Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn chữ đẹp, giữ vở sạch cho học sinh Lớp 1
Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục. Đã là nền tảng thì nó có vai trò vô cùng quan trọng. Sự nghiệp giáo dục có phát triển tốt, có thành công lớn thì ngay từ đầu, bậc học đầu tiên phải làm nền thật tốt. Trong mục tiêu giáo dục tiểu học có ghi: "Hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và kỹ năng cơ bản để học tiếp trung học và đi vào cuộc sống lao động."
Rèn 4 kỹ năng: Nghe đọc, nói, viết cho học sinh là một việc làm không thể thiếu được trong quá trình dạy học ở bậc Tiểu học, là trách nhiệm quan trọng của mỗi giáo viên Tiểu học.
Tất cả các kỹ năng đều phải rèn, song việc rèn kỹ năng viết cho học sinh là rất quan trọng bởi lẽ: " Các em đã hiểu được vấn đề ( hay bài học) nói ra bằng lời được, song cần phải ghi lại những vấn đề cần thiết để lưu giữ, mỗi khi cần thiết để mở ra xem lại là giải quyết được mọi việc ngay".
Hơn nữa " Nét chữ - nết người" như lời thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói. Thông qua việc rèn chữ là rèn cho các em những đức tính hết sức cần thiết và quan trọng của mỗi con người để vận dụng trong cuộc sống cũng như trong học tập, đó là tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, thẩm mĩ và chính xác".
Thực tế trong quá trình học từ lớp 1 đến lớp 5, học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp tôi nói riêng còn có nhiều sai sót về chữ viết nên tôi rất trú trọng đến vấn đề này. Vì vậy tôi chọn việc " Rèn chữ viết " cho học sinh là công việc chính phải làm trong nhiều năm nay và ngay trong năm học này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn chữ đẹp, giữ vở sạch cho học sinh Lớp 1
mở ra xem lại là giải quyết được mọi việc ngay". Hơn nữa " Nét chữ - nết người" như lời thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói. Thông qua việc rèn chữ là rèn cho các em những đức tính hết sức cần thiết và quan trọng của mỗi con người để vận dụng trong cuộc sống cũng như trong học tập, đó là tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, thẩm mĩ và chính xác". Thực tế trong quá trình học từ lớp 1 đến lớp 5, học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp tôi nói riêng còn có nhiều sai sót về chữ viết nên tôi rất trú trọng đến vấn đề này. Vì vậy tôi chọn việc " Rèn chữ viết " cho học sinh là công việc chính phải làm trong nhiều năm nay và ngay trong năm học này. 3- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 1B thông qua các môn học (chủ công là giờ tập viết, tập đọc và chính tả). - Tìm ra hình thức, phương pháp, mô hình và những giải pháp thực tiễn nhằm năng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong trường tiểu học . 4- Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp tiếp cận : +Tiếp cận thực tế hàng ngày đối với học sinh qua các giờ học. -Phương pháp nghiên cứu cụ thể. +Phân loại học sinh theo đối tượng để nghiên cứu. 5- Nhiệm vụ của sáng kiến: -Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. -Đánh giá nhận thức và ý thức việc rèn chữ, giữ vở của học sinh. -Tìm hiểu thuận lợi, khó khăn trong việc rèn chữ, giữ vở. -Tìm ra giải pháp thực tiễn, hình thức có hiệu quả. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. ------------- Chương I: Cơ sở lí luận Việc rèn chữ đẹp - giữ vở sạch là một vấn đề không mới. Những năm học trước nhà trường đều có kế họch đề ra. Song kết quả chưa cao. Từ năm học 1997 - 1998 mới được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao xuống từ Phòng giáo dục và trong nhà trường. Để thực hiện tốt lời dạy của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng “Chữ viết cũng là thể hiện nết người" ngay từ tuần thứ 2 tháng thứ nhất học kỳ I và đã phân ra từng đối tượng học sinh. Chương II: Điều tra khảo sát *Đối tượng 1: Các em viết chữ xấu, sai lỗi chính tả, để vở bẩn. Cụ thể: Chữ viết không đúng qui định cỡ 2 li, các nét chữ không rõ ràng, gã... viết rất chậm viết sai chính tả là vì đâu ? Lý do: Các em ngồi viết không đúng tư thế. Trong giờ học chưa tập trung chú ý nghe giảng. Giờ tập đọc các em đọc yếu chưa chú ý phát âm đúng, các âm, các vần, các tiếng khó, tiếng dễ nhầm lẫn, trong giờ chính tả và giờ tập viết chưa nắm vững qui tắc thao tác khi viết các chữ cái và cách nối các chữ cái trong một chữ ghi một tiếng. Chưa chăm viết bài hàng ngày, không có ý thức rèn chữ. Khi biết rõ nguyên nhân, tôi tập trung ngay rèn những đối tượng đó bằng một số biện pháp. 1-Làm thế nào để học sinh viết chữ đẹp, đúng mẫu cỡ chữ? -Tôi hướng dẫn tỉ mỉ trong giờ tập viết ( nhất là lớp 1) làm cho học sinh biết được thế nào là 1 ô li, 2 ô li, 2, 1/2 ô li trong các dòng kẻ ở vở. Những chữ nào có chiều cao 1 . 2 , 2, 1/2 , 3, 4, 5 li . Các em nắm được các dòng kẻ li và chiều cao của chữ thì nhất định viết đúng cỡ chữ. -Tôi đưa ra chữ mẫu cho học sinh quan sát, sau đó viết mẫu, hướng dẫn học sinh viết từng nét trong chữ, độ cao nét hất, khoảng cách, cuối cùng là các em được luyện viết bảng rồi viết vở. -Hàng ngày, giáo viên phải tự giác rèn luyện chữ viết vở, tập viết chữ viết trên bảng đen. Luôn luôn nêu cao tác phong mẫu mực khi viết trên bảng, khi cho điểm, ghi lời phê trong bài làm của học sinh, điểm số và lời phê phải ghi đúng chỗ qui định. 2)Làm thế nào để học sinh viết chữ có khoảng cách đều đặn? Nếu qui định khoảng cách giữa chữ với chữ bằng kích thước cụ thể, học sinh không nắm được tôi đã làm như sau: Đối với học sinh lớp 1 thời gian đầu tập viết theo mẫu và tập chép ở học kỳ II giáo viên qui ước khoảng cách giữa các chữ với nhau Khi học sinh viết giáo viên hướng dẫn các em viết xong 1 từ, nhấc bút lên rồi tự khoanh tròn một chữ o ở trên không gần sát mặt giấy mới đặt đặt bút viết tiếp một chữ khác. Việc này giáo viên chỉ cần làm một thời gian để các em có khái niệm về khoảng cách giữa các chữ. Sau này những bài tập chép trên bảng không cần phải viết chữ o bằng phấn mầu nữa mà chỉ phổ biến nhắc nhở học sinh tự ...đưa bút đúng phương và chiều của từng nét của chữ đó . Những học sinh viết trái cựa, không đúng chiều làm nhiều đường nét bị lỡ, có nhiều động tác thừa. Cho nên khi dạy học sinh tập viết, không thể chỉ dừng lại ở chỗ hướng dẫn phân tích cấu tạo chữ, hình thái chữ mà còn phải hướng dẫn qui tắc thao tác cho hợp lí. Khi tô chữ cũng phải tô theo đúng chiều của đường nét. -Phải biết nối các nét cơ bản với nhau thành chữ cái, nối các chữ cái thành chữ trọn vẹn ghi một tiếng sao cho đường nét được liên tục, càng ít nét rời chữ viết càng nhanh - chẳng hạn: Chữ a, h gồm hai nét cơ bản nhưng khi viết chỉ thể hiện một đường liền. Chữ t gồm 3 nét cơ bản nhưng khi viết chỉ thể hiện bằng 2 đường rời... - Khi viết chữ trọn vẹn để ghi một tiếng, phải biết cách nối các chữ với nhau sao cho tạo được những đường nét liền, giảm số nét rời đi, phải hợp lí hoá khi đánh dấu giọng cũng như dấu các chữ cái. Thí dụ 1 : Viết " việc " Bước 1: viết " viec" Bước 2: đánh dấu " i,ê" và dấu " nặng" Thí dụ 2: Viết chữ " thương" Bước 1: viết " thương" Bước 2: viết thêm nét ngang ở chữ " t; dấu ở chữ ư.. ơ " và dấu " huyền". Như vậy khi hướng dẫn học sinh viết sao cho đúng mẫu, đúng khoảng cách mà còn phải chú ý hướng dẫn thao tác các bước sao cho hợp lí, rút ngắn thời gian nhất. Với học sinh lớp 1 có thể cho các em viết chữ tương đương trên không bằng ngón tay, tập viết vào bảng tay, hay vở nhằm rèn luyện kỹ năng thao tác cho học sinh. b/ Bồi dưỡng ngữ âm cho học sinh: Bồi dưỡng kiến thức ngữ âm cho học sinh là 1 việc làm rất cần thiết cho kỹ năng đọc và kỹ năng viết. Chính vì không nắm vững các kiến thức ngữ âm ( phụ âm đầu, vần, dấu thanh) tức là không nắm vững các bộ phận cấu tạo thành tiếng để thể hiện thành chữ trong khi viết. Những thao tác tư duy trong quá trình nghe, suy nghĩ, viết chưa thành thạo dẫn đến viết chậm. Tình trạng này thể hiện rõ ở học sinh lớp 1 và những học sinh yếu kém ở các lớp trên. Vì vậy ngay từ đầu lớp 1 tôi đã phải chú ý cho các em ôn và nhớ kỹ những phụ âm g
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_ren_chu_dep_giu_vo_sach_ch.doc