Sáng kiến kinh nghiệm Một vài vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí ở trường THPT Lương Thế Vinh

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
  Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiệm 
vụ của ngành giáo dục là đào tạo những con người lao động mới có đủ tài 
năng, trí tuệ để tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên 
tiến của thế giới áp dụng vào việc phát triển kinh tế của đất nước. Từng bước 
đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp mới. Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban 
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29-NQ/TW về 
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội 
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong đó phát triển giáo dục và đào tạo là 
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình 
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và 
phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục 
nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Nhà trường phổ 
thông có nhiệm vụ xây dựng cơ sở ban đầu của con người mới đó là nhiệm vụ 
hết sức nặng nề và phức tạp. Nó đòi hỏi mỗi môn học phải dựa vào đặc trưng 
bộ môn mà xác định vị trí chức năng của mình trong nhiệm vụ chung. Tôi 
nhận thấy môn Địa lí là một trong những môn học góp phần tạo ra cơ bản ban 
đầu cho con người mới đó.
pdf 15 trang letan 17/04/2023 5940
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí ở trường THPT Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí ở trường THPT Lương Thế Vinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí ở trường THPT Lương Thế Vinh
n gắn với thực tiễn; giáo dục 
nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Nhà trường phổ 
thông có nhiệm vụ xây dựng cơ sở ban đầu của con người mới đó là nhiệm vụ 
hết sức nặng nề và phức tạp. Nó đòi hỏi mỗi môn học phải dựa vào đặc trưng 
bộ môn mà xác định vị trí chức năng của mình trong nhiệm vụ chung. Tôi 
nhận thấy môn Địa lí là một trong những môn học góp phần tạo ra cơ bản ban 
đầu cho con người mới đó. 
Môn Địa lí góp phần bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người có văn hóa 
làm chủ đất nước. Vì môn Địa lí có khả năng đi sâu vào cuộc sống, bản chất 
nó gắn liền với cuộc sống vì thế mà nó có nhiều khả năng và vai trò quan 
trọng trong việc mở rộng tầm mắt, nâng cao nhận thức chính trị cho học sinh. 
Hơn nữa môn Địa lí cũng góp phần bồi dưỡng những phẩm chất trí tuệ như óc 
 2 
quan sát, trí tưởng tượng, năng lực tư duy, đó cũng là cơ sở của nhận thức 
khoa học của sự tìm tòi nghiên cứu và sáng tạo trong lao động. Cùng với các 
môn học khác, môn Địa lí góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức trách 
nhiệm, lòng ham hiểu biết khoa học, tình yêu thiên nhiên, con người, quê 
hương, đất nước. 
Thực tế hiện nay, ở các trường THPT trên cả nước cũng như thực tiễn 
trường THPT Lương Thế Vinh do điều kiện khách quan và chủ quan chi phối 
nên phần lớn học sinh nghiêng về các khối A - B - D. Hiện trạng học sinh 
quan niệm môn Địa lí là "môn phụ" diễn ra khá phổ biến nên ít có sự đầu tư 
học tập theo đúng yêu cầu bộ môn. 
Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia gần đây, mặc dù học sinh khối 12 
trường THPT Lương Thế Vinh chọn môn Địa lí với tỉ lệ khá cao, xong điểm 
thi còn quá thấp. Tại sao vậy? Bộ phận lớn học sinh ở khu vực khó khăn có 
trình độ đầu vào thấp, sự ngộ nhận và ỷ lại cho rằng môn Địa lí dễ ăn điểm 
nên chủ quan không học bài hoặc tâm lí học yếu các môn tự nhiên, một phần 
giáo viên còn nặng cuộc sống mưu sinh chưa thật sự tâm đắc với nghề để đầu 
tư chuyên môn, lãnh đạo nhà trường chưa có sự quan tâm đúng mức.... Chí...nh nhiều hay ít, nhanh hay chậm sẽ liên 
quan đến chất lượng của việc học. Khi mà học sinh lĩnh hội kiến thức một 
cách đầy đủ, tự giác và tích cực thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng trong quá 
trình học tập của học sinh. 
Đối với trường THPT Lương Thế Vinh đóng chân trên địa bàn huyện 
vùng núi, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn. Việc 
dạy và học môn Địa lí đối với Thầy và Trò trường THPT Lương Thế Vinh có 
những thuận lợi và hạn chế nhất định: 
- Thuận lợi: 
Về phía giáo viên, đa số giáo viên nắm được phương pháp dạy học đặc 
trưng đối với môn Địa lí. Trong quá trình giảng dạy đã biết lựa chọn phương 
pháp phù hợp với nội dung, kết hợp tốt các phương pháp dạy học, tổ chức tốt 
các hoạt động dạy học. 
Đảm bảo kiến thức chính xác theo chuẩn kiến thức và kĩ năng, kết hợp 
linh hoạt các các phương pháp với phương tiện dạy học. Tổ chức nhiều hình 
 4 
thức dạy học tích cực theo định hướng phát huy năng lực học sinh. Chú ý đến 
từng đối tượng học sinh còn yếu, tiếp thu bài chậm. 
Về phía học sinh, một phận lớn học sinh có tính tự giác trong học tập có 
sự trang bị khá đầy đủ dụng cụ học tập (sách giáo khoa, vở bài tập, Át lát Địa 
lí, tập bản đồ....). Nhiều em có ý thức tìm tòi tài liệu tham khảo, chăm lo làm 
bài tập ở nhà. 
- Tuy nhiên thực tế quá tình dạy và học còn không ít khó khăn: 
Sự đầu tư soạn giảng của giáo viên còn qua loa, thường thì các tiết thao 
giảng, thanh kiểm tra mới có sự chuẩn bị chu đáo, các tiết dạy thường xuyên 
chưa có sự đầu tư nên hiệu quả chất lượng giáo dục chưa cao. 
Do điều kiện cơ sở vật chất của trường nên đôi khi giáo viên còn dạy 
chay chưa có phòng chức năng phục vụ cho bộ môn, sĩ số lớp học đông rất 
khó đổi mới phương pháp dạy học nhất là khi chia nhóm thảo luận. 
Một số học sinh ý thức học tập chưa cao, học lực yếu chay lười trong 
học tập nên kĩ năng khai thác Át lát địa lí, tính toán trong vẽ nhận xét biểu đồ, 
bảng số liệu còn yếu, mà đây là những kĩ năng cơ bản để ăn điể...ả năng phân tích, khái quát, kĩ năng sử dụng 
tranh ảnh, các tập bản đồ. Sử dụng chưa hiệu quả các mối quan hệ nhân quả. 
Từ đó thấy rõ bản chất, nguyên nhân, hệ quả và mối liên hệ trong thực tế hàng 
ngày. Giáo viên còn nặng thuyết trình, giải thích nhiều nội dung nên chưa hệ 
thống kiến thức sau mỗi bài học giúp học sinh nắm bài dễ dàng hơn. Cách 
giảng dạy môn Địa lí của đa phần thầy cô vẫn là Thầy đọc – Trò chép, Thầy 
giải thích Trò ghi. Các bài kiểm tra đưa ra tập trung quá nhiều vào việc trình 
bày thuộc lòng, chưa coi trọng việc phân tích, tìm ra mối liên hệ giữa các nội 
dung thành phần tự nhiên, kinh tế - xã hội, phát huy khả năng khái quát, sáng 
tạo và biết cách hệ thống hóa kiến thức cũng như kĩ năng khai thác kiến thức 
từ bản đồ, Át lát của học sinh. 
Giảng dạy môn Địa lí cũng cần phải dựa vào nhiều phương pháp khác 
nhau. Đặc biệt, khi soạn giáo án ta cần xác định và nắm vững các phương 
pháp, bài soạn phải có sự đầu tư công phu, sự sáng tạo và linh hoạt trong từng 
tiết dạy, tuyệt đối không rập khuôn, cứng nhắc để tạo hiệu quả cao. Về việc sử 
dụng đồ dùng dạy học, ngoài những đồ dùng của trường hiện có, bản thân giáo 
viên còn tự vẽ thêm các lược đồ, các bảng số liệu thống kê, sưu tầm thêm các 
tài liệu khác qua mạng Internet. 
Thay vì là người truyền đạt các sự kiện, con số, người dạy học Địa lí hãy 
đổi mới phương pháp để biến học sinh từ người bị động tiếp nhận kiến thức 
thành người chủ động đi tìm kiến thức, chắp nối sự kiện, khái quát vấn đề và 
nhận thức đúng về bài học Địa lí. Nhà trường nên đầu tư các phòng học chức 
 6 
năng, các thiết bị dạy học như máy chiếu, băng đĩa phim tài liệu, phim khoa 
học làm công cụ dạy học Địa lí có hiệu quả. 
Nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường phổ thông, không chỉ 
đơn thuần là thay đổi phương pháp giảng dạy. Để thay đổi thực trạng yếu kém 
của môn học này hiện nay đòi hỏi những giải pháp đồng bộ từ thay đổi nhận 
thức về môn học, nâng cao chất lượng biên soạn sách gi

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_van_de_nang_cao_chat_luong_gia.pdf