Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn Lớp 6 - Vũ Thị Lệ Hà

a, Giải pháp cũ thường làm

Trong các giờ lên lớp truyền thống do thời lượng có hạn nên giáo viên thường sử dụng phương pháp dạy truyện dân gian giống như giảng dạy văn học viết: phương pháp chủ yếu là đọc một truyện dân gian sau đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc trưng thể loại, nghệ thuật, nội dung của văn bản đó. Dạy truyện cổ tích thì thường đọc diễn cảm hoặc đọc phân vai sau đó chia các nhân vật thành hai tuyến chính nghĩa và gian tà, thiện và ác hoặc nhân vật chính và nhân vật phụ rồi phân tích một các sơ lược theo lối kể tóm tắt sự việc, từ đó tìm hiểu ý nghĩa của truyện. Hình thức dạy học truyền thống lấy thuyết giảng làm chính đã trở nên đơn điệu, không phù hợp với tâm lý con người hiện đại; điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú học tập, khả năng sáng tạo của học sinh, vì thế sau khi học có em không thuộc các văn bản truyện dân gian đã học, không hiểu sâu nội dung, ý nghĩa của văn bản cũng như hiểu được cuộc sống nhân dân ta thuở xa xưa với những ước mơ, khát vọng bình dị. Chính vì thế mà trong các giờ học văn học dân gian không khí lớp học rất trầm, chưa tạo được hứng thú, chưa phát huy được khả năng sáng tạo, năng khiếu nghệ thuật của học sinh. 

b, Giải pháp mới cải tiến

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn, chúng ta đã đổi mới phương pháp dạy học. Quan tâm đến việc làm thế nào để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập bộ môn Văn trong tình hình hiện nay. Để giải quyết thực trạng trên đây cần phải có nhiều phương án, một trong số đó, theo chúng tôi, cần phải kết hợp đổi mới phương pháp giảng dạy cả giờ chính khoá lẫn hoạt động ngoại khoá, mà trước hết là phải có một quan niệm đúng về tầm quan trọng, ý nghĩa của những hoạt động ngoại khoá Văn học

Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Hoạt động ngoại khoá Văn học, vì thế, vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ, "góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khoá Văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục. Hoạt động ngoại khoá Văn học phát huy tính năng động chủ quan, tính tích cực xã hội… tạo điều kiện phát hiện sở thích, thiên hướng cá nhân và phát triển năng lực hoạt động nghệ thuật sáng tạo" (Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Quốc gia 1999, Tr. 381). 

doc 12 trang Khải Lâm 26/12/2023 3620
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn Lớp 6 - Vũ Thị Lệ Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn Lớp 6 - Vũ Thị Lệ Hà

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn Lớp 6 - Vũ Thị Lệ Hà
, không hiểu sâu nội dung, ý nghĩa của văn bản cũng như hiểu được cuộc sống nhân dân ta thuở xa xưa với những ước mơ, khát vọng bình dị. Chính vì thế mà trong các giờ học văn học dân gian không khí lớp học rất trầm, chưa tạo được hứng thú, chưa phát huy được khả năng sáng tạo, năng khiếu nghệ thuật của học sinh. 
b, Giải pháp mới cải tiến
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn, chúng ta đã đổi mới phương pháp dạy học. Quan tâm đến việc làm thế nào để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập bộ môn Văn trong tình hình hiện nay. Để giải quyết thực trạng trên đây cần phải có nhiều phương án, một trong số đó, theo chúng tôi, cần phải kết hợp đổi mới phương pháp giảng dạy cả giờ chính khoá lẫn hoạt động ngoại khoá, mà trước hết là phải có một quan niệm đúng về tầm quan trọng, ý nghĩa của những hoạt động ngoại khoá Văn học. 
Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Hoạt động ngoại khoá Văn học, vì thế, vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ, "góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khoá Văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục. Hoạt động ngoại khoá Văn học phát huy tính năng động chủ quan, tính tích cực xã hội tạo điều kiện phát hiện sở thích, thiên hướng cá nhân và phát triển năng lực hoạt động nghệ thuật sáng tạo" (Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Quốc gia 1999, Tr. 381). 
Qua thực tiễn dạy học, chúng tôi nhận thấy hoạt động ngoại khoá Văn học càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào quá trình dạy học phần Truyện dân gian ở trường THCS vì những lí do sau:
Thứ nhất: Ngoại khoá Văn học dân gian góp ph... phép và khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt; có thể mở rộng và đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khoá. . . 
Thứ tư: Ngoại khoá Văn học dân gian còn tăng cường tính thời sự, tính xã hội cho nội dung bài học. Qua hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian, học sinh có thể hiểu sâu hơn về những giá trị văn hoá dân gian của quê hương, đất nước. 
 Vì vậy tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian là một công việc vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học, là một phương thức thực hành hữu hiệu, thiết thực của môn Ngữ văn. Đối với môn Ngữ văn, hoạt động ngoại khoá có vai trò giúp học sinh:
- Tăng cường tính thực hành, học sinh luôn vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống thông qua lời nói.
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn học giúp học sinh ham thích Văn học, yêu Văn hơn và tìm đến những giá trị nhân bản của con người.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, nói đúng, viết đúng tiếng Việt
- Giáo dục và vun đắp ở học sinh những tình cảm đẹp như: lòng yêu thương con người, quan tâm đến bạn bè (mọi người xung quanh), lòng yêu nước, yêu thiên nhiên và yêu dân tộc góp phần giúp học sinh nhận ra giá trị đích thực của Văn học “Văn học là nhân học”.
- Rèn luyện khả năng quan sát cuộc sống, mọi vật xung quanh, có tư duy, năng lực khái quát.
- Đưa lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống.
- Thông qua các hoạt động ngoại khoá để củng cố thêm những kiến thức trên lớp, gắn liền giữa nhà trường và cuộc sống.
* Nội dung hoạt động ngoại khóa:
Văn học dân gian là hoạt động diễn xướng, nên khi tiến hành hoạt động ngoại khoá phải chú ý đến đặc điểm của nó. Xuất phát từ đặc trưng của VHDG, khi tiến hành chuẩn bị, phải chú ý kết hợp cả những kiến thức sơ cứng với hoạt động diễn xướng tái hiện lại hoạt động văn hoá dân gian ở thời điểm mà VHDG ra đời. Trên cơ sở đó, nội dung của một buổi hoạt động ngoại khoá VHDG bao gồm có 3 phần, được sắp xếp theo trình tự xuất hiện của thể loại trong lịch sử p...à khắc sâu nội dung, ý nghĩa của các truyện ngụ ngôn, truyện cười đã học.
Phần 2: Trải nghiệm: Diễn kịch truyện “ Treo biển ”
Học sinh được trải nghiệm, sống với truyện dân gian khi tham gia vào diễn kịch truyện “ Treo biển ”.
Truyện cười - biểu hiện cho trí tuệ dân gian của cha ông chúng ta; là vũ khí đắc lực chống lại những cái xấu trong đời sống; là một cách phản ứng đặc biệt bằng tiếng cười của cha ông ta. Đằng sau tiếng cười, bao giờ cũng là những vấn đề đáng suy nghĩ hơn là đáng cười. Thông qua vở kịch mà các em diễn không chỉ làm sống lại tác phẩm mà còn giúp các em khắc sâu nội dung bài học một cách dễ dàng hơn.
GV hỏi câu hỏi phụ: nêu ý nghĩa, bài học của câu chuyện đó. 
Phàn 3: Mở rộng kiến thức về truyện dân gian:Tìm ô chữ bí mật
GV chuẩn bị một trò chơi ô chữ dựa trên cấu tạo của những tên truyện cổ tích quen thuộc với HS. Trò chơi sẽ dẫn tới tên một câu chuyện cụ thể và mời HS lên sân khấu kể lại câu chuyện đó. 
GV chỉ hướng dẫn qua để HS có thể nắm bắt được ý nghĩa của truyện cổ tích. Đây cũng là bài học từ câu chuyện trong phần chơi ô chữ. 
 Đến câu hỏi hàng dọc, đưa ra câu hỏi phụ: 
Bạn nào có thể kể lại câu chuyện cổ tích Trầu cau?
? Em vừa kể rất cảm động câu chuyện Trầu cau, vậy em có thể nói gì về ý nghiã của truyện cổ tích này?
Yêu cầu HS nêu: - Truyện cổ tích sinh hoạt; bài học về tình cảm anh em, vợ chồng: tình nghĩa gia đình. Giải thích tục ăn trầu cau của người Việt.
TRÒ CHƠI Ô CHỮ
HÀNG NGANG
Câu hỏi 1: 15 ký tự:
Truyền thuyết nào có 2 nhân vật được mệnh danh là Thần Núi và Thần Nước.
Câu hỏi 2: 7 ký tự
Nhân vật nào cho Lê Lợi mượn gươm báu?
Câu hỏi 3: 10 ký tự
Nhân vật nhổ tre đánh giặc Ân.
Câu hỏi 4: 9 ký tự
Câu hỏi 5: 15 ký tự
Tên nhân vật cổ tích đã trở thành một trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam?
Truyền thuyết nói về nguồn gốc người Việt?
Câu hỏi 6: 9 ký tự
Đàn kêu tích tịch tình tang. Ai mang công chúa dưới hang trở về?
Câu hỏi 7: 8 ký tự
Chàng trai lấy gạo làm bánh tế Tiên Vương?
Hàng dọc: 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giang_day_bo_mon_n.doc