Đề cương ôn tập thi học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài 4. CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ  
1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. 
a. Khái niệm cạnh tranh 
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất hàng hóa, kinh 
doanh nhằm giành được những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận. 
b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. 
- Trong nền kinh tế hàng hoá, do tồn tại nhiều chủ thể kinh tế khác nhau với tư cách là 1 đơn vị kinh 
tế độc lập, có lợi ích riêng nên không thể không cạnh tranh. 
- Do điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể khác nhau nên chất lượng hàng hóa và chi phí sản xuất  
khác nhau => kết quả sản xuất, kinh doanh không giống nhau. 
-> Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh, 
có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau đã trở thành nguyên nhân dẫn đến sự cạnh tranh trong sản 
xuất và lưu thông hàng hóa. 
2. Mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh. 
a. Mục đích của cạnh tranh 
* Là nhằm dành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác. 
* Thể hiện: 
- Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác. 
- Giành ưu thế về khoa học - công nghệ 
- Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng. 
- Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, sữa chữa, phương thức thanh toán…. 
b. Các loại cạnh tranh. Giảm tải
pdf 4 trang letan 18/04/2023 4200
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập thi học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề cương ôn tập thi học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
trong sản 
xuất và lưu thông hàng hóa. 
2. Mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh. 
 a. Mục đích của cạnh tranh 
* Là nhằm dành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác. 
* Thể hiện: 
 - Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác. 
 - Giành ưu thế về khoa học - công nghệ 
 - Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng. 
 - Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, sữa chữa, phương thức thanh toán. 
 b. Các loại cạnh tranh. Giảm tải 
3. Tính hai mặt của cạnh tranh 
a. Mặt tích cực: 
- Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. 
- Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước. 
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần hội nhập kinh tế quốc tế. 
b. Mặt hạn chế: 
- Chạy theo lợi nhuận mù quáng làm ảnh hưởng quy luật của tự nhiên. 
- Giành giật khách hàng, sử dụng thủ đoạn trong cạnh tranh. 
2 
- Hiện tượng đầu cơ tích trữ nâng giá sản phẩm làm rối loạn thị trường. 
Câu 1. Cạnh tranh là gì? Phân tích tính tất yếu khách quan và mục đích của cạnh tranh trong sản 
xuất và lưu thông hàng hóa . 
Câu 2. Từ tính hai mặt tích cực và hạn chế của cạnh tranh. Hãy cho biết nhà nước ta cần làm gì để 
phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế của cạnh tranh hiện nay ở nước ta ? 
Câu 3: Theo các em nguyên nhân nào dẫn đến cạnh tranh? 
Câu 4: Thế nào là cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh? 
Bài 6. CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC 
1. Khái niệm CNH, HĐH; tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH đất nước 
a) Khái niệm CNH, HĐH 
* CNH: Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sx từ sử dụng sức lđ thủ công là 
chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lđ dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí. (là xd 
cơ sở vc – kt của CNXH, đưa nước ta từ một nước có nền KT NN lạc hậu thành một nước có nền KT 
công – nông nghiệp hiện đại) 
* HĐH: Là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện 
đại vào quá trình sx, kinh doanh, dịch vụ và quản lí KT ...? 
Câu 7. Trách nhiêm của công dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa xây dựng đất 
nước như thế nào? 
Câu 8. Liên hệ thực tiễn ở nước ta và địa phương về việc vận dụng kiến thức công nghiệp hóa - 
hiện đại hóa trong giai 
3 
Bài 7. THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ 
QUẢN LÍ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC 
1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần 
a) Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần 
- Khái niệm thành phần kinh tế 
Là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về TLSX 
- Tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta 
Thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta tồn tại nền KT nhiều thành phần là tất yếu khách quan vì: 
+ Thời kỳ quá độ vẫn tồn tại một số thành phần KT của xh trước, chưa thể cải biến ngay; đồng thời 
quá trình xd qhsx mới XHCN xuất hiện một số thành phần KT mới: nhà nước, tập thể...Các thành 
phần KT cũ và mới tồn tại KQ và có QHệ với nhau, tạo thành cơ cấu KT nhiều thành phần trong 
thời kỳ quá độ. 
+ Nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH với LLSX thấp kém và nhiều trình độ khác nhau, nên 
có nhiều hình thức sở hữu về TLSX khác nhau. Hình thức sở hữu về TLSX là căn cứ trực tiếp để 
xác định thành phần KT. 
b) Các thành phần kinh tế ở nước ta 
ĐH Đảng toàn quốc lần thứ X xđ: Nước ta có 5 thành phần KT: 
- Kinh tế nhà nước là thành phần kt dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về TLSX. ( gồm các doanh 
nghiệp nhà nước, quỹ dự trữ quốc gia, quỹ bảo hiểm nhà nước và tài sản thuộc sở hữu nhà nước) 
+ Vai trò: Giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt, là lực lượng vật chất quan trọng, là công cụ để 
Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. 
* Cần phân biệt KT nhà nước với doanh nghiệp nhà nước: KT NN tồn tại với tư cách là một thành 
phần KT (giữ vai trò chủ đạo); còn doanh nghiệp NN là một bộ phận của KT NN, một hình thức tổ 
chức sx – kinh doanh (giữ vai trò “nòng cốt”) 
- Kinh tế tập thể là thành ph... nhiệm công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần 
- Tin tưởng và chấp hành tốt chính sách phát triển KT nhiều thành phần 
4 
- Tham gia lao động sx ở gia đình 
- Vận động người thân tham gia đầu tư vào sx, kinh doanh 
- Tổ chức sx, kinh doanh các ngành, nghề và mặt hàng mà pháp luật không cấm 
- Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần KT 
2. Vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước (không dạy không học 
Câu hỏi: 
Câu 1. Nước ta có mấy thành phần kinh tế ? Đó là các thành phần kinh tế nào ? 
Câu 2. Kinh tế NN có bản chất, hình thức biểu hiện và vai trò như thế nào 
Câu 3. Kinh tế tập thể có bản chất, hình thức biểu hiện và vai trò như thế nào ? 
Câu 4. Tại Gia lai có thành phần kinh tế này không? Đó là những HTX, cơ sở SX nào? Em hãy kể 
tên? 
Câu 5. Kinh tế tư bản tư nhân có bản chất, hình thức biểu hiện và vai trò như thế nào? Kể tên các 
doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế TBTN tại Gia lai? 
Câu 6. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàicó bản chất, hình thức biểu hiện và vai trò như thế nào ?Kể 
tên các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài? 
Câu 7. Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, chủ trương, biện pháp gì để phát huy mặt tích 
cực của thành phần kinh tế TBTN và thành phần kinh tế vốn đầu tư nước ngoài ? 
LƯU Ý: Câu hỏi chỉ có tính chất tham khảo, ngoài ra sẽ có nhiều câu hỏi vận dụng liên hệ thực 
tế. Đề nghị các em chú ý ôn tập. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_thi_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_11_na.pdf