SKKN Sử dụng PP dạy học nêu VĐ theo định hướng phát triển năng lực HS trong dạy học Lịch sử Lớp 8, phần LSTG cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

I. Tên sáng kiến kinh nghiệm

Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử lớp 8, phần lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917).

II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

1. Giải pháp cũ thường làm

Thực tế trong giảng dạy, đa số giáo viên đã cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh như phương pháp sử dùng đồ dùng trực quan, đàm thoại, ... tuy nhiên phương pháp chủ đạo vẫn là phương pháp tường thuật miêu tả, thuyết trình,… ít sử dụng phương pháp nêu vấn đề hoặc các tình huống có vấn đề. Cách dạy học mang tính thông báo kiến thức định sẵn, độc thoại đọc chép vẫn tồn tại. Ưu điểm của giải pháp này là thông báo được hết những sự kiện sách giáo khoa giới thiệu, học sinh chỉ cần ghi chép và học thuộc những gì mà giáo viên đã cung cấp. Nhược điểm của giáo viên là người có sứ mạng truyền thụ kiến thức cho học sinh, là trung tâm của giờ học, còn học sinh đóng vai trò thụ động, phải ghi nhiều, do đó học sinh chưa thực sự chủ động nghiên cứu kiến thức, chưa độc lập làm việc với sách giáo khoa, kiến thức cung cấp cho học sinh còn nặng nề gây tâm lý không thích học bộ môn này vì dài và trừu tượng. Do vậy việc đổi mới phương pháp nhằm gây hứng thú cho học sinh học tập một cách say mê, cũng như chủ động chiếm lĩnh kiến thức thông qua sự định hướng của người thầy là hết sức cần thiết. 

* Nguyên nhân 

+ Về phía giáo viên 

- Một số giáo viên dạy lịch sử chưa thực sự khắc phục khó khăn, cải tiến phương pháp, chưa thực sự nỗ lực vượt qua dạy học theo lối mòn, chưa tích cực hoá hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học “ thầy đọc, trò chép”. Do đó nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn.

- Cũng vẫn còn giáo viên chưa nêu các tình huống có vấn đề trong giờ học, điều này làm giảm bớt sự chú ý bài học của học sinh ngay từ hoạt động đầu tiên.

- Bên cạnh đó cũng còn có giáo viên mới chỉ chú ý đến đối tượng khá giỏi trong lớp, chưa có câu hỏi giành cho đối tượng học sinh yếu. Cho nên đối tượng học sinh yếu ít được chú ý và không được tham gia hoạt động, điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy chán nản môn học của mình.

+ Về phía học sinh :

- Học sinh chưa có sự độc lập tư duy, nhiều em còn đọc y nguyên sách giáo khoa để trả lời câu hỏi mà chưa biết chắt lọc các chi tiết, sự kiện để trả lời trúng vào nội dung cô giáo yêu cầu. Nhiều em còn lười học và chưa có sự say mê môn học, một số bộ phận học sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, chưa có sự đầu tư tìm hiểu các thông tin trên mạng, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ. Cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, ... còn yếu.

- Học sinh chỉ có trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trình bày), còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh, ... thì học sinh còn rất lúng túng khi trả lời hoặc trả lời thì mang tính chất chung chung.

doc 12 trang Khải Lâm 26/12/2023 4540
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng PP dạy học nêu VĐ theo định hướng phát triển năng lực HS trong dạy học Lịch sử Lớp 8, phần LSTG cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng PP dạy học nêu VĐ theo định hướng phát triển năng lực HS trong dạy học Lịch sử Lớp 8, phần LSTG cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

SKKN Sử dụng PP dạy học nêu VĐ theo định hướng phát triển năng lực HS trong dạy học Lịch sử Lớp 8, phần LSTG cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
đọc chép vẫn tồn tại. Ưu điểm của giải pháp này là thông báo được hết những sự kiện sách giáo khoa giới thiệu, học sinh chỉ cần ghi chép và học thuộc những gì mà giáo viên đã cung cấp. Nhược điểm của giáo viên là người có sứ mạng truyền thụ kiến thức cho học sinh, là trung tâm của giờ học, còn học sinh đóng vai trò thụ động, phải ghi nhiều, do đó học sinh chưa thực sự chủ động nghiên cứu kiến thức, chưa độc lập làm việc với sách giáo khoa, kiến thức cung cấp cho học sinh còn nặng nề gây tâm lý không thích học bộ môn này vì dài và trừu tượng. Do vậy việc đổi mới phương pháp nhằm gây hứng thú cho học sinh học tập một cách say mê, cũng như chủ động chiếm lĩnh kiến thức thông qua sự định hướng của người thầy là hết sức cần thiết. 
* Nguyên nhân 
+ Về phía giáo viên 
- Một số giáo viên dạy lịch sử chưa thực sự khắc phục khó khăn, cải tiến phương pháp, chưa thực sự nỗ lực vượt qua dạy học theo lối mòn, chưa tích cực hoá hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học “ thầy đọc, trò chép”. Do đó nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn.
- Cũng vẫn còn giáo viên chưa nêu các tình huống có vấn đề trong giờ học, điều này làm giảm bớt sự chú ý bài học của học sinh ngay từ hoạt động đầu tiên.
- Bên cạnh đó cũng còn có giáo viên mới chỉ chú ý đến đối tượng khá giỏi trong lớp, chưa có câu hỏi giành cho đối tượng học sinh yếu. Cho nên đối tượng học sinh yếu ít được chú ý và không được tham gia hoạt động, điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy chán nản môn học của mình.
+ Về phía học sinh :
- Học sinh chưa có sự độc lập tư duy, nhiều em còn đọc y nguyên sách giáo khoa để trả lời câu hỏi mà chưa biết chắt lọc các chi tiết, sự kiện để trả lời trúng vào nội dung cô giáo yêu cầu. Nhiều em còn lười học và chưa có sự say mê môn học, một số bộ phận học sinh không chuẩn bị b...i
%
Số bài
%
Số bài
%
Số bài
%
8A
35
10
28,6
13
37,1
12
34,3
0
8B
34
10
29,4
13
38,2
11
32,4
0
2. Giải pháp mới cải tiến 
Dạy học nêu vấn đề để phát huy tính tích cực của học sinh theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học lịch sử thế giới cận đại không phải là một phương pháp riêng, mà là một kiểu dạy học được tiến hành thông qua sự liên kết nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy học, phát triển năng lực cho học sinh như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,  Nói cách khác đây là một hình thức tổ chức sự tìm tòi kiến thức mới trong quá trình học tập thông qua việc giải quyết các vấn đề. Có nghĩa là khi tiến hành dạy học nêu vấn đề để phát huy tính tích cực của học sinh chúng ta sẽ thực hiện nhiều phương pháp khác đi kèm như: Giải thích, phân tích, sử dụng đồ dùng trực quan có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, đánh giá, nhận xét nêu ra bản chất, quy luật của vấn đề lịch sử và nâng cao lên là quy luật lịch sử để đi đến đích đó là phát triển năng lực cho học sinh đó là sự tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa ghi chép, tìm kiếm thông tin, ...) trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập sáng tạo, tư duy. Đồng thời sử dụng phương pháp nêu vấn đề sẽ giúp học sinh tự nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, biết vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn đặt ra, từ đó thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử.
Như vậy, dạy học nêu vấn đề để phát huy tính tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề là cách tổ chức dạy học gồm 3 yếu tố cơ bản sau: 
* Bước thứ nhất: Dựa vào bài học tạo ra tình huống có vấn đề
Tính huống có vấn đề là trạng thái tâm lý của sự khó khăn về tr...iết phải tìm ra cái mới, cái chưa biết nhưng cần phải biết. Về phương pháp: Học sinh chưa biết cách lập luận, chưa tạo được một “ con đường”, một cấu trúc tư duy để đi từ cái đã biết sang cái chưa biết nhưng phải biết. Tuy nhiên không phải bất cứ bài học nào chúng ta cũng áp đặt kiểu dạy học nêu vấn đề, mà phải căn cứ vào từng bài học, có thể tạo ra tình huống có vấn đề thì chúng ta mới áp dụng phương pháp này. Để có tình huống có vấn đề chúng ta phải lưu ý các điều kiện để tạo ra tình huống có vấn đề: 
Thứ nhất : Phải tạo ở học sinh một trạng thái tâm lý đặc biệt, theo đó học sinh xuất hiện nhu cầu nhận thức cái chưa biết nhưng cần phải biết trong tình huống có vấn đề. Đây chính là điều kiện bên trong của tư duy là nhân tố có ý nghĩa cực kỳ quan trọng mang tính chất quyết định đối với quá trình nhận thức. 
Thứ hai: Nội dung của điều chưa biết nhưng cần phải biết là những kiến thức có tính trừu tượng, khái quát tức là những khái niệm, bài học, quy luật chứ không phải là những sự kiện lẻ tẻ rời rạc.
Thứ ba: Là điều kiện về mặt sư phạm đó là tính vừa sức, vấn đề trong tình huống có vấn đề không quá dễ cũng không quá phức tạp đối với trình độ học sinh. Ở đây những điều chưa biết nhưng cần phải biết ở mức độ khó nhất định so với vốn kiến thức có sẵn của học sinh. Mặt khác tình huống có vấn đề cũng phải chứa đựng trong đó một yếu tố nào đó làm điểm xuất phát cho sự suy nghĩ tìm tòi sáng tạo của học sinh và mức độ khó phải được nâng cao dần trong quá trình nhận thức.
* Bước thứ hai: Biểu đạt tình huống có vấn đề để phát huy tính tích cực của học sinh trong bài giảng của giáo viên 
	Dạy học nêu vấn đề để phát huy tính tích cực của học sinh đặt ra yêu cầu cao đối với giáo viên. Khi xuất hiện tình huống có vấn đề, giáo viên phải tìm cách biểu đạt như thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học và phương pháp nêu vấn đề diễn ra có hiệu quả .
	Trước hết bài trình bày của giáo viên phải đặt học sinh vào trạng thái tâm lý đặc biệt - một trong nhữ

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_pp_day_hoc_neu_vd_theo_dinh_huong_phat_trien_na.doc