Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học - Chuyên đề V: Hidrocacbon no

A. Tóm tất lý thuyết

I. Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp

1. Đồng đẳng

         Ankan (hay parafin) là các hidrocarbon no, mạch hở có công thức chung CnH2n+2 (n ³ 1).

2. Đồng phân

Từ C4H10 trở đi xuất hiện đồng phân mạch cacbon. Ví dụ: Ứng với công thức phân tử C5H12 có 3 đồng phân cấu tạo

- Bậc cacbon

                

              (ankan không phân nhánh)                                        (ankan phân nhánh)

Bậc của một nguyên tử C ở phân tử ankan bằng số nguyên tử C liên kết trực tiếp với nó. 

3. Danh pháp

a. Tên ankan và tên gốc ankyl mạch thẳng

 

          Nhóm nguyên tử còn lại sau khi lấy bớt 1 nguyên tử H từ phân tử ankan, có công thức CnH2n+1, được gọi là nhóm ankyl. Tên của nhóm ankyl không phân nhánh lấy từ tên của ankan tương ứng đổi đuôi an thành đuôi yl.

b. Tên ankan và tên gốc ankyl mạch nhánh

*. Tên gốc ankyl mạch nhánh

II. Tính chất và điều chế

1. Cấu trúc

- Trong phân tử hiđrocacbon no, nguyên tử C ở trạng thái lai hóa sp3, chỉ có liên kết và .

- Mạch cacbon trong phân tử ankan tạo thành đường gấp khúc, góc liên kết CCC = 109,50. Trong phân tử xicloankan, độ lớn của góc liên kết CCC phụ thuộc vào số lượng nguyên tử C trong mạch vòng.

2. Tính chất vật lý

- Hiđrocacbon no có từ 14 cacbon ở thể khí, không màu. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng theo phân tử khối. Khi cấu trúc phân tử càng gọn thì nhiệt độ nóng chảy càng cao còn nhiệt độ sôi càng thấp và ngược lại.

doc 9 trang letan 19/04/2023 3960
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học - Chuyên đề V: Hidrocacbon no", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học - Chuyên đề V: Hidrocacbon no

Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học - Chuyên đề V: Hidrocacbon no
 nonyl
 Đekyl
	Nhóm nguyên tử còn lại sau khi lấy bớt 1 nguyên tử H từ phân tử ankan, có công thức CnH2n+1, được gọi là nhóm ankyl. Tên của nhóm ankyl không phân nhánh lấy từ tên của ankan tương ứng đổi đuôi an thành đuôi yl.
b. Tên ankan và tên gốc ankyl mạch nhánh
*. Tên gốc ankyl mạch nhánh
II. Tính chất và điều chế
1. Cấu trúc
- Trong phân tử hiđrocacbon no, nguyên tử C ở trạng thái lai hóa sp3, chỉ có liên kết và .
- Mạch cacbon trong phân tử ankan tạo thành đường gấp khúc, góc liên kết CCC = 109,50. Trong phân tử xicloankan, độ lớn của góc liên kết CCC phụ thuộc vào số lượng nguyên tử C trong mạch vòng.
2. Tính chất vật lý
- Hiđrocacbon no có từ 14 cacbon ở thể khí, không màu. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng theo phân tử khối. Khi cấu trúc phân tử càng gọn thì nhiệt độ nóng chảy càng cao còn nhiệt độ sôi càng thấp và ngược lại.
 - Do phân tử không phân cực, ankan không tan trong nước, tan được trong các dung môi hữu cơ.
3. Tính chất hóa học
a. Phản ứng thế
*. Phương trình phản ứng
	Dưới tác dụng của ánh sáng hay nhiệt độ cao, các ankan cho phản ứng thế với các halogen X2 (Cl2, Br2)
CnH2n + 2 + mX2CnH2n + 2 – mXm + mHX
 (dẫn xuất halogen)
Ví dụ:
CH4 + Cl2CH3Cl + HCl
 Metyl clorua (clometan)
CH4 + 2Cl2CH2Cl2 + 2HCl
 Metylen clorua (điclometan)
CH4 + 3Cl2CHCl3 + 3HCl
 Clorofom (triclometan)
CH4 + 4Cl2CCl4 + 4HCl
 Cacbon tetraclorua (tetra clometan)
*. Các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng halogen hoá
	- Flo phản ứng mãnh liệt nên phân hủy ankan thành C và HF.
	- Clo thế H ở các bậc khác nhau, sản phẩm chính thế ở H ở cacbon bậc cao.
Ví dụ:
	- Brom hầu như chỉ thế ở cacbon bậc cao.
	- Iot hầu như không phản ứng với ankan.
2. Phản ứng dưới tác dụng nhiệt
	Một ankan khi đưa đến nhiệt độ cao với xúc tác thích hợp có thể cho nhiều loại phản ứng khác nhau:
*. Phản ứng cracking
Ankanankan + anken
CnH2n + 2CmH2m + 2 + Cn – mH2(n – m)
*. Phản ứng tách
AnkanAnken + H2 hoặc AnkanAnkin + 2H2
CnH2n + 2CnH2n + H2
CnH2n + 2CnH2n - 2 +... cấu tạo có công thức phân tử C5H12 ?
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 5: Không thể điều chế CH4 bằng phản ứng nào ?
A. Nung muối natri malonat với vôi tôi xút.	
B. Canxicacbua tác dụng với nước.
C. Nung natri axetat với vôi tôi xút.	
D. Điện phân dung dịch natri axetat.
Câu 6: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan.
A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8	B. CH4, C2H2, C3H4, C4H10
C. CH4, C2H6, C4H10, C5H12	 D. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12
Câu 7: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không ở trạng thái khí?
A. Propan.	 B. Butan. C. But-1-en.	 D. Pentan.
Câu 8: Các ankan có khả năng tham gia những phản ứng nào dưới đây?
1. Phản ứng cháy	2.Phản ứng đề hiđro hoá	3. Phản ứng thế	
4. Phản ứng cracking 5. Phản ứng cộng	6. Phản ứng trùng hợp	7. Phản ứng trùng ngưng	
A. Phản ứng 1, 3, 5, 7.	 B. Phản ứng 1, 3, 5, 6.
C. Phản ứng 1, 2, 3, 4.	 D. Phản ứng 1, 2, 5, 7.
Câu 9: Cho ankan có CTCT là: (CH3)2CHCH2C(CH3)3. Tên gọi của ankan là:
 A. 2,2,4-trimetylpentan.	 B. 2,4-trimetylpetan. 
 C. 2,4,4-trimetylpentan.	 D. 2-đimetyl-4-metylpentan.
* Hiểu:
Câu 1: Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2 - clo - 3 - metylpentan. Công thức cấu tạo của X là: 
A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2.	B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3. 
C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl.	D. CH3CH(Cl)CH3CH(CH3)CH3.
Câu 2: Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là:
A. 2.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
Câu 3: Cho 4 chất: metan, etan, propan và butan. Số lượng chất tạo được một sản phẩm thế monoclo duy nhất là:
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 4: Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là: 
A. C2H6.	B. C3H8. 	C. C4H10.	D. C5H12. 
Câu 5: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là:
A. 1-clo-2-metylbutan.	 B. 2-clo-2-metylbutan.	
C. 2-clo-3-metylbutan. D. 1-clo-3-metylbutan.
Câu 6: Công thức đơn giản nhất của hiđrocacbon M là CnH2n+1. M thuộc dãy đồng đẳng nào ? 
A. ankan.	B. anken. 	 
C. anka...B. 2,8 lít.	 	C. 4,48 lít.	D. 3,92 lít.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo thu được 4 sản phẩm monoclo. Tên gọi của X là:
A. 2-metylbutan.	B. etan.	
C. 2,2-đimetylpropan.	D. 2-metylpropan.
Câu 4: Một hỗn hợp 2 ankan liên tiếp trong dãy đồng đẳng có tỉ khối hơi với H2 là 24,8. Công thức phân tử của 2 ankan là:
A. C2H6 và C3H8.	B. C4H10 và C5H12.	
C. C3H8 và C4H10.	D. Kết quả khác
Câu 5: X là hỗn hợp 2 ankan. Để đốt cháy hết 10,2 gam X cần 25,76 lít O2 (ở đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa.Giá trị m là:
A. 30,8 gam.	B. 70 gam.	C. 55 gam.	D. 15 gam
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp A (ở đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Giá trị của V là:
A. 5,60.	B. 6,72.	C. 4,48.	D. 2,24.
* Vận dụng cao:
Câu 1: Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là:
A. C6H14.	B. C3H8.	C. C4H10.	D. C5H12.
Câu 2: X là hỗn hợp 2 ankan. Để đốt cháy hết 10,20 gam X cần 25,76 lít khí O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
	A. 30,80.	B. 70,00.	C. 55,00.	D. 15,00.
Câu 3: Nạp một hỗn hợp khí có 20% thể tích ankan A và 80% thể tích O2 (dư) vào khí nhiên kế. Sau khi cho nổ rồi cho hơi nước ngưng tụ ở nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong khí nhiên kế giảm đi 2 lần. Công thức phân tử của ankan A là 
A. CH4.	B. C2H6.	C. C3H8 .	D.C4H10.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20,00% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,90 gam nước. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là 
A. 70,00 lít.	B. 78,40 lít.	C. 84,00 lít D. 56,00

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_thpt_quoc_gia_nam_2018_mon_hoa_hoc_chuyen_de.doc