Ôn tập môn Địa lí Lớp 12

ND1: PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN.

Câu nhận biết và thông hiểu.

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Campuchia cả trên đất liền và trên biển?

A.An Giang                             B.Kiên Giang              C.Đồng Tháp               D.Cà Mau

Câu 2. Bộ phận nào sau đây của vùng biển nước ta được xem như phần lãnh thổ trên đất liền?

A.Nội thủy                              B.Vùng tiếp giáp lãnh hải                               

C.Lãnh hải                              D.Thềm lục địa

Câu 3.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Trung Quốc cả trên đất liền và trên biển?

A.Quảng Ninh             B.Cao Bằng                             C.Hà Giang                             D.Lạng Sơn

Câu 4. Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất

A.nhiệt đới ẩm gió mùa                                              B.cận xích đạo gió mùa

C.cận nhiệt đới gió mùa                                              D.ôn đới gió mùa

Câu 5.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với cả Campuchia và Lào?

A.Gia Lai                    B.Đăk Lăk                               C.Quảng Nam             D.Kontum

Câu 6 .Nước ta nằm ở

A.trung tâm bán đảo Đông Dương                             B.vùng không có các thiên tai: bão, lũ lụt

C.trong vùng cận nhiệt đới bán cầu Bắc                     D.khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa

Câu 7.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp với Lào?

A.Nghệ An                              B.Điện Biên                            C.Kontum                               D.Gia Lai

Câu 8.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp với Campuchia?

A.Gia Lai                                B.Đăk Lăk                   C.Quảng Nam             D.Kontum

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Lâm Đồng.                  B. Kon Tum.                     C. Đắk Lắk.                      D. Đắk Nông.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của nước ta?  
A. Ở trung tâm bán đảo Đông Dương. B. Tiếp giáp với Biển Đông.
C. Trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc. D. Trong vùng nhiều thiên tai.
     

Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Trung Quốc?

A. Lai Châu.                     B. Cao Bằng.                    C. Sơn La.                         D. Lạng Sơn.

Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết sân bay Cam Ranh thuộc tỉnh nào sau đây?

A.Bình Định.                       B. Quảng Nam.                C. Khánh Hòa.                   D. Ninh Thuận. 

Năm 2019

Câu 13:Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các

A.hải đảo                     B.đảo ven bờ               C.đảo xa bờ                             D.quần đảo

Câu 14.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển?

A.Cà Mau                    B.Điện Biên                            C.Hà Giang                             D.Gia Lai

Câu 15: Nước ta có vị trí ở

A.bán cầu Nam                                                           B.vùng ngoại chí tuyến           

C.bán cầu Tây                                                             D. vùng nội chí tuyến 

Câu 16.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Trung Quốc ?

A.Lạng Sơn                 B.Bắc Giang               C.Tuyên Quang                      D.Thái Nguyên

Câu 17. Vùng biển nước ta tiếp giáp với đất liền là

A.vùng tiếp giáp lãnh hải                                            B.vùng đặc quyền kinh tế

C.nội thủy                                                                   D.lãnh hải

Câu 18.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Trung Quốc ?

A.Tuyên Quang                      B.Hà Giang                 C.Thái Nguyên                       D.Bắc Kạn

Câu 19.            Vùng biển nước ta nằm phía trong lãnh hải là

A.vùng tiếp giáp lãnh hải                                                        B.vùng đặc quyền kinh tế

C.thềm lục địa                                                                         D.nội thủy

Câu 20. Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là

A.tây – đông                                                                           B. Tây nam – đông bắc                       

C.bắc - nam                                                                            D.tây bắc – đông nam

Câu 21.  Khu vực đồi núi nước ta có thế mạnh nông nghiệp chủ yếu nào sau đây?

A.Sản xuất lương thực và nuôi trồng thủy sản                       B.Trồng các cây hàng năm và nuôi gia cầm

C.Trồng cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn                      D.Chăn nuôi các loại gia cầm và gia súc nhỏ

docx 29 trang letan 20/04/2023 2660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập môn Địa lí Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập môn Địa lí Lớp 12

Ôn tập môn Địa lí Lớp 12
ển
- Ý nghĩa của VTĐL:
+ Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Có tài nguyên kháng sản phong phú: do nằm trên vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải- Thái Bình Dương.
+ Tài nguyên sinh vật phong phú: do nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loại động, thực vật
Bài 6,7. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
1. Đặc điểm chung của địa hình: 
- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp : Đồng bằng+ đồi núi thấp (dưới 1000m): 85%; Núi cao (trên 2000m): 1%
- Địa hình được Tân kiến tạo làm trẻ lại.
- Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: 	Tây Bắc- Đông Nam (vùng núi Tây Bắc;Trường Sơn Bắc)
	 Vòng cung ( vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam)
2. Các khu vực địa hình:
a) Khu vực đồi núi:
Đặc điểm
Tây Bắc
Đông Bắc
Trường Sơn Bắc
Trường Sơn Nam
Ranh giới
 Sông Hồng
 Dãy Bạch Mã
Hướng núi
Tây Bắc- Đông Nam
Vòng cung
Tây Bắc- Đông Nam
Tây Bắc- Đông Nam
Đặc điểm nổi bật về địa hình
- Gồm 4 cánh cung lớn (Átlat)
- Đh núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
- Có dãy núi cao Hoàng Liên Sơn
- Địa hình cao nhất nước ta
- Địa hình thấp, hẹp ngang, nâng cao ở 2 đầu, trũng thấp ở giữa.
- Gồm các khối núi và cao nguyên.
- Bất đối xứng rõ rệt giữa 2 sườn Đông- Tây
b) Khu vực đồng bằng: 
- Gồm 2 loại đồng bằng: ĐB Châu thổ sông (ĐBSH & ĐBSCL) và ĐB ven biển (ĐB ven biển Miền Trung)
Đặc điểm
Đồng bằng Sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Giống nhau về Điều kiện hình thành
Được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông,thềm lục địa mở rộng
Khác nhau
- Do phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
- Diện tích: 15 000 km2; cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc; thấp dần ra biển.
- Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô.
- Có đê ngăn lũ. 
- Do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đăp.
- Diện tích: 40 000km2;địa hình thấp và phẳng hơn.
- K có đê, nhưng có mạng lưới sông ngòi,kênh rạch chằng chịt.
* ĐB ven biển Miền Trung: 
- Diện tích: 15 000 km2
- Biển đóng vai trò chủ yếu tr...h đang bị thu hẹp do 	nuôi tôm, cháy rừng)
	 Thiên tai: bão, sạt lở bờ biển; cát bay, cát chảy (ven biển Miền Trung)
BÀI 9, 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
1. Khí hậu
a. Tính chất nhiệt đới
- Được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. 
- Tổng bức xạ lớn (10000 oC), cân bằng bức xạ dương , nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 200 C (trừ vùng núi cao).
b. Lượng mưa, độ ẩm lớn 
- Các khối khí qua biển mang lại lượng mưa lớn, (1500 đến 2000mm). Độ ẩm cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương.
c. Gió mùa
Đặc điểm
Gió mùa mùa đông
Gió mùa mùa hạ 
Hướng gió
Đông Bắc
Tây Nam
Nguồn gốc
Áp cao Xibia
-Đầu mùa: khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ân Độ Dương
- Giữa và cuối mùa: áp caocận chí tuyến bán cầu Nam
Thời gian hoạt động
Tháng 11->4 
Tháng 5-> 10
Phạm vi hoạt động
Miền Bắc (dãy Bạch Mã trở ra)
(ở miền nam thời gian này là gió tín phong Bán cầu Bắc hoạt động)
Cả nước
Tính chất
Lạnh, khô (đầu mùa)
Lạnh,ẩm (cuối mùa)
Nóng ẩm
Hệ quả
Tạo nên mùa đông cho miền Bắc
(Miền nam là mùa khô)
Gây mưa cho cả nước
2. Các thành phần tự nhiên khác
a.Địa hình:
* Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi
*Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
ĐBSH và ĐBSCL hằng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét.
b.Sông ngòi, đất, sinh vật:
- Sông ngòi:	 -Mạng lưới sông ngòi dày đặc. 
	- Sông ngòi nhiều nước giàu phù sa
	- Chế độ nước theo mùa.(Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn -mùa khô.)
-. Đất đai:
Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước taà loại đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta. Lớp đất phong hoá dày.
- Sinh vật:
+ Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh 
+các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.
+ Có sự xuất hiện các thành phần cận nhiệt đới và ôn đới núi cao.
BÀI 11, 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG
1. Thiên nhiên phân hoá theo Bắc- Nam
Đặc điểm tự nhiên
TN phần phía Bắc
( Bạch Mã trở ra )
TN phần phía Nam
( Bạch Mã trở vào )
Giới... biển nước sâu
Đồng bằng ven biển hẹp, ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ
Đồng bằng châu thổ diện tích rộng, có bãi triều, thấp, phẳng
Vùng núi TB có mùa đông ngắn, khí hậu phân hóa theo độ cao
Vùng cánh cung đông bắc có mùa đông đến sớm.
Tây Nguyên sươn đông khô hạn và mùa hạ
3. Thiên nhiên phân hoá theo độ cao
Đai cao
Độ cao phân bố
Đặc điểm khí hậu
Các loại đất chính
Các hệ sinh thái chính
Đai nhiệt đới gió mùa.
- Miền Bắc: Dưới 600-700m
- Miền Nam từ 900-1000m
Nhiệt độ cao mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tuỳ nơi.
- Nhóm đất phù sa (Chiếm 20% diện tích).
- Nhóm đất Feralit vùng đồi núi thấp (Hơn 60%).
- Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
- Rừng nhiệt đới gió mùa.
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
- Miền Bắc: 600-2600m.
- Miền Nam: Từ 900-2600m.
- Khí hậu mát mẻ, không có tháng ào nhiệt độ trên 250C, mưa nhiều, độ ẩm tăng.
- Đất feralit có mùn với đặc tính chua.
- Rừng cận nhiệt đới lá rộng với lá kim.
Đai ơn đới gió mùa trên núi
Từ 2600m trở lên.
Quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông dưới 50C.
Chủ yếu l đất mùn thô.
Các lòai thực vật ôn đới: Linh Sam, Đỗ Quyên.
4. Các miền địa lí tự nhiên
BÀI 14: SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 
1. Rừng: tổng diện tích rừng đang tăng nhưng chất lượng rừng vẫn chưa thể phục hồi.
2. Đa dạng sinh học:
Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:	 Xây dưng,mở rộng hệ thống vườn quốc gia,khu bảo tồn thiên nhiên.
	Ban hành sách đỏ Việt Nam.(để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý 	hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng)
	Quy định: cấm khai thác gỗ quý, rừng non, gây cháy rừng, săn bắn 	động vật trái phép)
3.Bảo vệ tài nguyên đất	:. Đồi núi: làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng.
	 Đồng bằng: canh tác hợp lí,chống nhiễm mặn,phèn,glây; chống ô nhiễm đất 	do chất độc hoá học, bón phân cải tạo đất
4. Nước: 
2 vấn đề quan trong nhất trong sử dụng tài nguyên nước hiện nay là: 	 Ngập lụt mùa mưa,thiếu nước mùa khô
	Ô nhiễm môi trường nước.
BÀI 15:BẢOVỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN

File đính kèm:

  • docxon_tap_mon_dia_li_lop_12.docx