Kiến thức cơ bản và câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 11
A. PHẦN KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Sự phân chia thành các nhóm nước
Thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Dựa vào trình độ phát triển chia làm 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển.
* Nhóm nước phát triển:
- Thường có GDP/ người cao, đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao.
* Nhóm nước đang phát triển:
- Thường có GDP/ người thấp, nợ nước ngoài nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức thấp.
- Một số nước vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp gọi là các nước công nghiệp mới (NICs).
II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các nhóm nước
1. Về trình độ phát triển kinh tế
a. Tương phản về GDP bình quân đầu người
- GDP bình quân đầu người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển
Ví dụ: Năm 2004
- Đan Mạch 45 008 USD/ người
- Ê- ti-ô-pi-a 112 USD/ người
b. Tương phản về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế
- Trong cơ cấu kinh tế:
+ Các nước phát triển: Sự chênh lệch cơ cấu theo khu vực kinh tế lớn (khu vực III chiếm tỉ lệ rất lớn, khu vực I rất nhỏ; GDP khu vực III cao gấp vài chục lần so với GDP khu vực I).
+ Các nước đang phát triể: Sự chênh lệch cơ cấu theo khu vực kinh tế không lớn (tỉ trọng khu vực I còn khá cao, GDP khu vực III chỉ cao hơn GDP khu vực I không nhiều).
2. Về đầu tư nước ngoài và nợ nước ngoài
- Các nước phát triển là chủ nợ và đầu tư ra nước ngoài ngày càng lớn.
- Các nước đang phát triển: nợ nước ngoài nhiều và tỉ lệ nợ trên tổng GDP ngày càng tăng.
3. Tương phản về một số khía cạnh xã hội
a. Tuổi thọ trung bình
- Tuổi thọ trung bình các nước phát triển (76 tuổi- 2005) > các nước đang phát triển (65 tuổi- 2005).
b. Chỉ số phát triển con người (HDI)
- Các nước phát triển ở mức cao (0,855- 2005).
- Các nước đang phát triển ở mức thấp (0,694- 2005)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức cơ bản và câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 11
ác nước phát triển và đang phát triển Ví dụ: Năm 2004 - Đan Mạch 45 008 USD/ người - Ê- ti-ô-pi-a 112 USD/ người b. Tương phản về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế - Trong cơ cấu kinh tế: + Các nước phát triển: Sự chênh lệch cơ cấu theo khu vực kinh tế lớn (khu vực III chiếm tỉ lệ rất lớn, khu vực I rất nhỏ; GDP khu vực III cao gấp vài chục lần so với GDP khu vực I). + Các nước đang phát triể: Sự chênh lệch cơ cấu theo khu vực kinh tế không lớn (tỉ trọng khu vực I còn khá cao, GDP khu vực III chỉ cao hơn GDP khu vực I không nhiều). 2. Về đầu tư nước ngoài và nợ nước ngoài - Các nước phát triển là chủ nợ và đầu tư ra nước ngoài ngày càng lớn. - Các nước đang phát triển: nợ nước ngoài nhiều và tỉ lệ nợ trên tổng GDP ngày càng tăng. 3. Tương phản về một số khía cạnh xã hội a. Tuổi thọ trung bình - Tuổi thọ trung bình các nước phát triển (76 tuổi- 2005) > các nước đang phát triển (65 tuổi- 2005). b. Chỉ số phát triển con người (HDI) - Các nước phát triển ở mức cao (0,855- 2005). - Các nước đang phát triển ở mức thấp (0,694- 2005) III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại -Thời gian: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại bắt đầu vào cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI. - Đặc trưng: Là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao (Công nghệ cao là các công nghệ dựa vào thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao). - Bốn công nghệ trụ cột: Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng và công nghệ thông tin. - Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế- xã hội: + Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ: đã làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. + Chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. - Nền kinh tế tri thức là một loại hình kinh tế mới, dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao. B. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Thế giới hiện nay được xếp thành mấy nhóm nước? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 2: Các n...ghệ gen, lai tạo giống mới là thành tựu của công nghệ trụ cột nào? A. Công nghệ sinh học. C. Công nghệ năng lượng. B. Công nghệ thông tin. D. Công nghệ vật liệu. Câu 8: Đây không phải là sản phẩm của công nghệ thông tin? A. Vật liệu composit. B. Chip điện tử. C. Công nghệ la-ze. D. Cáp sợi quang. Câu 9: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong lĩnh vực nào? A. Nông nghiệp và dịch vụ. B. Công nghiệpvà xây dựng. C. Nông nghiệp và công nghiệp. D. Công nghiệp và dịch vụ. Câu 10: Kinh tế tri thức là loại hình kinh tế mới dựa trên A. tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao. B. Vốn, kĩ thuật cao. C. Máy móc hiện đại, mặt bằng rộng lớn. D. Trình độ kĩ thuật và lao động dồi dào. Câu 11: Công nghệ nào sau đây không phải là công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại? A. Công nghệ sinh học. C. Công nghệ năng lượng. B. Công nghệ thông tin. D. Công nghệ hàng không. Câu 12: Bốn công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là A. Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. B. Công nghệ hóa học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. C. Công nghệ hàng không, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu. D. Công nghệ điện tử, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Câu 13: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm A. khu vực II rất cao, Khu vực I và III thấp. B. khu vực I rất thấp, Khu vực II và III khá cao. C. khu vực I và III cao, Khu vực II thấp. D. khu vực I rất thấp, Khu vực III rất cao. Câu 14. Cho bảng số liệu: Chỉ số HDI của một số nước trên thế giới Nhóm nước Tên nước Năm 2010 Năm 2013 Phát triển Ô-xtrây-li-a 0,927 0,933 Nhật Bản 0,899 0,890 Đang phát triển In-đô-nê-xi-a 0,613 0,684 Ha-i-ti 0,449 0,471 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Chỉ số HDI của tất cả các nước đều tăng. B. Chỉ...G 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ A - PHẦN KIẾN THỨC CƠ BẢN. I. Xu hướng toàn cầu hóa - Toàn cầu hóa: Quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế. 1. Toàn cầu hóa về kinh tế: Có các biểu hiện sau: - Thương mại thế giới phát triển mạnh: làm tăng số lượng các thành viên cũng như vai trò của Tổ chức thương mại Quốc tế (WTO). - Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. - Thị trường tài chính mở rộng. - Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. 2/ Hệ quả của toàn cầu hóa - Cơ hội: + Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu: Toàn cầu hóa về tài chính có khả năng mang lại nguồn vốn cho các quốc gia đang phát triển nếu các nước này biết khai thác một cách khôn khéo, tận dụng được các cơ hội và tránh được những hiểm họa. + Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế. Nền kinh tế thực sự toàn cầu hóa đã chiếm một nửa toàn bộ hoạt động kinh tế của loài người và đang tăng lên nhanh chóng, tác động mạnh mẽ và trực tiết đến phần còn lại. Những thành tựu của công nghệ tin học và viễn thông đã làm tăng vọt các năng lực sản xuất và các luồng thông tin, kích thích cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách không gian và thời gian tạo điều kiện cho quá trình toàn cầu hóa - Thách thức: làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước. Với Việt Nam và các quốc giai đang phát triển Toàn cầu hóa vừa là thách thức vừa là cơ hội lớn. II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực - Nguyên nhân: Do trình độ phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên trong khu vực và trên thế giới, những quốc gia tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích liên kết thành tổ chức riêng có thể cạnh tranh với các liên kết khác. - Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực: ASEAN, NAFTA, APEC, EU, MERCOSUR. 2/ Hệ quả của khu vực hóa KT - Tích cực: vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăn
File đính kèm:
- kien_thuc_co_ban_va_cau_hoi_trac_nghiem_mon_dia_li_lop_11.doc