Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Hóa học Lớp 12 - Điều chế kim loại: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Hóa học Lớp 12 - Điều chế kim loại: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Hóa học Lớp 12 - Điều chế kim loại: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ

ÔN TẬP ĐIỀU CHẾ KL-KIM LOẠI KIỀM – KIM LOẠI KIỀM THỔ ĐỀ 1 Câu 1. Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường ? A. Cu. B. Fe. C. Mg. D. K. Câu 2. Trong công nghiệp, người ta điều chế kim loại Na bằng cách A. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. + B. dùng khí CO khử ion Na trong Na2O ở nhiệt độ cao. C. điện phân NaCl nóng chảy. D. điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn. Câu 3. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử các nguyên tố kim loại kiềm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là A. ns1. B. ns2. C. ns2np1. D. (n-1)d10ns1. Câu 4. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. Al. B. Ca. C. Cs. D. Na. Câu 5. Nước cứng là nước có chứa nhiều cation + + 2+ 2+ 2+ 2+ - - A. Na , K . B. Be , Ba . C. Mg , Ca . D. Cl , HCO3 . Câu 6. Một trong những ứng dụng của canxi cacbonat (CaCO3) là dùng để A. sản xuất vôi. B. bó bột khi gãy xương. C. làm phân bón. D. sản xuất clorua vôi. Câu 7. Trong các hợp chất, nguyên tố Liti có số oxi hóa là A. +1. B. +2. C. +3. D. +4. Câu 8. Trong các nhận định sau: (a) Kim loại kiềm đều có tính khử mạnh. (b) Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy tăng dần từ Li đến Cs. (c) Kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn hơn so với các kim loại cùng chu kì. (d) Kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim. (e) Kim loại kiềm đều có độ cứng cao. Số nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9. Cho kim loại natri vào dung dịch CuSO4 dư, thu được các sản phẩm là A. Cu, Na2SO4. B. NaOH, H2. C. Na2SO4, Cu(OH)2, H2. D. Na2O, H2. (X) (Y) (Z) Câu 10. Cho sơ đồ phản ứng: Na NaOH Na2CO3 NaCl. Các chất X, Y, Z lần lượt là A. H2O, NaHCO3, KCl. B. H2O, CaCO3, CaCl2. C. H2O, K2CO3, CaCl2. D. H2O, NaHCO3, CaCl2. Câu 11. Cho các phát biểu sau: (1) Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn. (2) Kim loại kiềm thổ đều có tính khử mạnh, nhưng yếu hơn kim loại kiềm cùng chu kỳ. (3) Phương pháp trao đổi ion chỉ làm giảm độ cứng của nước có tính tạm thời. (4) Quần áo giặt bằng nước cứng thì xà phòng ít tạo bọt, tốn xà phòng. Các phát biểu đúng là A. (1), (2). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 12. Dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2, hiện tượng quan sát được là A. lúc đầu không thấy hiện tượng, sau đó có kết tủa trắng xuất hiện. B. có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, sau đó lượng kết tủa giảm dần và dung dịch trong suốt. C. không có hiện tượng gì trong suốt quá trình thực hiện. D. có lượng kết tủa lớn nhất, sau đó lượng kết tủa giảm dần và dung dịch trong suốt. Câu 13. Cho sơ đồ phản ứng: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O + H2O. Tỉ lệ số phân tử chất khử so với số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa của phản ứng là A. 1:6. B. 4:15. C. 2:1. D. 1:3. Câu 14. Cho 7,35 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kỳ kế tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau phản ứng thu được 2,80 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại kiềm là A. Na, K. B. K, Rb. C. Li, K. D. Mg, Ca. Câu 15. Hòa tan hoàn toàn 0,69 gam Na vào 200 ml dung dịch HCl 0,1M đến khi phản ứng kết thúc được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được a gam rắn khan. Giá trị của a là A. 12,0. B. 11,7. C. 15,7. D. 14,0. Câu 16. Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,80 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46,00 gam muối khan. Khí X là A. N2O. B. NO2. C. N2. D. NO. Câu 17. Hòa tan hoàn toàn 6,40 gam hỗn hợp X gồm Mg, Ca trong dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít H2 (ở đktc). Phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X lần lượt là: (Mức thông hiểu) A. 37,50% và 63,50% B. 63,50% và 37,50% C. 56,25% và 43,75% D. 43,75% và 56,25% Câu 18. Hấp thụ hoàn toàn 1,680 lít CO2 (ở đktc) vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M, thu được dung dịch X. Khối lượng chất tan trong dung dịch X là A. 6,475 gam B. 4,925 gam. C. 11,400 gam D. 12,850 gam Câu 19. Khi lấy 29,52 gam muối nitrat của một kim loại X có hoá trị II và một lượng muối sunphat của kim loại đó có số mol bằng số mol muối nitrat thì thấy khác nhau 5,04 gam. Kim loại X là A. Cu. B. Ca. C. Be. D. Mg. Câu 20. Khi dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào một cốc đựng dung dịch Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Dựa vào đồ thị trên, khi lượng CO2 đã dẫn vào dung dịch là 0,85 mol thì lượng kết tủa xuất hiện tương ứng là A. 0,15 mol B. 0,45 mol C. 0,35 mol D. 0,50 mol Câu 21. Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,90 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 23,64. B. 15,76. C. 21,92. D. 39,40. Câu 22. Một loại Ag có lẫn tạp chất là Zn, Sn, Pb. Để loại bỏ tạp chất ta khuấy loại bạc này trong dung dịch muối lấy dư A. AgNO3 B. Pb(NO3)2. C. Sn(NO3)2. D. Zn(NO3)2. Câu 23. Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, cường độ dòng 5A, trong thời gian 9650 giây. Điều nào sau đây luôn đúng? A. Khối lượng đồng thu được ở catot là 16 gam. B. Khối lượng khí oxi thu được ở anot là 4 gam. C. pH của dung dịch trong quá trình điện phân luôn tăng lên. D. Chỉ có khí thoát ra ở anot. Câu 24. Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z (Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần không tan Z gồm: A. MgO, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Cu. C. MgO, Fe3O4, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu. Câu 25. Nguyên tắc điều chế kim loại là A. khử ion kim loại trong các hợp chất. B. điện phân dung dịch muối của kim loại. C. điện phân nóng chảy oxit kim loại. D. khử oxit kim loại bằng CO hay H2. Câu 26. Dãy các kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối là A. Al, Fe, Cr. B. Fe, Cu, Ag. C. Mg, Zn, Cu. D. Na, Ag, Au. Câu 27. Điện phân dung dịch X chứa 0,01 mol HCl, 0,01 mol FeCl3, 0,012 mol CuCl2 với điện cực trơ, bằng dòng điện có cường độ 5A, sau 16 phút 5 giây thu đươc m gam kim loại ở catot. Giá trị của m là A. 0,936. B. 1,328. C. 1,200. D. 1,253. Câu 28. Dãy gồm các kim loại nào sau đây được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất của chúng? A. Fe, Ca, Al. B. Na, Ca, Zn. C. Na, Cu, Al. D. Na, Ca, Al. Câu 29. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho Zn vào dd AgNO3; (3) Cho Fe vào dd Fe2(SO4)3. (2) Cho Na vào dd CuSO4; (4) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO đun nóng. Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là: A. (3) và (4) B. (1) và (2) C. (2) và (3) D. (1) và (4) Câu 30. Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là: A. Ca và Fe B. Mg và Zn C. Na và Cu D. Fe và Cu
File đính kèm:
cau_hoi_trac_nghiem_on_tap_hoa_hoc_lop_12_dieu_che_kim_loai.pdf