Giáo án Tin học Lớp 3 Học kì I - Nguyễn Ngọc Anh

Tiết 2: Người bạn mới của em
A- Mục tiêu:
+ Kiến thức- Giúp học sinh biết được một số yêu cầu khi làm việc với máy tính như tư thế ngồi, ánh sáng, khoảng cách an toàn cho mắt.
+ Kĩ năng:- Học sinh ngồi đúng tư thế. 
- Học sinh có kĩ năng bật/ tắt máy tính đúng qui trình.
- Làm quen với con chuột, bàn phím thông qua chương trình Word.
+ Thái độ:  -  Ngồi và nhìn đúng tư thế, hợp vệ sinh học đường
-   Học sinh có thái độ nghiêm túc khi làm việc với máy tính.
B- Chuẩn bị:
* Giáo viên: - Giáo án, máy vi tính
* Học sinh: - Vở, SGK. 
C- Các hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức
Ngày dạy Lớp Tiết Sĩ Số 
/   /2011 3A 2  
2. Kiểm tra bài cũ
? Máy tính gồm mấy bộ phận cơ bản, gọi tên từng bộ phận
? Cái gì được coi là bộ não của máy tính. 
3. Bài mới: GTB - ghi bảng
doc 39 trang Khải Lâm 29/12/2023 1200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 Học kì I - Nguyễn Ngọc Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học Lớp 3 Học kì I - Nguyễn Ngọc Anh

Giáo án Tin học Lớp 3 Học kì I - Nguyễn Ngọc Anh
áy tính để bàn và máy tính xách tay
- Cho h/s q/s 2 mô hình máy tính để bàn và máy tính xách tay. Gọi tên từng bộ phận
? Máy tính để bàn gồm có mấy bộ phận đó làm bộ phận nào?
 Các bộ phận chính của máy tính
1- Màn hình (monitor)
2- Phần thân máy
3- Bàn phím
 4- Con chuột
- Cho h/s q/s trực quan các bộ phận chính của máy tính; giới thiệu cấu tạo, chức năng của từng bộ phận
* Màn hình: 
- Có cấu tạo và hình dáng giống như màn hình ti vi.
- Hiển thị kết quả hoạt động của máy tính.
* Phần thân của máy tính là một hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi trong đó có bộ xử lí.
Bộ xử lí là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính
* Bàn phím: Gửi tín hiệu vào máy tính.
* Con chuột: Giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện
? Em hãy nêu cấu tạo và chức năng các bộ phận chính của máy tính
- GV nhận xét.
2) Hoạt động 2: Luyện tập
- Bài tập 1, 2: SGK -trang 6 
- GV nhận xét, chữa bài
- Bài 3 (SGK - trang 7)
- GV nhận xét, kết luận.
3) Hoạt động 3: Thực hành
GV khởi động máy, phần mềm Word hướng dẫn học sinh gõ một vài phím và điều khiển chuột để quan sát sự thay đổi trên màn hình.
4) Hoạt động nối tiếp.
? Máy tính gồm có mấy bộ phận chính? Nêu cấu tạo, chức năng của từng bộ phận chính
- Nhận xét, đánh giá giờ học 
- Nhắc h/s về nhà học bài 
- H/s nghe
- 3 h/s trả lời
- Nghe
- Quan sát
- 4 bộ phận chính: + Màn hình, phần thân máy, bàn phím, con chuột
- Ghi vở
- Quan sát, nghe 
- 3 h/s trả lời
- 1 h/s lên bảng làm bài
- Lớp làm bài vào SGK
- H/s nhận xét
- H/s quan sát
- H/s trả lời miệng
- Gõ phím bất kỳ và di chuyển chuột để thấy sự thay đổi.
- 2 h/s trả lời
Tiết 2: Người bạn mới của em
	A- Mục tiêu:
+ Kiến thức- Giúp học sinh biết được một số yêu cầu khi làm việc với máy tính như tư thế ngồi, ánh sáng, khoảng cách an toàn cho mắt.
+ Kĩ năng:- Học sinh ngồi đúng tư thế. 
- Học sinh có kĩ năng bật/ tắt máy tính đúng qui trình.
- Làm quen với con chuột, bàn phím thông qua chương trình Word.
+ Thái độ: 	- Ngồi và nhìn đúng tư ...gồi mẫu
- GV nhận xét, chỉ ra điểm đúng, sai. Nêu tác hại của việc ngồi sai tư thế khi làm việc
3) Hoạt động 3: ánh sáng
- Hướng dẫn cách đặt máy đúng, không gây hại cho mắt
+ Không để ánh sáng chiếu vào màn hình -> gây loá khi quan sát màn hình
+ Không để ánh sáng chiếu thẳng vào mắt -> gây chói mắt khi đọc tài liệu
4) Hoạt động 4: Tắt máy
- GV nêu các bước, vẽ minh họa cho h/s q/sát
+ Thoát hết các chương trình đã mở
+ Start/ Turn off computer -> chọn Turn off
 (Start/Shutdown -> chọn Shutdown-> OK)
- GV giải thích cho h/s khi nào thì các chương trình đã được thoát hết
5) Hoạt động 5: Thực hành
- Bài tập: 4,5,6 trang 10
- GV nhận xét, đánh giá
- GV chữa bài
- GV hướng dẫn khởi động máy
- Hướng dẫn mở phần mềm Word 
- H/d học sinh tắt máy đúng quy trình
6) Hoạt động nối tiếp.
? Em hãy nêu thao tác bật máy và tắt máy
- Nhận xét, đánh giá giờ học 
- Nhắc h/s về nhà học bài và thực hành trên máy 
- Lớp quan sát, nghe
- 1 h/s trả lời
- Ghi vở
- Quan sát, nghe
- Lớp quan sát
- 1 h/s ngồi mẫu
- Lớp quan sát, nhận xét
- Nghe
- Lớp quan sát, nghe
- H/s quan sát, nghe
- H/s ghi vở
- Lớp đọc đồng thanh
- 3 h/s đọc lại
- H/s quan sát, nghe
- Lớp làm bài 
- 2 h/s chữa bài 
- Lớp n/xét
- Khởi động máy và điều khiển chuột 
- Gõ phím bất kỳ để thấy sự thay đổi
- Tắt máy
- 2 h/s trả lời- H/s ghi nhớ
Tuần 2: Thứ 2 ngày tháng 9 năm 2011
Tiết 3: Thông tin xung quanh ta
	A- Mục tiêu:
* Kiến thức: Giúp học sinh
	- Biết được thông tin được tồn tại ở các dạng cơ bản: văn bản, hình ảnh, âm thanh.
	- Biết được con người sử dụng thông tin theo những mục đích khác nhau
	- Biết được máy tính là công cụ để xử lí và truyền thông tin.
* Kĩ năng:
- Học sinh gọi tên và phân biệt được các dạng thông tin khác nhau (văn bản, hình ảnh, âm thanh) khi được tiếp cận.
* Thái độ:
	- Học sinh có thái độ nghiêm túc khi làm việc với máy tính.
B- Chuẩn bị:
* Giáo viên:	- Giáo án, máy vi tính
* Học sinh:	- Vở, SGK.	
C- Các hoạt động dạy và...phương tiện gì để lưu trữ các dạng thông tin? 
? Có phương tiện nào để lưu trữ tất cả các dạng thông tin không?
- GV nhận xét, kết luận.
3) Hoạt động 3: Luyện tập
+ Bài 2 (SGK - Trang 14)
- Chữa bài
+ Bài 3 (SGK - Trang 14)
- Nhận xét
+ Bài 4 (SGK - Trang 15)
- Nhận xét, chữa bài.
+ Bài 5, 6 (SGK - Trang 15)
- Nhận xét, chữa bài.
4) Hoạt động nối tiếp:
? Thông tin tồn tại ở mấy dạng cơ bản ? đó là những dạng nào
- Nhắc nhở h/s về nhà học bài
- Nghe
- Ghi vở
- Nghe
- Ghi vở
- Trả lời
- H/s lắng nghe và ghi vở
- H/s trả lời:
+ Tiếng nhạc, tiếng động, tiếng trống trường, tiếng xe cứu thương ...
- H/s lắng nghe và ghi vở
+ Biển báo, đèn giao thông ...
- H/s trả lời -> h/s n/xét
+ Máy vi tính
- 1 h/s lên viết bảng
- Lớp nhận xét
- trả lời miệng
- Nhận xét
- Lớp làm vào SGK
- 1 h/s làm bảng
- nhận xét
- Lớp làm vào SGK
- 2 h/s làm bảng
- nhận xét
- Trả lời
- H/s ghi nhớ
Tiết 4: Bàn phím máy tính
A/ Mục tiêu:
* Kiến thức: 
	- Giúp học sinh làm quen với bàn phím máy tính.
- Học sinh phân biệt được các khu vực của bàn phím.
* Kĩ năng:- Học sinh nhận biết được khu vực chính của bản phím và 2 phím có gai trên bàn phím.
* Thái độ: 	- Nghiêm túc trong giờ học, ngồi, nhìn đúng tư thế
B/ Chuẩn bị:
* Giáo viên:	- Giáo án, bàn phím máy tính.
* Học sinh:	- Vở, SGK.	
C/ Các hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức
Ngày dạy
Lớp
Tiết
Sĩ Số
/ /2011
3A
4
2. Kiểm tra bài cũ
? Thông tin tồn tại ở mấy dạng cơ bản, đó là những dạng nào, lấy VD ?
3. Bài mới: GTB - ghi bảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Hoạt động 1: Bàn phím
- GV cho h/s quan sát trực quan bàn phím
- GV giới thiệu các khu vực của bàn phím (khu vực chính, hàng phím chức năng, các phím số)
- GV gọi 1 h/s chỉ ra các khu vực của bàn phím
- GV nhận xét
2) Hoạt động 2: Khu vực chính của bàn phím
? Khu vực chính của bàn phím có mấy hàng phím?
- Hàng phím cơ sở: là hàng phím thứ 3 tính từ dưới lên gồm các phím: A S D F G H J K L ; ’
Hai phím có gai: F và J
- H

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_3_hoc_ki_i_nguyen_ngoc_anh.doc