Đề cương ôn tập thi học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

BÀI 1:PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG 
1. Khái niệm pháp luật 
a. Pháp luật là gì? 
- Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành và 
thực hiện bằng quyền lực nhà nước. 
- Chủ thể ban hành: do nhà nước xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện. 
- Nội dung của pháp luật. 
+ Quyền và lợi ích: được làm gì? hưởng những lợi ích gì? 
+ Nghĩa vụ và trách nhiệm: phải làm gì? không được làm gì? phải chịu trách nhiệm gì? 
b. Các đặc trưng của pháp luật. 
- Có tính quy phạm phổ biến. 
+ Là quy tắc xử sự chung, là khuân mẫu chung 
+ Được áp dùng lần, ở mọi nơi 
+ Được áp dụng cho mọi người. 
- Tính quyền lực và bắt buộc chung: 
+ Mọi tổ chức, cá nhân bắt buộc thực hiện. 
+ Ai không thực hiện đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. 
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 
+ Diễn đạt phải chính xác, dễ hiểu. 
+ Không trái với Hiến pháp. 
+ Văn bản cấp dưới ban hành không được trái với các văn bản cấp trên ban hành. 
2. Bản chất của pháp luật. 
a. Bản  chất giai cấp của pháp luật. 
- Pháp luật do nhà nước xây dựng và đại diện cho giai cấp cầm quyền. 
- Các quy phạm pháp luật phải phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. 
- Pháp luật Việt Nam mang bản chất của GCCN và NDLD dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam và phải thể 
hiện quyền làm của NDLD trên tất cả các lĩnh vực.
pdf 12 trang letan 18/04/2023 7360
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập thi học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề cương ôn tập thi học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
hính xác, dễ hiểu. 
+ Không trái với Hiến pháp. 
+ Văn bản cấp dưới ban hành không được trái với các văn bản cấp trên ban hành. 
2. Bản chất của pháp luật. 
a. Bản chất giai cấp của pháp luật. 
- Pháp luật do nhà nước xây dựng và đại diện cho giai cấp cầm quyền. 
- Các quy phạm pháp luật phải phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. 
- Pháp luật Việt Nam mang bản chất của GCCN và NDLD dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam và phải thể 
hiện quyền làm của NDLD trên tất cả các lĩnh vực. 
b. Bản chất xã hội của pháp luật. 
- Pháp luật bắt nguồn từ đời sống xã hội cho nên: 
+ Phải phản ánh được nhu cầu lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. 
+ Các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức, cộng đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật. 
- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống. 
Như vậy: pháp luật vừa là công cụ nhận thức và giáo dục. 
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức. 
a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế (không dạy) 
b. Quan hệ giữa pháp luật với chính tri (không dạy) 
c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. 
- Pháp luật có cơ sở từ đạo đức và bảo vệ đạo đức. 
Ví dụ: Luật HN&GĐ, giáo dục, văn hóa. 
2 
- Nhà nước luôn đưa những quy phạm đạo đức vào trong các QPPL 
- Các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức. 
Ví dụ: công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải... đều là giá đạo đức mà con người luôn hướng tới. 
4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. 
a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. 
- Không có pháp luật thì xã hội không có trật tự, ổn định => không tồn tại và phát triển. 
- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật => phát huy được quyền lực của mình => kiểm soát được mọi hoạt 
động của cá nhân, tổ chức, cơ quan. 
- Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật sẽ đảm bảo: 
+ Tính dân chủ (vì phù hợp với lợi ích ý chí của nhân dân) 
+ Tính thống nhất (vì pháp luật có tính bắt buộc chung) 
+ Tính có hiệu lực (vì pháp luật có sức mạnh cưỡ...ờng , điều lệ đoàn thanh niên cộng 
sản hô chí minh có phải là văn bản quy phạm pháp luật không ? 
3-Hãy phân tích bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật . 
4. Vậy tại sao pháp luật lại mang bản chất giai cấp? 
5. Theo em tại sao pháp luật lại mang bản chất xã hội? 
6.Theo em tại sao pháp luật lại có mối quan hệ với đạo đức? 
7. Theo suy nghĩ của em một xã hội không có pháp luật thì sẽ ra sao? 
8. Theo em tại sao quản lí xã hội nhà nước phải sử dụng công cụ pháp luật? 
9. Vậy ngoài pháp luật để quản lí xã hội nhà nước còn quản lí bằng phương tiện nào nữa? 
(giáo dục, đạo đức, chính sách, kế hoạch) 
10.Theo em nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật sẽ đảm bảo những điều gì? 
11. Tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật lại đảm bảo tính dân chủ? 
12. Tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật lại đảm bảo tính thống nhất? 
13. Tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật lại đảm bảo tính có hiệu lực? 
14. Theo em để tăng cường pháp chế trong quản lí nhà nước thì nhà nước cần phải làm gì? 
15. Theo em nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật như thế nào? 
16. Khi tính mạng, tài sản, quyền tự do...của mình bị đe doạ chúng ta phải dựa vào đâu? (Pháp luật) 
3 
17. Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định ở đâu? Căn cứ vào đâu để công dân thực hiện quyền của 
mình? 
18. Vậy pháp luật có vai trò gì đối với mỗi công dân? (là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của 
công dân) 
19. Chúng ta phải làm gì để thực hiện tốt vai trò của mình đối với pháp luật? 
BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT. 
1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật. 
a. Khái niệm thực hiện pháp luật. 
- Khái niệm: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật 
đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. 
- Thực hiện pháp luật : là hành vi của con người, là hành vi phù hợp với những quy định của pháp luật. 
b. Các hình thức thực hiện pháp luật. 
- Sử dụng... pháp luật. 
 Ví dụ: Nhà máy thải chất ô nhiễm  
+ Không hành động: Chủ thể không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật. 
 Ví dụ: Sản xuất kinh doanh không nộp thuế, đi xe mô tô đèo ba người. 
- Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. 
+ Đạt độ tuổi nhất định (16 tuổi) tâm sinh lí bình thường. 
+ Có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. 
+ Tự quyết định cách xử sự của mình (không bị bệnh về tâm lý) 
- Người vi phạm phải có lỗi. 
+ Lỗi cố ý 
. Cố ý trực tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác nhưng vẫn mong muốn nó xảy ra 
. Cố ý gián tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác, tuy không mong muốn những 
vẫn để cho nó xảy ra. 
+ Lỗi vô ý 
. Vô ý do quá tự tin: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác nhưng hi vọng không xảy ra. 
. Vô ý do cảu thả: Chủ thể không nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác 
2 vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí 
4 
a. Khái niệm:Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp 
lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 
b. Trách nhiệm pháp lí: 
- Trách nhiệm: 
+ Là công việc được giao là nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho chủ thể pháp luật. 
+ Là hậu quả bất lợi mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu. 
- Khái niệm: Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi 
từ hành vi vi phạm pháp luật của mình 
- Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm rứt hành vi trái pháp luật (mục đích trừng phạt) 
- Giáo dục răn đe người khác để họ không vi phạm pháp luật. (mục đích giáo dục) 
c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. 
* Vi phạm hình sự. 
- Khái niệm: là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm trong Bộ luật Hình sự. 
- Chủ thể: Chỉ là cá nhân và do người có năng lực trách nhiệm hình sự gây ra. 
+ Tâm sinh lý bình thường. 
+ Đạt độ tuổi nhất định 
- Trách nhiệm pháp lý: với các 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_thi_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_na.pdf