Đề thi thử kì thi THPT Quốc gia môn Vật lí - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Du (Có đáp án)

Phần I : Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :

Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại

Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay của đứa trẻ và đánh rất nhiều, và ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái mỏ lết. Lúc đến bệnh viện, cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì vết thương quá nghiêm trọng.

Khi đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức giận đá vào nó. Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết nên, cô bé đã viết: “Con yêu cha.”     

                                                                                     (Theo Qùa Tặng Cuộc Sống)

      Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/Chị hiểu cô bé có tâm trạng gì qua câu nói: “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”?

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao Người cha đau đớn trong lặng câm?

Câu 4. Câu văn khép lại câu chuyện mà cô bé đã viết: “Con yêu cha.” gửi gắm bức thông điệp gì?

Phần II : Làm văn (7,0 điểm)

docx 4 trang letan 19/04/2023 2500
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử kì thi THPT Quốc gia môn Vật lí - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Du (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử kì thi THPT Quốc gia môn Vật lí - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Du (Có đáp án)

Đề thi thử kì thi THPT Quốc gia môn Vật lí - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Du (Có đáp án)
âu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu cô bé có tâm trạng gì qua câu nói: “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”?
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao Người cha đau đớn trong lặng câm?
Câu 4. Câu văn khép lại câu chuyện mà cô bé đã viết: “Con yêu cha.” gửi gắm bức thông điệp gì?
Phần II : Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự giận dữ của con người được rút ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu.
Câu 2 (5,0 điểm):	Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).
*HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
 Phương thức biểu đạt chính: tự sự
0,5
2
 Cô bé có tâm trạng qua câu nói: “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”:
 - Cô bé khao khát có những ngón tay lành lặn như trước đây để được sống trong sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thần tiên;
 - Cô bé đau đớn khi những ngón tay không còn nữa
0,5
3
 Người cha đau đớn trong lặng câm, bởi vì:
 - Ông không ngờ trong một phút nóng giận, do tiếc của mà ông đã huỷ hoại đôi bàn tay của đứa con bé bỏng
 - Ông đã nhận ra sai lầm của mình, tỏ ra ăn năn, hối hận nhưng đã muộn.
1,00
4
 Cô bé đã viết: “Con yêu cha” gửi gắm bức thông điệp:
 - Đây là câu kết truyện đầy bất ngờ và để lại xúc động trong lòng người đọc vì tình thương cha của cô bé;
 - Hãy hiểu một điều rằng, cả sự tức giận lẫn tình yêu thương đều không có giới hạn. Nên nhớ, “Đồ vật là để sử dụng, nhưng con người là để yêu thương”. Đừng để sự nóng nảy tức thời làm bạn cả đời phải hối hận.
1,00
II
LÀM VĂN
7.0
1
 Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự giận dữ của con người được rút ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu.
2,0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được ...hác bị tổn thương, bị xúc phạm danh dự. Mọi người sẽ xa lánh người có tính nóng nảy. Mọi mối quan hệ xã hội bị phá vỡ
 + Nguyên nhân: xuất phát từ bản thân người giận dữ không biết kìm chế cảm xúc. Họ coi cái tôi của mình quá lớn. Họ mất tỉnh tảo, không biết lẽ phải, đúng sai, bất chấp hậu quả sẽ xảy ra.
 + Biện pháp khắc phục: rèn luyện kĩ năng kìm chế cảm xúc; sống hoà đồng, yêu thương; biết lắng nghe, thấu hiểu người khác
0,25
1,0
- Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản thân.
0,25
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
2
 Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
0,25
 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,50
 Vẻ đẹp khuất lấp của hai người phụ nữ 
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác sánh, phân tích); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. 
3.00
* Nhân vật người vợ nhặt
– Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.
– Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt.
+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáy, lại là một người biết điều, ý tứ.
+ Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan.
* Nhân vật người đàn bà chài
– Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có ...u sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình
* Lý giải sự khác biệt:
+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từ thấp đến cao(cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà chài lưới lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại(cảm hứng thế sự-đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại)
+ Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa dạng, phức tạp( Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này
(có thể có thêm nhiều ý khác, tùy thuộc mức độ phân hóa của đề thi)
KẾT BÀI
– Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
– Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
0,75
0,75
1,00
0,5
0,50
d. Sáng tạo
0,50
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_ki_thi_thpt_quoc_gia_mon_vat_li_nam_hoc_2017_2018.docx