Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học - Chuyên đề III: Nhóm cacbon

A. LÝ THUYẾT 

I. KHÁI QUÁT VỀ NHÓM CACBON (NHÓM IVA)

- Gồm : Cacbon (C), silic (Si), gemani (Ge), thiếc (Sn), chì (Pb).

- Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np2.

      - Số oxi hoá có thể có trong chất vôcơ :  -4, 0, +2, +4.

      - Hợp chất với hiđro: RH4  ;hợp chất với oxi : RO và RO2

(Chú ý : CO2, SO2 là oxit axit ; GeO2, SnO2, PbO2 và hiđroxit tương ứng là hợp chất lưỡng tính).

II. CACBON: 

1.Tính chất vật lý 

Cacbon ở thể rắn, không tan trong nước, có 4 dạng thù hình : Kim cương (cứng, tinh thể trong suốt); than chì (xám, mềm, dẫn điện); Fuleren (phân tử C60, C70) ; than vô định hình (có tính hấp phụ).

2. Tính chất hóa học 

a. Tính khử: Cacbon không tác dụng trực tiếp với halogen.

● Vớioxi :

   C +O2CO2(cháy hoàn toàn)                 

            2C + O22CO (cháy không hoàn toàn)

Ở nhiệt độ cao, cacbon lại khử được CO2 thành CO

            C    +  CO2   2CO

● Với hợp chất oxi hoá : như oxit kim loại, HNO3, H2SO4đ, KClO3...

      C  +  2H2SO4(đặc) CO2 +  2SO2  +  2H2O   

      C  +  4HNO3 (đặc) CO2 +  4NO2  +  2H2O

b. Tính oxi hoá

● Vớihiđro :

C + 2H2 CH4

● Với kim loại :

Ca  + 2C  CaC2:  Canxi cacbua

4Al  + 3C  Al4C3   : Nhôm cacbua

doc 17 trang letan 19/04/2023 4500
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học - Chuyên đề III: Nhóm cacbon", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học - Chuyên đề III: Nhóm cacbon

Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học - Chuyên đề III: Nhóm cacbon
H2O 
b. Tính oxi hoá
● Vớihiđro :
C + 2H2 CH4
● Với kim loại :
Ca + 2C CaC2: Canxi cacbua
4Al + 3C Al4C3 : Nhôm cacbua
3. Điều chế
a. Kim cương nhân tạo 
 Điều chế từ than chì ở 2000oC, áp suất từ 50 đến 100.000 atmotphe, xúc tác sắt, crom hay niken.
b. Than chì nhân tạo 
Nung than cốc ở 2500 – 3000oC trong lò điện không có không có không khí.
c. Than cốc 
 Nung than mỡ khoảng 1000oC, trong lò cốc, không có không khí.
d. Than mỏ
Khai thác trực tiếp từ các vỉa than.
e. Than gỗ
Đốt gỗ trong điều kiện thiếu không khí.
f. Than muội
 Nhiệt phân metan: CH4C + 2H2
III. HỢP CHẤT CỦA CACBON
1. Cacbon monooxit
 - CTPT : CO (M = 28) ; CTCT: 
-Khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước, rất độc.
 - CO kém hoạt động ở nhiệt độ thường, hoạt động hơn khi đun nóng.
- CO là oxit trung tính (oxit không tạo muối ).
a. Tính chất hóa học
Hoá tính quan trọng là tính khửở nhiệtđộ cao.
● Với oxi : CO cháy trong oxi với ngọn lửa lam nhạt : 
	2CO + O2 2CO2
● Với Clo : có xúc tác than hoạt tính: 
CO + Cl2 COCl2
(photgen)
● Với oxit kim loại : chỉ với kim loại trung bình và yếu : 
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2	
CuO + CO Cu + CO2
● Lưu ý : CO chỉ khử được oxit của các kim loại từ kẽm trở về cuối dãy hoạt động hóa học của các kim loại.
b. Điều chế:
● Trong phòng thí nghiệm : 
HCOOH CO + H2O
● Trong công nghiệp : 
+ Đốt không hoàn toàn than đá trong không khí khô :
	2C + O2 2CO	
	C + O2CO2
CO2 + C 2CO)
 Hỗn hợp khí thu được gọi là khí than khô (khí lò ga): 25% CO, còn lại là CO2, N2.
 + Cho hơi nước qua than nóng đỏ ở 1000oC :
C + H2O CO + H2
C + 2H2O CO2 + 2H2
 Hỗn hợp khí thu được gọi là khí than ướt : 44% CO, còn lại là CO2, N2, H2.
2. CACBON ĐIOXIT
 - CTPT : CO2 = 44 ; CTCT : O = C = O
- Khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, dễ hóa lỏng, không duy trì sự cháy và sự sống. Ở trạng thái rắn, CO2 gọi lànước đá khô.
a. Tính chất hóa học
● CO2 là một oxit axit
 + Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit yếu.
CO2+ H2O H2C...32- + H2OHCO3- + OH-
HCO3-+ H2OH2CO3 + OH-
 - Đối với muối cacbonat
NaHCO3 Na+ + HCO3-
HCO3-+ H2OH2CO3 + OH-
● Phảnứng nhiệt phân : 
- Muối axit dễ bị nhiệt phân tạo muối trung tính.
	2NaHCO3Na2CO3 + CO2 + H2O
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
- Muối trung hoà dễ bị nhiệt phân trừ cacbonat kim loại kiềm.
CaCO3 CaO + CO2
V. SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC
I. Silic
 - Silicở thể rắn, có 2 dạng thù hình : Si vô định hình (bột màu nâu) ; Si tinh thể (cấu trúc tương tự kim cương, độ cứng = 7/10 kim cương, màu xám, giòn, d = 2,4, có vẻ sáng kim loại, dẫn nhiệt).
- Si là phi kim yếu, tương đối trơ.
1. Tính chất hóa học
a. Tính khử
● Với phi kim: 
	Si + 2F2SiF4
(Silic tetra florua)
Si + O2SiO2(to = 400 - 600oC)
● Với hợp chất: 
	2NaOH + Si + H2O Na2SiO3+ 2H2
b. Tính oxi hoá
 Tác dụng với kim loại: Ca, Mg, Fe... ở nhiệt độ cao.
	2Mg + Si Mg2Si 
Magie silixua
2. Điều chế
a. Trong phòng thí nghiệm 
	2Mg + SiO22MgO + Si (900oC)
b. Trong công nghiệp 
	SiO2 + 2C 2CO + Si (1800oC)
II. HỢP CHẤT CỦA SILIC
1. Silic đioxit ( SiO2 )
 - Dạng tinh thể, không tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy là 1713oC, tồn tại trong tự nhiên ở dạng cát và thạch anh.
 - Là oxit axit : 
a. Tan chậm trong kiềm hoặc cacbonat kim loại kiềm nóng chảy: 
SiO2 + 2NaOHNa2SiO3 + H2O
	SiO2 + Na2CO3 Na2SiO3 + CO2
b. Tác dụng với HF (dùng để khắc thủy tinh)
SiO2 + 4HF SiF4 + 2H2O
2. Axit silixic ( H2SiO3 )
 - Là chất keo, không tan trong nước. Khi sấy khô, axit silixic mất 1 phần nước tạo Silicagen (được dùng để hút ẩm) : 
H2SiO3 SiO2 + H2O
 - H2SiO3 là axit rất yếu, yếu hơn H2CO3 : 
Na2SiO3 + CO2 + H2O Na2CO3 + H2SiO3
3.Muối silicat 
 - Muối silicat của kim loại kiềm tan trong nước và bị thủy phân mạnh tạo môi trường kiềm:	
	Na2SiO3 + 2H2O 2NaOH + H2SiO3
 - Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng dùng để chế keo dán thủy tinh và sứ, vải hoặc gỗ tẩm thủy tinh lỏng sẽ khó bị cháy.
VI. CÔNG NGHIỆP SILICAT
1. Thủy tinh : Là hỗn hợp của muối natri silica...:Trong nhóm IVA, những nguyên tố nào chỉ thể hiện tính khử ở trạng thái đơn chất?
	A. C, Si.	B. Si, Sn.	C. Sn, Pb.	D. C, Pb.
Câu 4:Kim cương, fuleren, than chì và than vô định hình là các dạng :
	A. đồng hình của cacbon. 	B. đồng vị của cacbon. 
	C. thù hình của cacbon.	D. đồng phân của cacbon.
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng : Trong phản ứng hoá học, cacbon
	A. chỉ thể hiện tính khử. 
B. vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.
	C. chỉ thể hiện tính oxi hoá. 
D. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.
Câu 6:Trong phòng thí nghiệm, khí CO được điều chế bằng phản ứng :
	A. 2C + O22CO2	B. C + H2OCO + H2
	C. HCOOH CO + H2O	D. 2CH4 + 3O22CO + 4H2O
Câu 7:Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng :
	A. C + O2 CO2 	B. C + 2CuO 2Cu + CO
	C. 3C + 4Al Al4C3	D.C + H2O CO+ H2
Câu 8:Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng :
	A.2C + Ca CaC2	C. C + 2H2CH4
	B. C + CO22CO	D.3C + 4Al Al4C3
Câu 9:Cho phản ứng: 
C + HNO3(đ)X + Y + H2O
Các chất X và Y là:
	A. CO và NO.	B. CO2 và NO2.	C. CO2 và NO.	D. CO và NO2.
Câu 10:Nhận định nào sau đây về muối cacbonat là đúng : Tất cả muối cacbonat đều
 A. tan trong nước. 
 B. bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit. 
C. không tan trong nước. 
D. bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.
Câu 11:Nhậnđịnh nào sau đây về muối cacbonat làsai ?
	A. Các muối cacbonat (CO32-) đều kém bền với nhiệt trừ muối cacbonat của kim loại kiềm. 
	B. Dung dịch các muối cacbonat của kim loại kiềm bị thủy phân tạo môi trường kiềm. 
	C. Muối NaHCO3 bị thủy phân cho môi trường axit. 
	D. Muối hiđrocacbonat có tính lưỡng tính. 
Câu 12: Sođa là muối
 A. NaHCO3.	B. Na2CO3.	C. NH4HCO3.	D. (NH4)2CO3.
Câu 13:Để tạo độ xốp cho một số loại bánh có thể dùng muối nào sau đây?
	A. CaCO3.	B. NH4HCO3.	C. NaCl.	D. (NH4)2SO4.
Câu 14:Thổi từ từ khí cacbonic vào dung dịch nước vôi trong cho đến dư. Hiện tượng quan sát được là:
A. Kết tủa màu trắng tăng dần và không tan.
B. Kết tủa màu trắng tăng dần đến cực đại rồi tan d

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_thpt_quoc_gia_nam_2018_mon_hoa_hoc_chuyen_de.doc