Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Khối 11 - Năm học 2018-2019

Bài 12:CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1.Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay( ĐỌC THÊM)

2. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

a. Mục tiêu: Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học,từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển kinh tế -xã hội  bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
- Phương hướng cơ bản:
+ Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; ban hành chính sách về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường; mọi tài nguyên đưa vào sử dụng phải nộp thuế.
+ Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng  ý thức trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên, môi trường cho toàn dân; xây dựng nếp sống vệ sinh, tiết kiệm, đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ mội trường.
+ Coi trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tham gia các chương trình hợp tác quốc tế.
+ Chủ động phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện, môi trường bảo tồn thiên nhiên.(che phủ rừng, bảo vệ động vật, thực vật, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, bảo vệ đa dạng sinh học, chống ô nhiễm đất, nước, không khí...)
+ Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên ,thiên nhiên. (chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi gây lãng phí tài nguyên rừng, suy thoái đất và ô nhiễm môi trường).
+ Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải, rác thải, bụi, tiếng ồn...
3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
Bảo vệ tài nguyên, môi trường là yêu cầu bức thiết của toàn nhân loại và dân tộc Việt Nam; có ý nghĩa với cả hiện tại và tương lai; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Vì vậy, chúng ta phải:
- Chấp hành chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường như trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ rừng đầu nguồn...
- Vận động mọi người cùng thực hiện; chống lại các hành vi vi phạm pháp luật  về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

docx 7 trang letan 18/04/2023 2980
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Khối 11 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Khối 11 - Năm học 2018-2019

Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Khối 11 - Năm học 2018-2019
ông nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tham gia các chương trình hợp tác quốc tế.
+ Chủ động phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện, môi trường bảo tồn thiên nhiên.(che phủ rừng, bảo vệ động vật, thực vật, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, bảo vệ đa dạng sinh học, chống ô nhiễm đất, nước, không khí...)
+ Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên ,thiên nhiên. (chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi gây lãng phí tài nguyên rừng, suy thoái đất và ô nhiễm môi trường).
+ Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải, rác thải, bụi, tiếng ồn...
3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
Bảo vệ tài nguyên, môi trường là yêu cầu bức thiết của toàn nhân loại và dân tộc Việt Nam; có ý nghĩa với cả hiện tại và tương lai; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Vì vậy, chúng ta phải:
- Chấp hành chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường như trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ rừng đầu nguồn...
- Vận động mọi người cùng thực hiện; chống lại các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Câu hỏi
Câu 1. Đảng và Nhà nước ta đề ra mục tiêu bảo vệ tài nguyên, môi trường như thế nào ?
Câu 2. Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta cần phải thực hiện tốt những phương hướng cơ bản nào ?
Câu 3. Em suy nghĩ như thế nào về vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong điều kiện nước ta còn nghèo, đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?
Câu 4. Trách nhiệm của công dân đối với hai chính sách nói trên ?
Câu 5. Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình đối với chính sách tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay ?
Bài 13:CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ
1. Chính sách Giáo dục và Đào tạo
a. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.
* Khái niệm giáo dục và đào tạo.
* Nhiệm ...: huy động mọi nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáp dục.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo: vì để tiếp cận với giáo dục tiên tiến trên thế giới.
- Liên hệ thực tiễn:
+ Cố gắng học tập tốt
+ Tham gia lao động trong bất kì thành phần kinh tế nào
+ Có tay nghề và lao động thành thạo
+ Có lối sống lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội.
2. Chính sách Khoa học và công nghệ.
a. Nhiệm vụ của Khoa học và công nghệ.
* Khái niệm Khoa học và công nghệ.
- Khoa học: là hệ thống tri thức được khái quát và kiểm nghiệm trong thực tiễn.
- Công nghệ: là tập hợp các phương tiện, giải pháp và cách thức tổ chức nhằm sử dụng các tri thức khoa học vào thực tiễn.
 => Công nghệ: do 4 yếu tố hợp thành: Con người, thiết bị, thông tin, quản l‎ý.
* Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ.
- Giải đáp kịp thời những vấn đề do cuộc sống đặt ra.
- Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Đổi mới nâng cao trình độ công nghệ trong nền kinh tể.
- Nâng cao trình độ quản l‎ý, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.
* Vai trò của khoa học công nghệ.
- Giúp đất nước giàu có
- Kinh tế có sức cạnh tranh mạnh
- Đông lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước
- Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.
b. Phương hướng cơ bản để phát triển Khoa học và công nghệ.
- Đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ: nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học
- Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ: là nơi diễn ra hoạt động giao dịch, mua bán công nghệ.
- Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ:
+ Tăng số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học.
+ Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật
+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học.
- Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triên nông nghiệp, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.
- Liên hệ bản t...hoá dân tộc Việt đó là: lòng yêu nước, ‎ý chí tự lực tự cường, ‎ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, sáng tạo, cần cù, giảm dị trong cuộc sống.
b. Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.
- Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hoá của dân tộc.
- Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại: tiếp thu tư tưởng tiến bộ để làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người Việt Nam.
- Nâng cao sự hiểu biết và mức hưởng thụ văn hoá, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hoá của nhân dân.
4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá.
- Tin tưởng, chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá.
- Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, coi trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. 
- Trau dồi đạo đức, chiếm lĩnh khoa học.
- Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, biết phê phán nhưng thói hư tật xấu trong xã hội.
Câu hỏi
1. Em hiểu như thế nào là giáo dục?
2. Em hiểu như thế nào là đào tạo?
3. Theo em giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ gì?
4. Theo em, tại sao chúng ta phải nâng cao dân trí?
5. Theo em, tại sao chúng ta phải đào tạo nhân lực?
6. Theo em, tại sao chúng ta phải bồi dưỡng nhân tài? 
7. Tại sao Đảng và Nhà nước ta lại xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu?
8. Giáo dục và đào tạo có vai trò như thế nào?
9. Theo em chúng ta phải làm gì để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục và đào tạo?
10. Theo em tại sao phải xã hội hoá sự nghiệp giáo dục và đào tạo?
 Muốn nâng cao được trình độ dân trí và nguồn nhân lực thì phải có sự tham gia của nhà nước và nhân dân, đa dạng hoá các loại hình trường, hình thức giáo dục.
11. Theo em tại sao phải hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo?
 Để tiếp cận các chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới phù hợp với các yêu cầu phát

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_khoi_11_nam.docx