Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm tích hợp để dạy kể chuyện Lớp 3

Chương trình tiểu học mới xác định mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua các việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của con người mới Xã hội chủ nghĩa.

        Với mục tiêu của giáo dục tiểu học là giáo dục con người phát triển toàn diện. Mục tiêu của giáo dục được cụ thể hóa thành mục tiêu của các môn học và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình Tiểu học. Bậc Tiểu học là bậc học nền móng cho quá trình học tập lâu dài của học sinh và rèn cho các em bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết). Trong môn Tiếng Việt nói chung và phân môn kể chuyện nói riêng là một vấn đề rất quan trọng. Phân môn kể chuyện là sự tích hợp của 3 kỹ năng chính trong bốn kỹ năng là: Nghe, đọc và nói. Việc rèn luyện cho các em các kỹ năng được tích hợp trong phân môn kể chuyện được các giáo viên hết sức quan tâm để rèn luyện và có hiệu quả khá tốt. Nhưng trong quá trình dạy học việc vận dụng quan điểm tích hợp đó một cách thành thạo, nhuần nhuyễn thì chưa phải giáo viên nào cũng làm được. Chính vì lẽ đó việc tìm hiểu về nội dung cách "vận dụng quan điểm tích hợp vào việc dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3" là rất cần thiết.

doc 27 trang Khải Lâm 29/12/2023 1900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm tích hợp để dạy kể chuyện Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm tích hợp để dạy kể chuyện Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm tích hợp để dạy kể chuyện Lớp 3
n hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của con người mới Xã hội chủ nghĩa.
	Với mục tiêu của giáo dục tiểu học là giáo dục con người phát triển toàn diện. Mục tiêu của giáo dục được cụ thể hóa thành mục tiêu của các môn học và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình Tiểu học. Bậc Tiểu học là bậc học nền móng cho quá trình học tập lâu dài của học sinh và rèn cho các em bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết). Trong môn Tiếng Việt nói chung và phân môn kể chuyện nói riêng là một vấn đề rất quan trọng. Phân môn kể chuyện là sự tích hợp của 3 kỹ năng chính trong bốn kỹ năng là: Nghe, đọc và nói. Việc rèn luyện cho các em các kỹ năng được tích hợp trong phân môn kể chuyện được các giáo viên hết sức quan tâm để rèn luyện và có hiệu quả khá tốt. Nhưng trong quá trình dạy học việc vận dụng quan điểm tích hợp đó một cách thành thạo, nhuần nhuyễn thì chưa phải giáo viên nào cũng làm được. Chính vì lẽ đó việc tìm hiểu về nội dung cách "vận dụng quan điểm tích hợp vào việc dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3" là rất cần thiết.
	Chương trình và sách giáo khoa mới so với chương trình và sách giáo khoa cũ đã có nhiều cải tiến phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Phân môn kể chuyện đã vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3 ngay từ đầu năm học. Đây là một trong những điểm mới và cũng là một đóng góp không nhỏ của chương trình sách giáo khoa mới sau năm 2000. Việc phát triển kỹ năng nói và nghe cho học sinh được xuyên suốt quá trình dạy môn kể chuyện qua các kỹ năng độc thoại, kĩ năng đối thoại và đặc biệt là kỹ năng nghe. Từ đó mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lô gíc, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực, đời sống, thông qua nội dung các câu chuyện. Bồi dưỡng cho các em tình cảm tốt đẹp trau dồi hứng thú đọc kể chuyện đem lại niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập.
	Tuy nhiên... quan trọng định ra các nguyên tắc, nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt. Tính hệ thống của ngôn ngữ là cơ sở để xây dựng các bài tập, cũng là cơ sở cung cấp từ theo chủ đề dạy học ở Tiểu học. Các bộ phận của ngôn ngữ học có vai trò quan trọng qua lại với chữ viết là cơ sở của việc soạn thảo phương pháp dạy đọc, viết, cơ sở của việc hình thành các kỹ năng đọc sơ bộ. Từ pháp học và cú pháp học là cơ sở để tạo ra các biểu tượng về cấu trúc ngôn ngữ. Kiến thức ngữ pháp quan trọng cả trong việc dạy phát triển lời nói và nó đảm bảo mối quan hệ giữa các từ, cụm từ để đọc và viết câu đúng. Ngôn ngữ nói chung, Việt ngữ học nói riêng quy định của nội dung dạy học, trình tự sắp xếp nội dung môn học và cả phương pháp làm việc của thầy và trò trong giờ Tiếng Việt. Bên cạnh ngôn ngữ học còn có thể kể đến cơ sở văn học. Phương pháp đọc dựa trên lý thuyết văn học, học sinh cần chiếm lĩnh văn bản văn chương. Vì vậy mặc dù không học những kiến thức lý luận văn học, việc đọc những bài văn, bài thơ, những câu chuyện ở Tiểu học vẫn được xây dựng trên cơ sở của những quy luật chung nhất là tác phẩm văn học và sự tác động của nó đến người học.
	b. Quan điểm tích hợp trong môn Tiếng Việt ở lớp 3
	Trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học quan điểm xây dựng chương trình và sách giáo khoa được xây dựng trên quan điểm tích hợp với hai chiều hướng là: Tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc.
	* Tích hợp theo chiều ngang: Tích hợp kiến thức Tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng qui. Chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 thực hiện mục tiêu tích hợp nói trên thông qua hệ thống các chủ điểm học tập bằng việc tổ chức hệ thống bài học, bài học theo chủ điểm. Sách giáo khoa dẫn dắt học sinh đi dần vào các lĩnh vực của đời sống, qua đó tăng cường vốn từ, vốn diễn đạt của các em về nhà trường, gia đình và xã hội. Đồng thời cũng mở cánh cửa cho các em bước vào thế giới xung quanh để soi vào thế giới tâm hồn của mình. Th...ều chủ điểm nhỏ tạo điều kiện cho học sinh hiểu biết sâu hơn nữa.
	- Về kỹ năng: Từ chỗ biết đọc trơn và đọc nhẩm ở lớp 1, lớp 2 thì bây giờ học sinh lớp 3 được rèn để có kỹ năng đọc thầm và bước đầu biết đọc lướt để nắm ý trả lời câu hỏi, từ chỗ biết nói một số câu đơn giản với âm, vần đã học, học sinh có thể đặt câu theo mẫu đã cho và nói về bản thân, gia đình, bạn bè, trường lớp... bằng một số câu đơn giản.
	c. Mục đích vai trò của nội dung kể chuyện
	Giờ kể chuyện có liên quan đến nhu cầu nghe kể chuyện của trẻ em góp phần hình thành nhân cách, đem lại những cảm xúc lành mạnh cho tâm hồn học sinh. Thích nghe kể chuyện là một đặc điểm của trẻ em. Phân môn kể chuyện trong chương trình Tiểu học trước tiên đáp ứng yêu cầu thích kể chuyện của trẻ, kể chuyện có sức mạnh riêng trong chương trình Tiểu học trước tiên đáp ứng yêu cầu thích kể chuyên của trẻ, kể chuyện có sức mạnh riêng trong việc giáo dục trẻ. Sức mạnh này bắt nguồn từ công cụ mà môn kể chuyện sử dụng đó là tác phẩm văn học nghệ thuật giáo viên dùng kể trước lớp. Các tác phẩm văn học có tác dụng lớn đến tâm hồn và cảm xúc của các em, đem lại những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh.
	* Giờ kể chuyện góp phần tích lũy vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ. Giờ kể chuyện giúp cho trẻ sớm tiếp xúc với tác phẩm văn học. Suốt những năm ở bậc Tiểu học, học sinh được nghe và tham gia kể hàng trăm câu chuyện với đủ thể loại, gồm những tác phẩm văn học có giá trị của Việt Nam và thế giới, từ chuyện cổ tích đến chuyện hiện đại. Do đó vốn của học sinh được tích lũy dần. Đây là những hành trang quí sẽ theo em nhiều trong suốt cuộc đời của mình. Các chuyện kể còn chấp cánh cho trí tưởng tượng của các em bay bổng. Cùng với lý tưởng, óc tưởng tượng là bệ phóng cho những hoài bão, ước mơ cao đẹp khi các em bước vào cuộc sống, bệ phóng cho sự sáng tạo.
	Giờ kể chuyện góp phần rèn luyện và phát triển kĩ năng nói kể trước đám đông một cách có nghệ thuật, góp phần khơi gợi tư duy hình tượng cho trẻ. Sống với các nhân vật trong c

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_quan_diem_tich_hop_de_day_ke.doc