Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học - Chuyên đề IV: Đại cương hóa hữu cơ
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HOÁ HỌC HỮU CƠ.
1. Khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cácbon
( trừ CO, CO2, muối cácbonat, xianua, cácbua,... )
- Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
2. Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.
a. Thành phần cấu tạo
- Nhất thiết phải chứa cácbon, ngoài ra còn có: H, O, N, S, P, halogen...
- Liên kết hoá học ở các hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hoá trị.
b. Tính chất vật lí
- Thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.
- Thường không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
c. Tính chất hoá học
- Đa số hợp chất hữu cơ bị cháy khi đốt, kém bền nhiệt, dễ bị phân huỷ.
- Phản ứng của hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định, thường cần đun nóng hoặc cần xúc tác.
II. PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIỆT VÀ TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ
1. Phương pháp chưng cất
- Cơ sở của phương pháp chưng cất là dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của các chất lỏng trong hỗn hợp.
- Khái niệm chưng cất: Chưng cất là quá trình làm hoá hơi và ngưng tụ của các chất lỏng trong hỗn hợp.
2. Phương pháp chiết:
- Cơ sở của phương pháp chiết: Dựa vào độ tan khác nhau trong nước hoặc trong dung môi khác của các chất lỏng, rắn.
- Nội dung phương pháp chiết: dùng dụng cụ ( phễu chiết ) tách các chất lỏng không hoà tan vào nhau ra khỏi nhau.
3. Phương pháp kết tinh
- Cơ sở của phương pháp kết tinh: dựa vào độ tan khác nhau của các chất rắn theo nhiệt độ.
- Nội dung: Hoà tan chất rắn vào dung môi đến bão hoà, lọc tạp chất, rồi cô cạn, chất rắn tronh dd sẽ kết tinh ra khỏi dd theo nhiệt độ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học - Chuyên đề IV: Đại cương hóa hữu cơ
ương pháp chưng cất là dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của các chất lỏng trong hỗn hợp. - Khái niệm chưng cất: Chưng cất là quá trình làm hoá hơi và ngưng tụ của các chất lỏng trong hỗn hợp. 2. Phương pháp chiết: - Cơ sở của phương pháp chiết: Dựa vào độ tan khác nhau trong nước hoặc trong dung môi khác của các chất lỏng, rắn. - Nội dung phương pháp chiết: dùng dụng cụ ( phễu chiết ) tách các chất lỏng không hoà tan vào nhau ra khỏi nhau. 3. Phương pháp kết tinh - Cơ sở của phương pháp kết tinh: dựa vào độ tan khác nhau của các chất rắn theo nhiệt độ. - Nội dung: Hoà tan chất rắn vào dung môi đến bão hoà, lọc tạp chất, rồi cô cạn, chất rắn tronh dd sẽ kết tinh ra khỏi dd theo nhiệt độ. III. PHÂN LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ 1. Phân loại - Hiđrocacbon là những hợp chất được tạo thành bởi các nguyên tử của 2 nguyên tố C và H. Ví dụ: CH4, C2H6, C2H4, C6H6... - Dẫn xuất của hiđrocacbon là những hợp chất mà trong phân tử ngoài C, H ra còn có một hay nhiều nguyên tử của các nguyên tố khác như O, N, S, halogen... Ví dụ: CH3Cl, CH3OH, HCOOH... 2. Nhóm chức Ví dụ: CH3-CH2-OH + Na CH3-CH2-ONa + 1/2H2. CH3-CH2-OH + HBr CH3-CH2-Br + H2O. Kết luận: Nhóm chức là nhóm nguyên tử gây ra những phản ứng đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ. IV. DANH PHÁP HỢP CHẤT HỮU CƠ 1. Tên thông thường - Đặt theo nguồn tìm ra chất. - Đôi khi phần đuôi trong tên gọi chỉ loại chất. VD: HCOOH axit fomic. CH3COOH axit axetic. 2. Tên hệ thống theo danh pháp IUPAC. a. Tên gốc - chức Tên gốc - chức: Tên phần gốc + Tên phần định chức. VD: CH3CH2-Cl etyl clorua. CH3CH2-O-COCH3 etyl axetat. CH3CH2-O-CH3 etyl metyl ete. b. Tên thay thế Tên thay thế: Tên phần thế + Tên mạch cácbon chính + Tên phần định chức. CH3- CH3 CH3 - CH2Cl et + an clo + et + an. CH2 = CH2 HC CH et + en et + in CH2 = CH -CH2 -CH3 but-1-en CH3-CH(OH)-CH=CH2 but-3-en-2-ol V. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH 1. Xác định cácbon và hiđro HS nhận xét hiện tượng rút ra kết luận: Glucozơ CO2 + H2O Nhận ra...n thành SO2 hoặc muối sunfat rồi định lượng. - Định lượng O: mO = mA - mC - mH - mS - ... VI. CÔNG THỨC ĐƠN GIẢN NHẤT 1. Công thức phân tử và công thức đơn giản nhất. - Công thức phân tử cho biết số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử. - Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử ( tỉ lệ các số nguyên tối giản ). Ví dụ: C2H4 C2H4O2 Tỉ lệ số nguyên tử: 1 : 2 1 : 2 : 1 Công thức ĐG nhất: CH2 CH2O 2. Thiết lập công thức đơn giản nhất a. Thí dụ: Đặt CTPT của A là CxHyOz. Thiết lập công thức đơn giản của A là lập tỉ lệ x : y : z ở dạng các số nguyên tối giản x : y : z = : : = 6,095 : 7,240 : 1,226 = 4,971 : 5,905 : 1,000 = 5:6:1 Công thức đơn giản nhất của A là: C5H6O. b. Tổng quát: Từ kết quả phân tích nguyên tố hợp chất CxHyOzNt ta lập tỉ lệ số nguyên tử rồi chuyển tỉ lệ đó thành tỉ số tối giản. x : y : z : t = : : : = ... = p : q : r : s VII. THIẾT LẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ 1. Xác định khối lượng mol phân tử - Đối với chất khí và chất lỏng dễ hoá hơi: MA = MB . dA/B. MA = 29 . dA/KK. - Đối với chất rắn và chất lỏng khó hoá hơi người ta sử dụng định luật Ra-un. 2. Thiết lập công thức phân tử: a. Thí dụ: -Thiết lập CTPT của A qua CTĐGN. Bước 1: Xác định khối lượng mol MA = 164 ( g/mol ) Bước 2: Căn cứ đầu bài tìm công thức đơn giản: C5H6O Bước 3: Xác định CTTQ (C5H6O)n suy ra n = 2. Vậy CTPT của A: C10H12O2. -Thiết lập CTPT của A không qua CTĐGN ( SGK ). b. Tổng quát: Thiết lập công thức phân tử qua công thức đơn giản nhất là cách thức tổng quát hơn cả. CTĐGN: CpHqOrNs CTPT: CxHyOzNt M = (CpHqOrNs)n n = VIII. THUYẾT CẤU TẠO HOÁ HỌC 1. Nội dung thuyết cấu tạo hoá học a. Luận điểm 1: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó, tức là thay đổi cấu tạo hóa học, sẽ tạo ra hợp chất mới. Ví dụ: CH3 - CH2 - O - H Chất lỏng tác...đồng đẳng: Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau. b. Đồng phân. Ví dụ: C2H6O có 2 đồng phân. CH3 - CH2 - O - H và CH3 - O - CH3 C3H6O2 có 3 đồng phân. CH3COOCH3 ; HCOOC2H5 và CH3CH2COOH. Khái niệm đồng phân: Những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo khác nhau nên tính chất khác nhau. * . Khái niệm đồng phân cấu tạo: Ví dụ: : C4H10O có các đồng phân cấu tạo. C4H9OH ; C2H5OC2H5 ... Vậy những hợp chất có cùng CTPT nhưng có cấu tạo hoá học khác nhau gọi là những đồng phân cấu tạo. *. Phân loại đồng phân cấu tạo: Ví dụ: : C4H10O có các loại đồng phân cấu tạo. - Chức ancol: + Không nhánh: CH3CH2CH2CH2-OH CH3CHCH2CH3 OH + Có nhánh: CH3CHCH2-OH CH3 - Chức ete: + Không nhánh: CH3OCH2CH2CH3 CH3CH2OCH2CH3 + Có nhánh: CH3OCHCH3 CH3 IX. LIÊN KẾT TRONG PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ. 1. Các loại liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ - Liên kết tạo bởi 1 cặp electron dùng chung là liên kết đơn. Liên kết đơn thuộc loại liên kết . Ví dụ: CH3 - CH3. - Liên kết tạo bởi 2 cặp electron dùng chung là liên kết đôi. Liên kết đôi gồm 1 liên kết và 1 liên kết . Ví dụ: CH2 = CH2. - Liên kết tạo bởi 3 cặp electron dùng chung là liên kết ba. Liên kết ba gồm 1 liên kết và 2 liên kết . 2. Các loại công thức cấu tạo - Công thức cấu tạo khai triển. - Công thức cấu tạo thu gọn. - Công thức cấu tạo thu gọn nhất. X. PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG HỮU CƠ 1. Phản ứng thế Một hoặc một nhóm nguyên ở phân tử hữu cơ bị thế bởi một hoặc một nhóm nguyên tử. VD:H3C - H + Cl - Cl H3C - Cl + HCl H3C - OH + H-Br H3C - Br + HOH 2. Phản ứng cộng. Phân tử hữu cơ kết hợp thêm với các nguyên tử hoặc phân tử khác. CHCH + 2H2 H3C -CH3 3. Phản ứng tách. Một vài nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử. H2C - CH2 H2C = CH2 + H2O H OH 4. Phản ứng phân huỷ. Phân tử bị phá huỷ hoàn toàn thành các nguyên tử hoặc các phân tử nhỏ. VD: CH4 C + 2H2 C4H10 + 5F2 4C
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_thpt_quoc_gia_nam_2018_mon_hoa_hoc_chuyen_de.doc