò: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu hs hãy quan sát kỹ hình 11.1 các chi tiết có ren và cho biết tên các chi tiết này ? - Em hãy nêu công dụng của ren trên các chi tiết của hình 11.1 SGK? - Nhận xét và chốt lại câu trả lời của hs. Hãy quan sát kỹ hình trên bảng chiếu và trả lời câu hỏi : - Em hãy cho biết ren của đuôi bóng đèn và ren của đui đèn dùng để làm gì ? - Chiếu hình trên bảng chiếu hỏi : Em hãy cho biết ren trục quay êtô dùng để làm gì ? - Vậy, em hãy cho biết ren dùng để làm gì ? - Lớp hoạt động theo nhóm quan sát từng bộ phận của chi tiết ren và đọc tên: Ghế xoay, bình mực, đui đèn, vít, bóng đèn, đai ốc, bu lông. a. Làm cho mặt ghế được lắp ghép với chân ghế. b. Làm cho nắp lọ mực lắp kín lọ mực. c, e. Làm cho bóng đèn lắp ghép với đui đẻn. d, g, h. Làm...n trong (ren lỗ): Ren trong là ren được hình thành ở mặt trong của lỗ. + Biểu diễn quy ớc ren trên hình chiếu: - Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm. - Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh. - Đờng giới hạn ren đợc vẽ bằng nét liền đậm - Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm. - Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh và chỉ vẽ 3/4 vòng tròn. 3. Ren bị che khuất.Các đường đỉnh ren, chân ren, giới hạn ren đều được vẽ bằng nét đứt. c) Hoạt động thầy - trò: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu hs quan sát trên bảng chiếu và hình 11.2 thế nào là ren ngoài ? - Cho HS quan sát hình 11.2, hình 11.3 sgk hoặc ảnh thật, hãy nhận xét về quy ước vẽ ren ? Phát phiếu học tập 1 cho các nhóm. - Yêu cầu đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Nhận xét và chốt lại câu hoàn thành của hs. - Yêu cầu hs quan sát trên bảng chiếu hay vật thật : hãy cho biết thế nào là ren trong ? - Yêu cầu hs quan sát trên bảng chiếu và hình 11.4 và xem các hình chiếu của ren trong hình 11.5. Yêu cầu hs thảo luận để nhận xét về quy ước vẽ ren. Phát phiếu học tập 2 cho các nhóm hoàn thành. - Yêu cầu hs quan sát hình 11.5 phần bị cắt thì quy ước các đường gạch gạch vẽ như thế nào ? - Yêu cầu : Quan sát hình chiếu ren trục, ren lỗ cho biết sự khác nhau về kí hiệu và quy ước vẽ ren nhìn thấy? Ren trục Ren lỗ -Yêu cầu hs quan sát hình chiếu của ren bị che khuất hình 11.6 và nhận xét về quy ước ren ? Yều cầu hs cần nêu được các quy ước vẽ ren. - HS quan sát và thảo luận trình bày. + Ren ngoài (ren trục) là ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết. - Các nhóm thảo luận - đại diện trình bày. + Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm. + Đường chân ren đợc vẽ bằng nét liền mảnh. + Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm. + Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm. + Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền ...́c Mô tả yêu cầu cần đạt ở mỗi MĐ trong bảng sau: Nội dung Nhận biết MĐ1 Thông hiểu MĐ2 Vậndụng MĐ3 Vậndụng cao MĐ4 I.Chi tiết có ren Ren dùng để làm gì? Lắp ghép các chi tiết có ren. II. Quy ước vẽ ren Khái niệm ren ngoài, ren trong. Biểu diễn quy ước ren trên hình chiếu. Nêu được biểu diễn quy ước ren đối với ren bị che khuất. Vận dụng vào làm các bài tập 1, 2 trang 38(SGK). VI. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò.(8 phút) a. Củng cố: - Rèn dùng để làm gì ? Kể tên một số chi tiết có ren mà em biết. - Nêu quy ước vẽ ren. - Đọc mục có thể em chưa biết để tìm hiểu thêm về quy ước vẽ hình cắt của ren. b. Dặn dò: - Học bài cũ và xem trước bài mới. c. Câu hỏi và bài tập Bài tập 1: Xét xem các hình chiếu đứng và các hình chiếu cạnh của ren trục ? Hình nào vẽ đúng ? Bài tập 2: Xét xem các hình chiếu đứng và các hình chiếu cạnh của ren lỗ ? Hình nào vẽ đúng ?
File đính kèm:
- giao_an_mon_cong_nghe_lop_8_tuan_13_tiet_13_bai_11_bieu_dien.docx