Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Lê Hoàn

Bài 1. CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 
1 Sản xuất của cải vật chất. 
a.  Sản xuất của cải vật chất là gì ? 
Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm 
phù hợp với nhu cầu của mình. 
b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất . 
* Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội : 
- Muốn SXVC phải có con người (tồn tại) 
- XH muôn tồn tại phải SXCCVC. 
* Sản xuất của cải vật chất quyết đinh mọi hoạt động xã hội. 
2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. 
Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. 
a. Sức lao động 
* Sức lao động : là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá 
trình sản xuất. 
* Lao động : là hoạt động có mục đích , có ý thức của con 
người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. 
=> sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong 
hiện thực. 
b. Đối tượng lao động. 
* Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến 
đổi nó chophù hợp với mục đích của con người. 
c. Tư liệu lao động 
* Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con 
người lên đối 
tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người. 
* Tư liệu lao động được chia thành ba loại : 
- Công cụ lao động hay công cụ sản xuất như : Cày, cuốc, máy móc ...... 
- Hệ thống bình chứa của sản xuất như : ống, thùng, hộp .... 
- Kết cấu hạ tầng của sản xuất như : đường giao thông, bến cảng, sân bay, nhà ga,....... 
* Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất. Nó là một 
trong những  căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế.
pdf 7 trang letan 18/04/2023 1020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Lê Hoàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Lê Hoàn

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Lê Hoàn
tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. 
=> sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong 
hiện thực. 
b. Đối tượng lao động. 
* Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến 
đổi nó chophù hợp với mục đích của con người. 
c. Tư liệu lao động 
* Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con 
người lên đối 
tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người. 
* Tư liệu lao động được chia thành ba loại : 
- Công cụ lao động hay công cụ sản xuất như : Cày, cuốc, máy móc ...... 
- Hệ thống bình chứa của sản xuất như : ống, thùng, hộp .... 
- Kết cấu hạ tầng của sản xuất như : đường giao thông, bến cảng, sân bay, nhà ga,....... 
* Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất. Nó là một 
trong những căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế. 
3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội 
a. Phát triển kinh tế là gì ? 
Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý tiến bộ và công bằng xã hội. 
* Tăng trưởng kinh tế là gì ? 
Là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó trong một 
thời kỳ nhất định. 
* Tăng trường kinh tế phải 
- Dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. 
- Đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng 
góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế. 
- Phù hợp với sự biến đổi nhu cầu phát triển toàn diện của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh 
thái. 
- Gắn với chính sách dân số phù hợp. 
b. ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội . 
* Đối với cá nhân : Phát triển kinh tế : 
GV: HOÀNG THỊ MAI HẰNG 
- Tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và ...so với các nước tiên tiến trên thế 
giới ; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hường xã hội chủ nghĩa. 
Tóm lại : 
Tích cực tham gia phát triển kinh tế vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của công dân, góp phần thực hiện 
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. 
Bài 2. HÀNG HOÁ – TIỀN TỆ – THỊ TRƯỜNG 
1. Hàng hoá. 
a Hàng hoá là gì ? 
- Điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa: 
+ Do lao động làm ra 
+ Có thể thỏa mãn 1 nhu cầu nào đó của con người 
+ Phải thông qua trao đổi mua bán trước khi t/dùng. 
- HH :Là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi 
mua - bán. 
* Hàng hoá có thể tồn tại ở dạng vật thể ( hữu hình ) hoặc ở dạng phi vật thể (hàng hoá dịch vụ) 
b. Hai thuộc tính của hàng hoá. 
* Giá trị sử dụng của hàng hoá : 
Là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người 
* Giá trị của hàng hoá là gì ? 
- Gía trị trao đổi: là quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng khác 
nhau. 
- Giá trị hàng hoá: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Giá trị 
hàng hoá là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. 
- Thời gian lao động cá biệt: là thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hoá của từng người. Thời gian 
lao động cá biệt tạo ra giá trị cá biệt của hàng hoá. 
- Thời gian lao động xã hội cần thiết : là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một 
trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình, trong những điều kiện trung bình so với 
hoàn cảnh xã hội nhất định. 
2.Tiền tệ. 
a. Khái niệm 
* Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, là sự thể 
hiện chung của giá trị; đồng thời tiền tệ biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá. 
Đó cũng là bản chất của tiền tệ. 
b. Các chức năng của tiền tệ 
* Tiền tệ có năm chức năng cơ bản sau : 
- Thước đo giá trị: Tiền dùng để đo l...hích hợp với nhu cầu, thị hiếu của xã hội thì bán được. nghĩa 
là những chi phí lao động để sản xuất ra hàng hoá đó được xã hội chấp nhận, giá trị của hàng hoá được 
thực hiện. 
* Chức năng thông tin. 
- Thiï trường cung cấp cho các chủ thể tham gia thị trường những thông tin về quy mô cung - cầu, giá 
cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua - bán... các hàng hoá, dịch vụ, từ đó giúp cho người 
bán đưa ra các quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận ; còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua 
sao cho có lợi nhất. 
* Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. 
- Sự biến động của cung - cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang 
ngành khác, luân chuyển hàng hoá từ nơi này sang nơi khác. 
- khi giá cả hàng hoá tăng sẽ kích thích sản xuất ra hàng hoá đó nhưng lại hạn chế người tiêu dùng và 
ngược lại. 
* Vận dụng các chức năng của thị trường 
- Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và tiêu dùng giành 
được lợi ích kinh tế lớn nhất và nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng 
nền kinh tế vào những mục tiêu xác định. 
Bài 3. QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ 
1. Nội dung của quy luật giá trị. 
a. Nội dung :Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết 
để sản xuất ra hàng hoá. 
b. Biểu hiện của nội dung quy luật giá trị : 
* Trong sản xuất : 
Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải bảo đảm cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra từng 
hàng hoá phải phù hợp với với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng hàng hoá đó ; Và 
tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất tổng hàng hoá phải phù hợp với tổng thời gian lao động xã 
hội cần thiết của tổng hàng hoá đó. 
* Trong lưu thông : 
+ Đối với 1 hàng hoá : 
- Giá cả của 1 hàng hoá có thể bán cao hoặc thấp, nhưng bao giờ cũng phải xoay quanh trục giá trị hàng 
hoá hay xoay quan

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan.pdf