Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn 9 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

Câu 1: (2 điểm):           Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

  1. Những câu thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Theo em, cần nhớ những điểm cơ bản nào về hoàn cảnh sáng tác để hiểu bài thơ hơn?
  2. Từ “mặc kệ” đặt giữa câu thơ cùng với hình ảnh làng quê quen thuộc đã gợi lên điều gì về tình cảm của nhân vật trữ tình?

Câu 2: (2 điểm)

Khi nghe tin làng chợ Dầu của mình theo giặc, lòng ông Hai diễn ra bao nhiêu giằng xé, bộn bề.  

 Coi câu văn trên là câu chủ đề, từ nội dung truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, em hãy viết tiếp để hoàn thành đoạn văn khoảng 8 - 10 câu theo kiểu tổng - phân - hợp. 

doc 4 trang Khải Lâm 28/12/2023 3300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn 9 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn 9 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn 9 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)
gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình. 
(Trích Ánh trăng - Nguyễn Duy, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014)
--------- Hết --------
TRƯỜNG THCS THANH HÀ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG 
MÔN: NGỮ VĂN 9
Câu 1. (2,0 điểm)
a. - Tên bài thơ: Đồng chí; Tác giả: Chính Hữu (0,5 điểm) 
 - Điểm cơ bản về hoàn cảnh sáng tác: Tác giả viết đầu năm 1948, sau khi cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) của quân dân ta đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. (0,5 điểm) 
b. - Từ “mặc kệ” diển tả sự mạnh mẽ, dứt khoát, sẵn sàng gác lại tình nhà vì nghĩa lớn (0.5 điểm)
 - Từ “mặc kệ” cùng những hình ảnh quen thuộc của làng quê: ruộng nương, gian nhà, bến nước gốc đa thể hiện tình cảm nhớ thương gắn bó của quê hương với anh bộ đội và của anh bộ đội với quê hương. (0.5 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
* Yêu cầu về kỹ năng (1 điểm)
- Viết đoạn văn kiểu tổng - phân - hợp, đủ số câu quy định
- Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi thông thường
* Yêu cầu về kiến thức (1 điểm)
- Lúc mới nghe tin: sững sờ, bàng hoàng, chưa tin -> xấu hổ, đánh trống lảng ra về
- Về đến nhà: tủi thân, thương con, căm giận kẻ phản bội. Niềm tin tưởng, nỗi nghi ngờ giằng xé
- Mấy ngày sau đó: sống trong tâm trạng dằn vặt, lo lắng, biến thành sự sợ hãi thường xuyên
- Khi mụ chủ nhà tỏ ý không cho ở nhờ: bế tắc, tuyệt vọng, lựa chọn đau đớn mà dứt khoát “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Ông trút nỗi lòng mình vào cuộc trò chuyện với đứa con út là bé Húc để củng cố niềm tin vào cách mạng, vào kháng chiến mà biểu tượng là Cụ Hồ.
Câu 3: (6 điểm): 
* Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ; bố cục rõ ràng chặt chẽ; hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc; chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau... động từ mạnh: bật, tun g-> Hành động mau lẹ, khẩn trương tự nhiên của con người khi mất điện; 
	- Từ láy: đột ngột, hình ảnh: vầng trăng tròn-> Diễn tả sự bàng hoàng, ngỡ ngàng của con người. 
	* Sự xúc động mãnh liệt của nhà thơ khi đối diện với vầng trăng (1.0 điểm)
- Điệp ngữ “mặt” -> nhấn mạnh sự đối diện giữa vầng trăng và con người trong giây phút gặp lại. Con người nhìn trực diện vào mặt trăng hay chính là đang nhìn thẳng vào mình và tự nhận ra sự vô tình bạc bẽo của chính mình. 
- Phép liệt kê, điệp ngữ cùng từ ngữ chỉ cảm giác không cụ thể “có cái gì” 
-> Những kỉ niệm quá khứ ào ạt tràn về, những tình cảm xưa được đánh thức chợt sống dậy mạnh mẽ trong tâm hồn; 
- Từ láy gợi cảm: rưng rưng, nhịp thơ nhanh dồn dập -> diễn tả sự xúc động nghẹn ngào. Vầng trăng làm thức dậy trong tâm trí con người bao kỉ niệm đẹp đẽ mà con người đã vô tình lãng quên. 
2. Đoạn thơ còn bộc lộ những suy tư và triết lí sâu sắc của nhà thơ (1.5 điểm)
- Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” -> Vừa gợi tả vẻ đẹp tròn đầy, sáng trong của trăng vừa gợi tả tình cảm đẹp đẽ, vẹn nguyên, không hao khuyết, thay đổi của trăng cho dù thời gian và lòng người có đổi thay. 
- Nhân hóa: ánh trăng im phăng phắc -> trăng hiện lên như con người bao dung độ lượng, nghĩa tình chung thủy nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc nhắc nhở con người về lẽ sống cao đẹp. 
- Hành động Giật mình-> Nhấn mạnh sự thức tỉnh lương tâm của con người. Con người giật mình chính là chợt bừng tỉnh về lẽ sống, tự cảm thấy ăn năn hối hận, tự nhận ra sự vô tình bạc bẽo của chính mình, tự trách, tự nhắc nhở bản thân không được quên quá khứ, phải sống ân nghĩa thủy chung 
-> Suy ngẫm mang tính triết lí sâu sắc: Con người có thể vô tình lãng quên nhưng thiên nhiên, quá khứ nghĩa tình vẫn vẹn nguyên, tròn đầy bất diệt.
III. Đánh giá chung (1,0 điểm)
1. Nghệ thuật: (0,5 điểm)
+ Đoạn thơ kết hợp hài hòa yếu tố tự sự và trữ tình.
+ Thể thơ năm chữ chỉ viết hoa chữ cái đầu dòng thơ đầu tiên ở mỗi khổ

File đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2017_2018_c.doc