Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp về “Rèn chữ viết” trong dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4A1

I. Lí do chọn đề tài

Trong hệ thống giáo dục, bậc tiểu học là bậc học nền tảng . Mục tiêu quan trọng ở bậc học này học sinh phải đọc thông - viết thạo thì mới học tốt ở các lớp trên. Nếu như học sinh chỉ đọc tốt và viết chữ chưa đẹp thì cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập.  Vậy việc rèn chữ cho học sinh là một việc cần thiết  mà giáo viên phải đáng quan tâm. Vì học sinh dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Chữ viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt . Thông qua chữ viết có thể đánh giá được “nét chữ -nết người”. Nếu học sinh viết đúng, đẹp, rõ ràng, đúng tốc độ thì có điều kiện để ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập được nâng lên. Ngược lại, nếu các em viết xấu thì ảnh hưởng đến kết quả học tập. Vì vậy việc “ Luyện nét chữ- rèn nết người” là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà giáo viên phải có trách nhiệm đào tạo các em để các em có một đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, sạch sẽ, khoa học, biết yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp và có ước mơ vươn tới cái đẹp. 

Bên cạnh đó, các em còn ngây thơ, tâm hồn của các em thật trong sáng như tờ giấy trắng. Mỗi người giáo viên chúng ta là một nhà giáo dục hãy bồi bổ cho các em những đức tính tốt đẹp nhất thổi vào tâm hồn mỗi đứa trẻ mà chúng ta dìu dắt để giúp các em có tinh thần kỉ luật, óc thẩm mỹ, lòng tự trọng đối với mình cũng như thầy cô và bạn đọc bài vở của mình.

doc 15 trang letan 13/04/2023 5460
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp về “Rèn chữ viết” trong dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4A1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp về “Rèn chữ viết” trong dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4A1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp về “Rèn chữ viết” trong dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4A1
ọng mà giáo viên phải có trách nhiệm đào tạo các em để các em có một đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, sạch sẽ, khoa học, biết yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp và có ước mơ vươn tới cái đẹp. 
Bên cạnh đó, các em còn ngây thơ, tâm hồn của các em thật trong sáng như tờ giấy trắng. Mỗi người giáo viên chúng ta là một nhà giáo dục hãy bồi bổ cho các em những đức tính tốt đẹp nhất thổi vào tâm hồn mỗi đứa trẻ mà chúng ta dìu dắt để giúp các em có tinh thần kỉ luật, óc thẩm mỹ, lòng tự trọng đối với mình cũng như thầy cô và bạn đọc bài vở của mình.
Hơn nữa, ở lớp 4 các em phải viết nhiều hơn các lớp 2, 3, song ở trường tôi công tác hiện nay đang dạy học theo dự án mô hình trường học mới VNEN. Các em chủ yếu học theo nhóm , việc luyện viết cá nhân có phần giảm nhiều so với dạy theo chương trình hiện hành nên chữ viết của các em có chiều hướng đi xuống. 
Chính vì thế, tôi đã xác định được mình phải làm gì để có thể đưa phong trào “rèn chữ viết” của lớp mình đi lên. Việc rèn chữ viết đẹp không chỉ một sớm một chiều mà là cả một quá trình dạy học. Vì vậy, bản thân đã nhiều năm dạy lớp 4 nên tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nho nhỏ về rèn chữ viết. Tôi mong muốn sẽ giúp học sinh lớp 4A1 nâng cao dần về chất lượng chữ viết để tham gia vào các phong trào thi viết chữ đẹp cấp trường, cấp huyện.
Để đáp ứng được yêu cầu đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Một số biện pháp về “Rèn chữ viết” trong dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4A1. 
II. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm đưa ra biện pháp để giúp học sinh lớp 4A1 nâng cao chất lượng chữ viết. Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp giúp các em phát triển óc thẩm mĩ để vươn tới cái đẹp.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 4A1 .Tổng số 25 em. Trong đó nữ 11 em, dân tộc 5 em .
- Vở luyện chữ và các tài liệu về luyện viết chữ đẹp. 
- Thực trạng chữ viết học sinh trong dạy học môn Tiếng việt.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng chất lượng dạy và học viết chữ của học sinh lớp 4 qua đó đề ra một số sáng kiến nhằm góp phần rèn ...heo nét bút của mình. 
2. Cơ sở thực tiễn:
 Là giáo viên được trực tiếp giảng dạy lớp 4 nhiều năm tôi thấy: 
2.1: Về giáo viên:
2.1.1:Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo ngành; chuyên môn Phòng Giáo dục đến ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn các khối lớp 4, 5. 
- Được học tập và tiếp thu kĩ nội dung chương trình và phương pháp dạy học mới; đội ngũ giáo viên trong trường yêu nghề, nhiệt tình trong công tác, thường xuyên thao giảng, dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm nhằm cải tiến phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học
- Đa số giáo viên nắm tốt mẫu chữ và quy trình viết theo Bộ GD-ĐT ban hành.
2.1.2: Khó khăn:
 - Một số giáo viên còn xem nhẹ việc rèn chữ viết cho học sinh vì ở lớp 4 không còn phân môn Tập viết, giáo viên ít viết mẫu mà chủ yếu là học sinh tự viết và tự làm bài. 
- Một số giáo viên chưa chú ý đến kĩ năng viết đẹp mà chỉ dừng lại ở yêu cầu viết đúng chữ là được.
2.2: Về học sinh:
2.2.1: Thuận lợi:
- Một số ít học sinh trong đối tượng nghiên cứu đã có ý thức, ham thích luyện viết chữ. 
2.2.2: Khó khăn
- Các em không nhận được sự quan tâm hết mực về chữ viết từ giáo viên
- Hầu hết các em nắm mẫu chữ chưa tốt dẫn đến chữ viết không đúng mẫu, viết nguệch ngoạc, rời rạc. Khi viết còn hay tẩy xóa nhiều, tay cầm bút chưa đúng quy định, chưa biết cách chọn bút mà viết, ít có hứng thú và say mê khi viết .
2.3: Về phía phụ huynh học sinh
2.3.1: Thuận lợi:
	- Đa số phụ huynh mua đầy đủ đồ dùng sách vở, bút mực cho con học tập.
2.3.2: Khó khăn
	- Phần lớn phụ huynh học sinh đều làm nông, ít có thời gian quan tâm đến sách vở cũng như chữ viết của con em mình. Thậm chí một số em học sinh Bana không có bút có vở mà viết.
II. Một số biện pháp giúp học sinh rèn chữ viết đẹp :
Khảo sát chất lượng khi chưa áp dụng sáng kiến:
 	Với tôi đây là một việc quan trọng, biết được khả năng của từng em từ đó tìm ra cách phù hợp rèn chữ viết một cách hiệu quả. Ở đây tôi đã sử dụng phương pháp điều tra để khảo sát học sinh với c...y tê mỏi), hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định mới điều khiển cây bút theo sự chỉ huy của não được. Tuyệt đối không quỳ, nằm, ngồi viết tùy tiện. Khoảng cách từ mắt đến tầm 25cm đến 30cm là vừa , không được nhìn quá gần vở vì thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến cận thị .  Cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Không ngồi vặn vẹo, lâu dần thành có tật, dẫn đến lệch cột sống, rất khó chữa sau này.  Hai chân thoải mái, không để chân co, chân duỗi khiến cột sống phải lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo.  Tay trái để xuôi theo chiều  ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch , đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
4.2. Hướng dẫn cách cầm bút đúng 
Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái , trỏ , giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. Mép bàn tay  là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay. Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út và áp út (ngón đeo nhẫn). Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út ). Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
4.3: Hướng dẫn chọn bút, vở viết
	Để có nét chữ đẹp, cây bút và vở viết góp phần rất quan trọng, vì thế tôi khuyến khích học sinh viết bằng bút máy mực xanh. Những em viết còn chậm và ý thức giữ vở chưa tốt thì tôi cho các em viết bút chữ A. Còn vở viết tôi cho cả lớp chọn vở giấy loại dày 5 ô li màu trắng để khi viết bút mực không bị thấm sang trang khác. 
5. Hướng dẫn viết đúng trọng tâm từng nhóm chữ 
5.1: Chia nhóm theo nét chữ
5.1.1: Nhóm chữ viết thường
 Nhóm 1: Các chữ có nét móc : Gồm các chữ :  m  n  i  u  ư   r  t p
Với nhóm chữ này học sinh hay thắc mắc lỗi viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường bị đổ nghiêng, khi hất lên thường choãi chân ra nên không đúng . Để khắc 

File đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_ve_ren_chu_viet_trong_day_hoc_mon_tieng_vie.doc