Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 - Tuần 13, Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Những nét chính về tình hình kinh tế-xã hội châu Âu trong những năm 1918-1939.

- Cuộc đại khủng hoảng ktế thế giới 1929-1933 và tác động của nó đối với châu Âu.

2. Tư tưởng

         Giúp cho HS nhận thức đươch hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1918-1929

3. Kỹ năng

- Sử dụng biểu đồ

- Khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử.

4. Nội dung trọng tâm

-  Cuộc đại khủng hoảng ktế thế giới 1929-1933 và tác động của nó đối với châu Âu.

5. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung:  Giải quyết vấn đề

- Năng lực chuyên biệt: Phát triển cho HS:Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử.Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng và tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau. Nhận xét đánh giá, liên hệ thực tế và rút ra bài học lịch sử.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Thiết bị dạy học : tranh ảnh 

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước bài ở nhà

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học

doc 4 trang letan 13/04/2023 2880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 - Tuần 13, Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 - Tuần 13, Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 - Tuần 13, Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
 Thiết bị dạy học : tranh ảnh 
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK 
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài ở nhà
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học
III Thiết bị dạy học
- Biểu đồ, bảng thống kê sản kượng các nước.
- Tranh ảnh sgk.
IV. Phương pháp:
- Hoạt động nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; hỏi đáp ; thuyết trình.
V. Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
	? Thành tựu xây dựng CNXH công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa giáo dục? Em có nhận xét gì về những thành tựu đó.?
3. Bài mới
 Giới thiệu bài (1’)
 Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc làm cho tình hìh châu Âu có nhiều biến động. Tình hình châu Âu như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu bàI học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động1 : (13’)
? Em hãy nhắc lại hậu quả và kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Gv cho hs quan sát máy chiếu, nhấn mạnh : bản đồ chính trị châu Âu đã thay đổi xuất hiện một số quốc gia mới trên cơ sở sự tan rã của đế quốc Aó- Hung và sự thất bại của Đức.
? Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động đến các nước thắng trận và bại trận như thế nào ? 
? Trong những năm 1924-1929, tình hình kinh tế – chính trị của châu Âu như thế nào?
Hs quan sát bảng số liệu thấy được sự phục hồi và tăng trưởng các nước Châu Âu.nhận xét?
- GV cho HS quan sát bảng thống kê và nhận xét 
Hoạt động 2: (22’)
Thảo luận nhóm 4 phút
 Nhóm 1: Câu 1: Trình bày nguyên nhân diễn ra cuộc khủng hoảng?
Nhóm 2, Câu 2: Trình bày hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế?
Nhóm3, Câu 3: Trình bày biện pháp các nước để thoát ra khỏi khủng hoảng?
Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung, gv chuẩn kiến thức.
 Nêu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức?
Gv cho Hs quan sát một số hình ảnh về người lao động ở các nước Châu Âu(23- 33) nhận xét
- GV cho HS xem biểu đồ về sản lượng thép của Liên Xô và Anh trong thời kì khủng hoảng (hình 62 sgk).
? Em có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở ...ong những năm 1918-1929.
1. Những nét chung
- Hình thành một số quốc gia mới
- 1918-1923 các nước đều suy sụp về ktế và k.hoảng về c.trị.
- Một số cao trào cách mạng bùng nổ làm cho nền thống trị ở một số nước châu Âu không ổn định.
- 1924-1929 phát triển nhanh về kinh tế và ổn định về chính trị.
2. Cao trào cách mạng 1918-1923. Quốc tế cộng sản được thành lập. (Đọc thêm)
II. Châu Âu trong những năm 1929-1939
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933) và những hậu quả của nó
a. Nguyên nhân : Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, hàng hóa thừa, người dân không có tiền mua sắm.
b Hậu quả :
+ Tàn phá nặng nề nền kinh tế TBCN
+ Mức Sản xuất bị đẩy lùi đình đốn, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp , người lao động đói khổ.ức 
c. Cách giải quyết khủng hoảng
- Anh-Pháp tiến hành cải cách kinh tế, xã hội
- Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị và phát động chiến tranh để phân chia thế giới.
2. Phong trào Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh 1929-1939. (không dạy)
Bảng mô tả:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
 Những nét chung
 ? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, 
Hậu quả của nó
So sánh giữa Liên Xô và các nước TBCN
Ảnh hưởng của khủng hoảng đến các nước thuộc địa trong đó có VN 
4.Củng cố (3’)
- Những nét chung của tình hình châu Âu
? Nêu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đối với các nước tư bản châu Âu?
? Nêu nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933?
- So sánh giữa Liên Xô và các nước TBCN
Bảng mô tả:	
5. Dặn dò (2’)
- Học bài cũ, làm bài tập
- Chuẩn bị bài 18. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918- 1939

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_lop_8_tuan_13_bai_17_chau_au_giua_hai_cu.doc