Bài tập củng cố kiên thức Ngữ văn 6

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1. Truyện Con rồng cháu tiên thuộc thể loại văn học nào?

      A. Truyện ngụ ngôn                                                      B. Truyện truyền thuyết

     C. Truyện cổ tích                                                           D. Truyện trung đại

Câu 2. Khái niệm chính xác nhất về truyện truyền thuyết?

      A. Loại truyện dân gian, kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử dân tộc, sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.

      B. Những câu chuyện hoang đường, li kì

     C. Những câu chuyện kể hiện thực thông qua hình tượng nghệ thuật

     D. Những câu chuyện có thật

Câu 3. Ý nghĩa truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy

    A. Giải thích nguồn gốc làm bánh

    B. Đề cao trí tuệ, lòng hiếu thảo của người nông dân

   C. Ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán đẹp từ những điều giản dị, giàu ý nghĩa.

   D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 4. Khái niệm chính xác và đầy đủ nhất về từ

   A. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa

   B. Từ là yếu tố ngôn ngữ nhỏ nhất được dùng tạo câu

   C. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa, dùng độc lập, để tạo câu.

   D. Từ được tạo thành từ một tiếng.

Câu 5. Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?

    A. Từ đơn và từ ghép                                  B. Từ đơn và từ láy

    C. Từ đơn                                                      D. Từ ghép và từ láy

Câu 6. Từ bao gồm mấy phần?

       A. Gồm ba phần: nghĩa, hình thức âm đọc, nội dung        B. Gồm hai phần: nội dung và hình thức

        C. Gồm một phần: nội dung từ biểu đạt                             D. Không phân chia được

docx 3 trang Khải Lâm 30/12/2023 1220
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập củng cố kiên thức Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập củng cố kiên thức Ngữ văn 6

Bài tập củng cố kiên thức Ngữ văn 6
hành từ một tiếng.
Câu 5. Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?
 A. Từ đơn và từ ghép B. Từ đơn và từ láy
 C. Từ đơn D. Từ ghép và từ láy
Câu 6. Từ bao gồm mấy phần?
 A. Gồm ba phần: nghĩa, hình thức âm đọc, nội dung B. Gồm hai phần: nội dung và hình thức
 C. Gồm một phần: nội dung từ biểu đạt D. Không phân chia được
Câu 7. Chủ đề trong văn bản là gì?
 A. Là một trong những tác phẩm là ý cơ bản, tư tưởng chính mà người kể muốn thể hiện trong tác phẩm đó
 B. Chủ đề là cái người ta muốn ngợi ca, khẳng định, phê phán, lên án qua những điều được kể
 C. Chủ đề đôi khi không phải là hiện thực được kể lại trong câu chuyện
 D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Hãy tìm trật tự đúng về các bước tiến hành làm một bài văn tự sự em cho là hợp lí
 A. Tìm hiểu đề; tìm ý, lập dàn ý, kể (viết thành văn) 
 B. Tìm hiểu đề; lập dàn ý, tìm ý; kể (viết thành văn)
 C. Tìm ý, lập dàn ý; tìm hiểu đề; kể (viết thành văn)
 D. Lập dàn ý, tìm hiểu, tìm ý; kể (viết thành văn)
Câu 9. Hiện tượng từ nhiều nghĩa là gì?
 A. Nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc, từ nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ
 B. Là việc tạo ra nhiều nghĩa mới cho từ
 C. Hiện tượng từ có nghĩa đen và nghĩa bóng
 D. Một từ có thể gọi tên được nhiều sự vật, hiện tượng
Câu 10. Từ “cổ chai” có phải từ có nghĩa chuyển của từ “cổ” không?
 A. Có B. Không
Phần II- Tự Luận
Câu 1: Phân biệt nghĩa của các từ sau và đặt câu với mỗi từ: đề cử, đề bạt, đề đạt, đề nghị.
Câu 2: Hãy tìm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng.
Câu 3: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có nói đến việc vua Hùng thách cưới. Hãy tìm xem có điều gì đặc biệt trong việc thách cưới? Điều đó có ý nghĩa gì?
Câu 4: Kể về việc tốt mà em đã làm

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cung_co_kien_thuc_ngu_van_6.docx