Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn (Không chuyên) - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Gia Lai (Kèm hướng dẫn chấm)

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU: (3,0 điểm)          
          Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: 
          Hôm ấy là ngày đầu tiên tôi học môn Toán với thầy Peter. Vừa vào lớp, thầy cho 
cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại 
đề khác nhau rồi nói:  
         - Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó, nếu làm hết, các em sẽ được 10 
điểm. Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ. Đề thứ 3 có 
số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ. Các em được quyền chọn đề cho mình.  
         Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên tôi đã chọn đề thứ 2 cho chắc ăn. Không 
chỉ tôi mà các bạn cùng lớp cũng thế, chẳng có ai chọn đề thứ nhất cả. 
         Một tuần sau, thầy Peter trả bài kiểm tra. Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết 
ai chọn đề nào thì được số điểm tối đa của đề đó, bất kể làm đúng hay sai. Lớp trưởng 
hỏi thầy:  
         - Thưa thầy, tại sao lại như thế ạ?  
         Thầy cười rồi nghiêm nghị trả lời:   
         - Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách lớp mình. Ai trong số các em 
cũng mơ ước đạt được điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy 
thành sự thật. 
                                               (Bài học về sự tự tin - Danh ngôn cuộc sống.vn) 
Câu 1 (0,5 điểm): Tìm câu có chứa thành phần khởi ngữ trong văn bản (gạch chân 
thành phần đó). 
Câu 2 (0,5 điểm):  Vì sao thầy Peter kiểm tra cả lớp với ba loại đề khác nhau? 
Câu 3 (1,0 điểm):  Em rút ra bài học gì từ văn bản?
pdf 6 trang letan 14/04/2023 2240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn (Không chuyên) - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Gia Lai (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn (Không chuyên) - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Gia Lai (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn (Không chuyên) - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Gia Lai (Kèm hướng dẫn chấm)
. 
 Một tuần sau, thầy Peter trả bài kiểm tra. Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết 
ai chọn đề nào thì được số điểm tối đa của đề đó, bất kể làm đúng hay sai. Lớp trưởng 
hỏi thầy: 
 - Thưa thầy, tại sao lại như thế ạ? 
 Thầy cười rồi nghiêm nghị trả lời: 
 - Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách lớp mình. Ai trong số các em 
cũng mơ ước đạt được điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy 
thành sự thật. 
 (Bài học về sự tự tin - Danh ngôn cuộc sống.vn) 
Câu 1 (0,5 điểm): Tìm câu có chứa thành phần khởi ngữ trong văn bản (gạch chân 
thành phần đó). 
Câu 2 (0,5 điểm): Vì sao thầy Peter kiểm tra cả lớp với ba loại đề khác nhau? 
Câu 3 (1,0 điểm): Em rút ra bài học gì từ văn bản? 
Câu 4 (1,0 điểm): Từ câu nói của thầy Peter: “Ai trong số các em cũng mơ ước đạt 
được điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật”, 
theo em, ta cần phải làm gì để biến ước mơ thành hiện thực? (Kể 2 hành động cụ thể). 
2 
II. PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung trong văn bản ở Phần đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn 
nghị luận (khoảng 200 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về lòng tự tin trong cuộc sống. 
Câu 2 (5,0 điểm): 
 “Thơ là tiếng lòng” (Tố Hữu). Cảm nhận của em về tiếng lòng của Thanh Hải 
qua đoạn thơ sau trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”: 
 Ta làm con chim hót 
 Ta làm một cành hoa 
 Ta nhập vào hòa ca 
 Một nốt trầm xao xuyến. 
 Một mùa xuân nho nhỏ 
 Lặng lẽ dâng cho đời 
 Dù là tuổi hai mươi 
 Dù là khi tóc bạc. 
 Mùa xuân - ta xin hát 
 Câu Nam ai, Nam bình 
 Nước non ngàn dặm mình 
 Nước non ngàn dặm tình 
 Nhịp phách tiền đất Huế. 
 (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải - Sgk Ngữ văn 9, tập hai, trang 56, NXB Giáo 
dục, 2012) 
--------------------------------- HẾT ---------------------------------- 
Họ và tên thí sinh ................................................ Số báo danh......... Phòng thi ........ 
Chữ kí giám thị 1......................................... Chữ...ông mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
* Yêu cầu về kiến thức: 
Câu 1. Tìm câu có chứa thành phần khởi ngữ trong văn bản (gạch chân 
thành phần đó). 
- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách lớp mình. 0,5 
Câu 2. Vì sao thầy Peter kiểm tra cả lớp với ba loại đề khác nhau? 
- Thầy Peter kiểm tra cả lớp với ba loại đề khác nhau vì thầy muốn thử thách 
cả lớp về lòng tự tin/ tìm hiểu sự tự tin của học sinh/... 
0,5 
Câu 3. Rút ra bài học từ văn bản. 
 Có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm cho chúng 
ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách 
thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới 
đỉnh điểm của thành công. 
 Điểm số mà mỗi chúng ta đạt được trong cuộc đời không phải được 
quyết định bởi chúng ta trả lời đúng hay sai bao nhiêu câu hỏi mà được quyết 
định bởi ta đã dám lựa chọn điểm số nào cho cuộc đời mình... 
1,0 
Câu 4. Để biến ước mơ thành hiện thực, chúng ta cần phải làm gì? 
- Học sinh có thể có nhiều cách trả lời khác nhau, sau đây là một số gợi ý: 1,0 
4 
+ Cố gắng học tập, rèn luyện; 
+ Tích cực trong công việc; 
+ Dũng cảm vượt qua khó khăn; 
+ Có ý chí, nghị lực; 
+ ... 
Phần II: 
Làm văn 
(7,0 đ) 
Câu 1. Từ nội dung trong văn bản ở Phần đọc - hiểu, hãy viết một đoạn 
văn nghị luận (khoảng 200 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về lòng tự tin 
trong cuộc sống. 
2,0 
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. 0,25 
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,25 
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: 
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 
Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: 
- Giới thiệu vấn đề. 
- Tự tin là tin vào chính giá trị của bản thân mình: phẩm chất, trí tuệ, tài 
năng, khả năng ứng xử, giao tiếp, ngoại hình,... 
- Người có lòng tự tin sẽ có ước mơ, hoài bão, chủ động trong mọi công việc, 
sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách, mạnh dạn trong giao tiếp, sống hoà 
đồng 
- Tự ...ác nhau nhưng phải bám sát 
đoạn thơ; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận. 
*Yêu cầu cụ thể: 
5 
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 
Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn 
dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn 
văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài: khái 
quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “Thơ là tiếng lòng” và “Tiếng 
lòng” của nhà thơ Thanh Hải trong đoạn thơ. 
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp: Vận dụng tốt 
các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; 
 Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: 
* Giới thiệu vấn đề nghị luận, tác giả, tác phẩm và đoạn thơ. 
* Giải thích ý kiến của nhà thơ Tố Hữu: Thơ là tiếng lòng. 
Tiếng lòng: tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc. 
Thơ là tiếng lòng: thơ là tiếng nói của tình cảm - đặc trưng quan trọng của 
thơ ca. 
* Tiếng lòng của nhà thơ Thanh Hải qua đoạn thơ: 
- Tiếng lòng khao khát hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân, đất nước; đem 
cái riêng của mình hòa vào cái chung: nhà thơ muốn làm con chim, cành 
hoa, nốt trầm xao xuyến mang âm thanh, hương sắc cho đời. 
- Ước nguyện cống hiến chân thành, tha thiết, bền bĩ: ẩn dụ mùa xuân nho 
nhỏ...; điệp ngữ Dù là ; 
- Tiếng lòng yêu quê hương, đất nước; ân tình sâu nặng, gắn bó với vẻ đẹp 
tâm hồn của quê hương xứ sở: câu ca xứ Huế - Câu Nam ai, Nam bình 
=> lẽ sống cao đẹp, khát vọng hóa thân, dâng hiến, tràn ngập niềm tin và hi 
vọng, cái tôi hòa với cái ta chung của đất nước 
* Nghệ thuật: 
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, điệp... 
- Từ ngữ biểu cảm, giọng thơ nhẹ nhàng, hình ảnh và ngôn ngữ thơ giản dị, 
có sức gợi, 
* Đánh giá chung: 
- Những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ đã thể hiện xúc động tiếng lòng 
của tác giả - khát vọng cao đẹp, lẽ sống dâng hiến 
- Liên h

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_chuyen_mon_ngu_van_khong_chuyen.pdf