Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân 12 - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Phần 1 – Kiến thức cơ bản

CĐ 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

1. Các quyền tự do cơ bản của công dân

a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

* Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

- KN: quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là không ai bị bắt nếu không có quyết định của toàán, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

* Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

- Không ai được tự tiện bắt người. Hành vi tự tiện bắt người là xâm phạm đến quyền tự do về thân thể của công dân, là hành vi trái luật, phải bị xử lí nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

- Trong một số trường hợp được phép bắt người nhưng phải theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Các trường hợp được bắt, giam, giữ người :

Trường hợp 1: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội. (phải có lệnh mới được bắt, chỉ viện kiểm sát, tòa án, thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp mới có thẩm quyền ra lệnh).

Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành(phải có lệnh mới được bắt, nhưng chưa cần phê chuẩn của viện kiểm sát,12h sau khi bắt phải được phê chuẩn)

+ Có căn cứ khẳng định người đóđang chuẩn bị thực hiện phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

+ Khi có người trông thấy và xác định đúng là người đã thực hiện hành vi tội phạm và cần bắt ngay để người đó không trốn được.

+ Khi có dấu vết của tội phạm tại người hoặc nơi ở của người bị nghi là tội phạm. 

Trường hợp 3:  Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã: Ai cũng có quyền bắt và giải lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền gần nhất.

Như vậy, cả ba trường hợp này nhằm: giữ gìn trật tự an ninh, điều tra tội phạm, ngăn chặn tội phạm.

b. Quyền được PL bảo hộ về TM, SK, DD, NP

* Thế nào là quyền được PL bảo hộ TM, SK, DD, NP của công dân?

KN: Công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.

* Nội dung quyền được bảo hộ về TM, SK, DD, NP

- Nội dung 1: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ của người khác. 

+ Không ai được đánh người, đặc biệt những hành vi hung hãn côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác.

+ Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như: Giết người, đe dọa giết người, làm chết người.

- Nội dung 2: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.

+ Không bịa đặt điều điều xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó.

docx 14 trang letan 20/04/2023 3920
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân 12 - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân 12 - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân 12 - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
 có lệnh mới được bắt, chỉ viện kiểm sát, tòa án, thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp mới có thẩm quyền ra lệnh).
Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành(phải có lệnh mới được bắt, nhưng chưa cần phê chuẩn của viện kiểm sát,12h sau khi bắt phải được phê chuẩn)
+ Có căn cứ khẳng định người đóđang chuẩn bị thực hiện phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
+ Khi có người trông thấy và xác định đúng là người đã thực hiện hành vi tội phạm và cần bắt ngay để người đó không trốn được.
+ Khi có dấu vết của tội phạm tại người hoặc nơi ở của người bị nghi là tội phạm. 
Trường hợp 3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã: Ai cũng có quyền bắt và giải lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền gần nhất.
Như vậy, cả ba trường hợp này nhằm: giữ gìn trật tự an ninh, điều tra tội phạm, ngăn chặn tội phạm.
b. Quyền được PL bảo hộ về TM, SK, DD, NP
* Thế nào là quyền được PL bảo hộ TM, SK, DD, NP của công dân?
KN: Công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
* Nội dung quyền được bảo hộ về TM, SK, DD, NP
- Nội dung 1: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ của người khác. 
+ Không ai được đánh người, đặc biệt những hành vi hung hãn côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác.
+ Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như: Giết người, đe dọa giết người, làm chết người.
- Nội dung 2: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
+ Không bịa đặt điều điều xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó.
+ Những hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác sẽ bị xử lí theo qui định của pháp luật.
c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗở của công dân
* Thế nào là quyền BKXP về chỗở của công dân
- KN: Chỗở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọn...g sự.
+ Khi khám phải có mặt người chủ hoặc người thành niên trong gia đình và đại diện chính quyền địa phương (xã), 2 hàng xóm.
+ Không được khám vào ban đêm (nếu khám phải ghi biên bản)
+ Khi khám chỗ làm việc thì phải có mặt người đó (nếu không thể trì hoãn thì phải ghi biên bản)
d. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
- Kniệm: Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nội dung:
+ Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật. Không ai được tự tiện bóc mở, giữ, tiêu huỷđiện thoại, điện tín của người khác.
+ Chỉ có những người có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết được bóc, mở, thu giữ, kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
e. Quyền tự do ngôn luận
- Kniệm: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
- Nội dung: Quyền tự do ngôn luận được thể hiện bằng nhiều hình thức và phạm vi khác nhau.
+ Sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở các cơ quan, trường học, tổ dân phố, bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
+ Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; về xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh; vềủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội.
+ Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội vàđại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri cơ sở, hoặc công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày, đềđạt nguyện vọng.
Phần 2 Bài tập
Bài 6. CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Câu 1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công ...à án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang, là thể hiện quyền bất khả xâm phạm 
A. thân thể.	B. sức khỏe.	C. nhân phẩm.	D. tính mạng.
Câu 6. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là những người có trách nhiệm chỉ được bắt người khi có lệnh của 
A. cơ quan truyền thông.	B. những người được khen thưởng đột xuất.	
C. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.	D. những người giải cứu con tin.
Câu 7. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của 
A. pháp luật.	B. địa phương.	C. báo chí.	D. truyền thông.
Câu 8. Theo quy định của pháp luật, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang và người đang bị
A. nghi vấn.	B. truy nã.	C. điều tra.	D. bệnh nặng.
Câu 9. Theo pháp luật quy định, không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội 
A. quả tang.	B. đặc biệt.	C. trước đó.	D. rất lớn.
Câu 10. Không ai bị bắt nếu không có phê chuẩn của Viện kiểm sát trừ người đang bị truy nã hoặc phạm tội
A. quả tang.	B. lần hai.	C. nghiêm trọng.	D. đặc biệt.
Câu 11. Trong một số trường hợp được phép bắt người nhưng phải theo đúng trình tự, thủ tục do 
A. gia đình đề nghị.	B. địa phương yêu cầu.
C. tòa án chỉ định.	D. pháp luật quy định.
Câu 12. Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền sẽ bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục 
A. nhận tội.	B. lãnh án.	C. phạm tội.	D. tự thú.
Câu 13. Theo quy định của pháp luật, bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn khẳng định người đó đang chuẩn bị thực hiện phạm tội rất nghiêm trọng và 
A. gia đình đề nghị.	B. truyền thông đưa tin.
C. địa phương chỉ định.	D. đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 14. Theo quy định của pháp luật, bắt người trong trường hợp khẩn cấp được t

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_12_bai_6_cong_dan_voi.docx