Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong việc chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh trong tiết “listen”- Môn Tiếng Anh 9

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Trong xu thế hội nhập quốc tế, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh được xem là 
một phương tiện đắc lực góp phần tạo ra nhiều việc làm và đưa đến sự thành công cho 
mỗi chúng ta,đặc biệt là thế hệ học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay. 
Tiếng Anh được sử dụng rộng rải ở mọi nơi, trong mọi lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, 
ngoại giao, du lịch,... Tiếng Anh giúp chúng ta tiếp cận nguồn tri thức tiên tiến của 
nhân loại, hoà nhập cùng thế giới. Hơn nữa dạy – học Tiếng Anh còn giúp người học 
thêm năng động, thân thiện hơn, giúp mở mang, phát triển trí tuệ, rèn luyện kỹ năng 
sống và kỹ năng hòa nhập cộng đồng và hoàn thiện hơn về nhân cách. 
Đổi mới phướng pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực tiếng Anh 
của người học. Bên cạnh việc trang bị kiến thức, việc phát triển năng lực sử dụng 
ngôn ngữ được xem là một tiêu chí đánh giá sự thành công của việc dạy tiếng Anh. 
Phương pháp dạy học tích cực: lấy việc học làm trung tâm là quan điểm chủ đạo trong 
suốt quá trình dạy-học. Việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát 
huy tính tích cực chủ động của học sinh và tích hợp kiến thức trong quá trình học 
nhằm mang lại hiệu quả cao luôn là điều quan tâm, trăn trở đối với mọi giáo viên. 
Dạy học tiếng Anh có hiệu quả là dạy cho học sinh biết cách học và tự học, 
cách tư duy, lĩnh hội kiến thức. Học sinh cần xác định rõ những nhiệm vụ cần giải 
quyết trong từng tiết học. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố  cách giáo viên chuyển 
giao nhiệm vụ cho học sinh, phát triển các câu hỏi, các dạng bài tập để giúp học sinh 
tư duy, sáng tạo trong quá trình học tập, giúp học sinh có thói quen tự học, chuẩn bị 
bài trước khi đến lớp, chủ động trong quá trình tiếp thu kiến thức, và quan trọng nhất 
là thường xuyên ôn tập, củng cố kiến thức. Đổi mới phương pháp nhằm khuyến khích 
học sinh có tinh thần độc lập suy nghĩ chủ động tích cực sáng tạo, biết tư duy lôgic, 
không học một cách máy móc, vì thế việc giao nhiệm vụ cho học sinh là quan trọng 
nhất.
pdf 25 trang letan 14/04/2023 6880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong việc chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh trong tiết “listen”- Môn Tiếng Anh 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong việc chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh trong tiết “listen”- Môn Tiếng Anh 9

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong việc chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh trong tiết “listen”- Môn Tiếng Anh 9
t 
 4 
PHẦN MỞ ĐẦU 
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Trong xu thế hội nhập quốc tế, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh được xem là 
một phương tiện đắc lực góp phần tạo ra nhiều việc làm và đưa đến sự thành công cho 
mỗi chúng ta,đặc biệt là thế hệ học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay. 
Tiếng Anh được sử dụng rộng rải ở mọi nơi, trong mọi lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, 
ngoại giao, du lịch,... Tiếng Anh giúp chúng ta tiếp cận nguồn tri thức tiên tiến của 
nhân loại, hoà nhập cùng thế giới. Hơn nữa dạy – học Tiếng Anh còn giúp người học 
thêm năng động, thân thiện hơn, giúp mở mang, phát triển trí tuệ, rèn luyện kỹ năng 
sống và kỹ năng hòa nhập cộng đồng và hoàn thiện hơn về nhân cách. 
Đổi mới phướng pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực tiếng Anh 
của người học. Bên cạnh việc trang bị kiến thức, việc phát triển năng lực sử dụng 
ngôn ngữ được xem là một tiêu chí đánh giá sự thành công của việc dạy tiếng Anh. 
Phương pháp dạy học tích cực: lấy việc học làm trung tâm là quan điểm chủ đạo trong 
suốt quá trình dạy-học. Việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát 
huy tính tích cực chủ động của học sinh và tích hợp kiến thức trong quá trình học 
nhằm mang lại hiệu quả cao luôn là điều quan tâm, trăn trở đối với mọi giáo viên. 
 Dạy học tiếng Anh có hiệu quả là dạy cho học sinh biết cách học và tự học, 
cách tư duy, lĩnh hội kiến thức. Học sinh cần xác định rõ những nhiệm vụ cần giải 
quyết trong từng tiết học. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố cách giáo viên chuyển 
giao nhiệm vụ cho học sinh, phát triển các câu hỏi, các dạng bài tập để giúp học sinh 
tư duy, sáng tạo trong quá trình học tập, giúp học sinh có thói quen tự học, chuẩn bị 
bài trước khi đến lớp, chủ động trong quá trình tiếp thu kiến thức, và quan trọng nhất 
là thường xuyên ôn tập, củng cố kiến thức. Đổi mới phương pháp nhằm khuyến khích 
học sinh có tinh thần độc lập suy nghĩ chủ động tích cực sáng tạo, biết tư duy lôgic, 
không học một cách máy móc..., Unit 7, Unit 8, Unit 9, thiết kế lại những nhiệm vụ- dạng bài tập từ dễ đến 
khó, từ đơn giản đến phức tạp, làm tăng sự hứng thú, lôi cuốn học sinh tích cực tham 
gia vào các hoạt động trong giờ học. 
B. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP 
VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
Vận dụng phương pháp dạy học tích cực thiết kế các nhiệm vụ trong tiết dạy 
“Listen” nhằm: 
 Giúp học sinh tích cực, chủ động tham gia vào tiến trình dạy – học. 
 Giúp học sinh tiếp cận nội dung bài nghe từ dễ đến khó, một cách hiệu quả 
nhất. 
 Giáo viên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để học sinh nắm bắt thông tin một cách chủ 
động, tích cực, không đơn điệu máy móc. 
 Học sinh sẽ có cơ hội vận dụng kiến thức nghe được vào thực tế cuộc sống một 
cách lý thú. 
II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về mục tiêu và phương pháp dạy Listening. 
 Khảo sát thực trạng về việc dạy - học “Listen” hiện nay có vận dụng phương 
pháp đổi mới – dạy học tích cực. 
 6 
 Trình bày việc vận dụng phương pháp đổi mới, khai thác nội dung bài học 
ngoài bài tập có sẵn trong sách giáo khoa. 
 Hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng Nghe ngoài nhà trường. 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
 Phương pháp nghiên cứu: Qua nghiên cứu tài liệu hướng dẫn đổi mới phương 
pháp dạy học, tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng, tài liệu đổi mới phương pháp dạy học 
của các giảng viên “Global Education” từ webside “Edu.net.vn; Educationworld.Com; 
worldbank.education; Teachers.net;..” và tổng kết kinh nghiệm rút ra từ thực tế giảng 
dạy bộ môn của đồng nghiệp và bản thân. Gồm các phương pháp cụ thể sau: 
 - Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tiến hành nghiên cứu phương 
pháp và dự giờ đồng nghiệp. 
 - Phương pháp trao đổi thảo luận: Người thực hiện sau khi dự giờ tiến hành trao 
đổi thảo luận, so sánh và rút kinh nghiệm tiết dạy. 
 -Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên dạy thực nghiệm cho từng mục đích cụ 
thể có ứng dụng BĐTD. 
 - Phương pháp điều tra: Giáo ...hành công, đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực cố gắng của giáo viên mà còn có sự 
hợp tác chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, 
giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi học sinh không có động cơ thái độ học tập đúng 
đắn, không hợp tác, tỏ ra thiếu hứng thú học tập. 
 Qua nghiên cứu phương pháp và kinh nghiệm thực tế giảng dạy trên lớp, tôi xin 
trình bày một vài kinh nghiệm sau đây tuy đơn giản nhưng góp phần làm thành công 
giờ dạy – học nghe, đồng thời làm cho học sinh yêu thích môn học hơn, phát triển 
hoàn thiện các kỹ năng nghe – nói - đọc – viết, đặc biệt là kỹ năng nghe. 
 Để tiến hành một tiết dạy nghe tôi luôn xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể 
trong từng phần: trước khi nghe, trong khi nghe và sau khi nghe: 
 I. NHỮNG NHIỆM VỤ TRƯỚC KHI NGHE: 
 PHẦN KHỞI ĐỘNG (Warmer) 
 Phương pháp dạy học tích cực luôn chú trọng gây hứng thú học tập cho học 
sinh (HS) trong phần“Warmer”. Đối với tiết dạy nghe, phần khởi động phải được 
chọn lựa sao cho hổ trợ tốt nhất cho hoạt động nghe. Thông qua phần “Warmer” giáo 
viên (GV) sẽ giới thiệu chủ đề, chủ điểm sẽ dẫn dắt học sinh đến gần với nội dung bài 
 8 
nghe. GV có thể thiết kế nhiều dạng bài, giúp HS đoán trước, thảo luận về đề tài, nội 
dung đó trước khi nghe để học sinh chủ động hơn. Sau đây là một số thủ thuật: 
 1. HANGMAN 
GV có thể thiết kế trò chơi “Hangman” để giới thiệu trực tiếp vào chủ đề bài 
học. Hoạt động này vừa không tốn thời gian chuẩn bị, vừa tạo được sự thoải mái, tâm 
lý sẵn sàng cho hoạt động nghe. 
 Ví dụ Unit 6: 
GV đưa ra gợi ý, HS đoán các chữ cái xuất hiện trong từ. HS nào đoán đúng từ 
khóa trước sẽ thắng. 
 It has 11 letters. It is a noun. We will be healthier if it is not polluted. 
 E N V I R O N M E N T 
 Thông qua hoạt động này, GV giới thiệu chủ điểm bài học, đồng thời qua từ 
khóa GV đưa ra một số câu hỏi xoay quanh chủ đề để kích thích sự tò mò, khám phá 
của các em trước khi vào nội dung nghe. 
 2. CHATTING : Thông qu

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc.pdf