Bài tập thực hành môn Ngữ văn Lớp 9

1. Bài tập 1:  Thực hiện các bước: Định hướng chung; Lập dàn ý; Viết đoạn văn hoàn chỉnh cho đề bài: 

Viết đoạn văn khoảng15 câu theo cấu trúc tổng – phân – hợp, trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”

 ( Nguyễn Thành Long).  

2. Bài tập 2: Dựa vào dàn ý bài tập 1, hãy viết hoàn chỉnh phần mở bài và một luận điểm nhỏ trong phần thân bài.

3. Bài tập 3:Viêt đoạn văn theo cách Tổng – Phân - Hợp trình bày cảm nhận

của em về đoạn trích  sau:

“ Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.

-Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

-Ba... a... a... ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.”  (Thành Long, Ngữ văn 9, tập 1, NXB - GD Tr 198)

docx 12 trang Khải Lâm 28/12/2023 2400
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập thực hành môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập thực hành môn Ngữ văn Lớp 9

Bài tập thực hành môn Ngữ văn Lớp 9
 đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
-Ba... a... a... ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.” (Thành Long, Ngữ văn 9, tập 1, NXB - GD Tr 198)
Buổi 2: CĐ: Cách làm bài nghị về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
Phần II: Nghị luận theo cốt truyện
1.Bài tập 1: Lập dàn ý cho đề bài:
“Cảm nhận của em về tình cảm cha con trong trong đoạn trích truyện “ Chiếc lược ngà” ( Nguyễn Quang Sáng) 
2. Bài tập 2: Dựa vào dàn ý bài tập 1, hãy viết hoàn chỉnh phần mở bài và một luận điểm lớn trong phần thân bài.
3. Bài tập 3: viết hoàn chỉnh mộtbài văn nghị luận với đề bài như sau:
Đọcđoạn trích sau: 
“ Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
- Là con thầy mấy lỵ con u.
- Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
- Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:
- À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được vài câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được ...h thanh niên trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa”
 ( Nguyễn Thành Long) .	
1. Yêu cầu chung:
- Học sinh thực hành ba bước viết đoạn văn theo đúng hướng dẫn của bài học.
- Trình bày rõ ràng, khoa học.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Định hướng chung:
- Chủ đề: Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật anh thanh niên.
- Độ dài:15 câu.
- Cấu trúc: Tổng -Phân-Hợp.
- Kiểu bài: nghị luận về đoạn trích truyện.
- Yêu cầu khác: không
b. Dàn ý:
b.1. Mở đoạn: Qua tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa”, nhà văn Nguyễn Thanh Long đã thể hiệnthành công vẻ đẹp tâm hồn cao đẹpcủa nhân vật anh thanh niên.
b.2. Thân đoạn:
- Trước hết là lòng yêu nghê, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Sống lạc quan, biết sắp xếp cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp, khoa học.
- Cởi mở, chân thành, hiếu khách.
- Khiêm tốn
- Quan tâm chu đáo đến người khác.
b.3. Kết đoạn: Nhân vậtanh thanh niên là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những con người lao động bình dị đang lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đât nước.
c. Viết đoạn: GV đánh giá hình thức và nội dung đoạn văn HS viết.
Bài tập 2: Dựa vào dàn ý bài tập 1, hãy viết hoàn chỉnh phần mở bài và một luận điểm nhỏ trong phần thân bài.
1. Yêu cầu chung:
- Học sinh dựa vào dàn ý đã lập ở bài tập 1, thực hành viết một phần bài làm theo đúng dàn ý: một đoạn mở bài; một luận điểm nhỏ ở thân bài (có thể viết một hoặc nhiều hơn một đoạn, tùy theo kiến thức).
- Trình bày rõ ràng, khoa học.
2. Yêu cầu cụ thể:GV đánh giá cụ thể theo bài làm tự chọn của học sinh. Lưu ý đánh giá các vấn đề quan trọng sau:
- Cách dẫn dắt, giới thiệu luận điểm.
- Cách đưa dẫn chứng.
- Nội dung kiến thức phân tích, cảm nhận.
Bài tập 3:
1. Yêu cầu chung:
- Học sinh thực hành ba bước viết đoạn văn theo đúng hướng dẫn của bài học.
- Trình bày rõ ràng, khoa học.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Định hướng chung:
- Chủ đề: Tình cảm cha con sâu sắc, cảm động trong hoàn cảnh chia tay.
- Độ dài: 1 đoạn văn
- Cấu trúc: Tổng -Phân-Hợp.
- Kiểu bài: nghị luận về đoạn trích truyện.
- Yêu cầu khác: không
b. Dà... quát nội dung chính của đoạn trích truyện
B. TB:
1. Khái quát chung: 
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
- Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện.
- Nêu tình huống truyện.
2. Phân tích, suy nghĩ: ( có thể chọn theo 2 cách bổ dọc hoặc bổ ngang).
a. Tình cảm của con dành cho cha (phân tích nhân vật bé Thu)
- Thái độ ngạc nhiên, bất ngờ của bé Thu khi gặp cha.
- Thái độ kiên quyết từ chối và cự tuyệt.
- Niềm hạnh phúc khi nhận cha.
b. Tình cảm của cha dành cho con ( phân tích nhân vật anh Sáu)
+ Tình yêu thương con của anh Sáu thể hiện trong ba ngày nghỉ phép.
- Khao khát được gặp con
- Đau đớn khi con không nhận ra và cự tuyệt
- Hạnh phúc khi con nhận cha.
+ Tình yêu thương con của anh Sáu khi ở chiến trường
Nỗi ân hận vì đã đánh mắng con.
Dồn tình yêu thương để làm chiếc lược ngà tặng con.
Mong muốn Bác ba trao tận tay cho bé Thu chiếc lược ngà.
3. Đánh giá, mở rộng: khái quát lại nội dung, nghệ thuật của đoạn trích truyện 
“ chiếc lược ngà” và liên hệ tới cáctác phẩm khác cùng đề tài.
C. KB: nêu cảm nghĩ/ nhận xét chung về tác phẩm.
Bài tập 2: Dựa vào dàn ý bài tập 1, hãy viết hoàn chỉnh phần mở bài và một luận điểm lớn trong phần thân bài.
1. Yêu cầu chung:
- Học sinh dựa vào dàn ý đã lập ở bài tập 1, thực hành viết một phần bài làm theo đúng dàn ý: một đoạn mở bài; một luận điểm nhỏ ở thân bài (có thể viết một hoặc nhiều hơn một đoạn, tùy theo kiến thức).
- Trình bày rõ ràng, khoa học.
2. Yêu cầu cụ thể:GV đánh giá cụ thể theo bài làm tự chọn của học sinh. Lưu ý đánh giá các vấn đề quan trọng sau:
- Cách dẫn dắt, giới thiệu luận điểm.
- Cách đưa dẫn chứng.
- Nội dung kiến thức phân tích, cảm nhận.
- Cách dẫn dắt, giới thiệu luận điểm.
Bài tập 3:
1. Yêu cầu chung:
- Học sinh viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh về một đoạn trích truyện theo đúng hướng dẫn của bài học.
- Trình bày rõ ràng, khoa học.
2. Yêu cầu cụ thể:
A. Mở bài:
- Dẫn dắt chung; giới thiệu tên tác phẩm, tác giả.
- Giới thiệu nội dung chính bài thơ.
B. Thân bài:
1. Khái quát

File đính kèm:

  • docxbai_tap_thuc_hanh_mon_ngu_van_lop_9.docx