Sáng kiến kinh nghiệm Cách dạy Toán 5 để học sinh tự tìm tòi khám phá kiến thức mới

1) Vị trí, tầm quan trọng của môn toán trong trường tiểu học.

    Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn toán cũng như những môn học khác là cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển các năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. Môn toán ở trường tiểu học là một môn học độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ.

Môn Toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người. Môn Toán còn là môn học rất cần thiết để học các môn học khác, nhận thức thế giới xung quanh để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, thao tác tư duy cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: trừu tượng hoá, khái quát hoá, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh.

Môn Toán còn góp phần giáo dục lý trí và những đức tính tốt như: trung thực, cần cù, chịu khó, ý thức vượt khó khăn, tìm tòi sáng tạo và nhiều kỹ năng tính toán cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.

2) Tìm hiểu về đổi mới phương pháp dạy học toán hiện nay.

Hiện nay, sự phát triển của thông tin và những thay đổi của nền kinh tế xã hội đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ nên làm cho nội dung, phương pháp giáo dục ở nhà trường hiện nay luôn bị đi sau so với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như của nhu cầu xã hội. Để giải quyết những vấn đề này cần phải có sự lựa chọn hai con đường sau:

- Con đường thứ nhất: Tiếp tục sự quá tải đối với nội dung dạy học mặc dù đã hiện đại hóa các nội dung dạy học đó. Theo cách dạy học này, giáo viên là người truyền đạt, áp đặt những kiến thức cần học đối với học sinh, còn vai trò của người học trở nên thụ động và lu mờ.

- Con đường thứ hai: Đổi mới cách lựa chọn nội dung dạy học sao cho chọn lọc ra được một lượng kiến thức tối thiểu, cập nhật mới nhất, tích hợp lại để nâng cao chất lượng của nội dung dạy học bắt buộc cho mọi học sinh. Đồng thời dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự phát hiện vấn đề mới, tự tìm cách giải quyết và ứng dụng theo khả năng của mình.

Thực tế cho thấy việc đi theo con đường thứ hai là hợp lý hơn, nó đòi hỏi giáo viên phải chủ động lựa chọn  nội dung theo từng đối tượng học sinh, tức là phải dạy học xuất phát từ trình độ, năng lực, điều kiện cụ thể của từng học sinh. Điều đó có nghĩa là phải “cá thể hoá” dạy học, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập. Điều đó không có nghĩa là làm giảm vai trò của người giáo viên mà chính là làm tăng vai trò chủ động, sáng tạo của họ. Điều đó cũng kéo theo sự thay đổi hoạt động học tập của học sinh. Mục đích của việc làm này là nhằm tạo điều kiện cho mọi học sinh có thể học tập tích cực, sáng tạo, chủ động theo khả năng của mình trong từng lĩnh vực. Cách dạy này gọi là: “Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh” (phương pháp dạy học toán).

doc 28 trang Khải Lâm 29/12/2023 940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách dạy Toán 5 để học sinh tự tìm tòi khám phá kiến thức mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Cách dạy Toán 5 để học sinh tự tìm tòi khám phá kiến thức mới

Sáng kiến kinh nghiệm Cách dạy Toán 5 để học sinh tự tìm tòi khám phá kiến thức mới
 tác tư duy cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: trừu tượng hoá, khái quát hoá, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh.
Môn Toán còn góp phần giáo dục lý trí và những đức tính tốt như: trung thực, cần cù, chịu khó, ý thức vượt khó khăn, tìm tòi sáng tạo và nhiều kỹ năng tính toán cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.
2) Tìm hiểu về đổi mới phương pháp dạy học toán hiện nay.
Hiện nay, sự phát triển của thông tin và những thay đổi của nền kinh tế xã hội đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ nên làm cho nội dung, phương pháp giáo dục ở nhà trường hiện nay luôn bị đi sau so với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như của nhu cầu xã hội. Để giải quyết những vấn đề này cần phải có sự lựa chọn hai con đường sau:
- Con đường thứ nhất: Tiếp tục sự quá tải đối với nội dung dạy học mặc dù đã hiện đại hóa các nội dung dạy học đó. Theo cách dạy học này, giáo viên là người truyền đạt, áp đặt những kiến thức cần học đối với học sinh, còn vai trò của người học trở nên thụ động và lu mờ.
- Con đường thứ hai: Đổi mới cách lựa chọn nội dung dạy học sao cho chọn lọc ra được một lượng kiến thức tối thiểu, cập nhật mới nhất, tích hợp lại để nâng cao chất lượng của nội dung dạy học bắt buộc cho mọi học sinh. Đồng thời dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự phát hiện vấn đề mới, tự tìm cách giải quyết và ứng dụng theo khả năng của mình.
Thực tế cho thấy việc đi theo con đường thứ hai là hợp lý hơn, nó đòi hỏi giáo viên phải chủ động lựa chọn  nội dung theo từng đối tượng học sinh, tức là phải dạy học xuất phát từ trình độ, năng lực, điều kiện cụ thể của từng học sinh. Điều đó có nghĩa là phải “cá thể hoá” dạy học, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập. Điều đó không có nghĩa là làm giảm vai trò của người giáo viên mà chính là làm tăng vai trò chủ động, sáng tạo của họ. Điều đó cũng kéo theo sự thay đổi hoạt động học tập của học sinh. Mục đích của việc làm nà...ội; con người không chỉ tiếp thu những cái đã có mà luôn chủ động tìm tòi, khám phá, sáng tạo ra những cái mới phục vụ cho nhu cầu và cuộc sống của mình. Tính tích cực trong học tập là tính tích cực trong hoạt động nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập bằng hoạt động tìm tòi, khám phá.
	Hoạt động tìm tòi, khám phá là một chuỗi hành động và thao tác để hướng tới một mục tiêu xác định. Hoạt động tìm tòi, khám phá trong học tập có nhiều dạng khác nhau, từ mức độ thấp đến mức đọ cao tuỳ theo năng lực tư duy của từng học sinh và được tổ chức thực hiện theo cá nhân hoặc theo nhóm.
	Hoạt động tìm tòi, khám phá trong học tập có thể tóm tắt như sau:
1.1- Mục tiêu của hoạt động:
- Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
- Xây dựng thái độ, niềm tin cho học sinh.
- Rèn luyện khả năng tư duy, năng lực xử lí tình huống, giải quyết vấn đề.
1.2- Các dạng hoạt động:
- Trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi.
- Lập bảng, biểu đồ, sơ đồ, phân tích dữ kiện.
- Thảo luận vấn đề nêu ra, đề xuất giả thuyết.
- Thông báo kết quả, kiểm định kết quả.
- Đưa ra giải pháp, kiến thức mới.
1.3- Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động theo nhóm (2 người hoặc 4 người).
- Làm việc chung cả lớp.
- Nhóm A thảo luận, nhóm B quan sát và ngược lại.
- Trò chơi.
	Có thể tóm tắt quá trình tìm tòi khám phá kiến thức bằng sơ đồ sau:
Kiến thức
Dự đoán
Kiểm nghiệm
Điều chỉnh
Kiến thức mới
2- Tác dụng của hoạt động tự tìm tòi khám phá kiến thức mới.
- Giúp học sinh rèn luyện tính chủ động, sáng tạo trong học Toán.
- Học sinh sẽ hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức nếu như chính mình tìm ra kiến thức đó hoặc góp phần cùng các bạn tìm tòi, khám phá, xây dựng lên kiến thức đó.
- Trong quá trình tìm tòi, khám phá học sinh tự đánh giá được kiến thức của mình. Cụ thể:
	+ Khi gặp khó khăn chưa giải quyết được vấn đề, học sinh tự đo được thiếu sót của mình về mặt kiến thức, về mặt tư duy và tự rút kinh nghiệm.
+ Khi tranh...ức mà học sinh lĩnh hội được một cách tự giác và tích cực cả kiến thức và kĩ năng; từ đó có được niềm vui của sự nhận thức sáng tạo.
3.2- Quy trình cụ thể.
 Bước 1: Ôn tập tái hiện:
	Giúp học sinh ôn lại những kiến thức đã học có liên quan đến các kiến thức mới mà học sinh cần nắm được.
Bước 2: Phát hiện, nêu vấn đề:
	Cho học sinh phát hiện ra những vấn đề chưa rõ và xem đó là vấn đề cần được giải quyết trong tiết học đó.
Bước 3: Tổng hợp, so sánh và đề xuất ý tưởng:
	Từ những vướng mắc cần giải quyết ở trên, cho học sinh độc lập suy nghĩ hoặc thảo luận nhóm để đưa ra các ý tưởng giải quyết vấn đề. Giáo viên nhận xét, bổ sung thêm để hình thành ý tưởng chung.
Bước 4: Dự đoán giả thuyết:
	Cho học sinh suy nghĩ tiếp và dự đoán hay đề xuất giả thuyết về nội dung kiến thức, kĩ năng mới.
Bước 5: Kiểm tra giả thuyết:
	Cho học sinh kiểm tra giả thuyết đã đề xuất qua một số ví dụ cụ thể để khẳng định đó là kiến thức, kĩ năng mới.
Bước 6: Rút ra kiến thức mới:
	Sau khi kiểm tra và khẳng định giả thuyết đó là đúng, Giáo viên cho học sinh phân tích tìm ra kết luận chung về kiến thức, kĩ năng mới.
4- Một số lưu ý khi thực hiện cách dạy để học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới.
- Phải chú ý ngay từ việc soạn giáo án. Phải tập trung vào việc thiết kế các hoạt động của học sinh trước, trên cơ sở đó mới xác định các hoạt động chỉ đạo, tổ chức của Giáo viên.
- Số lượng hoạt động và mức độ tư duy trong mỗi tiết học phải phù hợp với trình độ học sinh để có đủ thời gian tổ chức hoạt động tìm tòi, khám phá.
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học, tìm kiếm các tinh huống có vấn đề, tạo cơ hội cho học sinh tìm tòi, khám phá.
5- Một số ví dụ:
5.1- Ví dụ 1: Tuần 1 - Bài: Phân số thập phân (trang 8 SGK)
I/- Mục tiêu.
- Giúp học sinh nhận biết được các phân số thập phân.
- Giúp các em biết được một số phân số có thể viết thành phân số thập phận và biết cách chuyển những phân số đó thành phân số thập phân.
II/- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1- Kiểm tra bài cũ : (6 - 8 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cach_day_toan_5_de_hoc_sinh_tu_tim_toi.doc