Giáo án Đại số Lớp 8 - Từ tiết 1 đến tiết 16 (Học kì II) - Năm học 2019-2020

Tiết 1: PHƯƠNG TRÌNH TÍCH, LUYỆN TẬP

I/ MỤC TIÊU :

1. Kiến thức

- HS nắm vững khái niệm và phương pháp giải phương trình tích (dạng A(x).B(x) = 0).

2. Kĩ năng :- Ôn tập các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử, nhất là kỹ năng thực hành vận dụng giải ptrình tích. 

- Rèn năng lực làm việc nhóm, năng lực trình bày bài, năng lực giải quyết vấn đề

3. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a) Phẩm chất: HS có tính tự lập, tự tin , tự chủ ...                                               

b) Các năng lực chung: 

- Năng lực giao tiếp, năng lực tự học , năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c) Các năng lực chuyên biệt:                         

-Năng lực luyện tập - thực hành giải toán, năng lực tính toán .

II/ CHUẨN BỊ :

- GV : Bảng phụ (ghi đề bàiktra, Ví dụ 2 trang 16) 

- HS : Ôn tập các hằng đẳng thức đáng nhớ, các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử; cách giải phương trình đưa được về dạng bậc nhất; bảng phụ  nhóm, bút dạ.

docx 86 trang Khải Lâm 26/12/2023 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Từ tiết 1 đến tiết 16 (Học kì II) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đại số Lớp 8 - Từ tiết 1 đến tiết 16 (Học kì II) - Năm học 2019-2020

Giáo án Đại số Lớp 8 - Từ tiết 1 đến tiết 16 (Học kì II) - Năm học 2019-2020
T ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
HS1: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
 P(x) =(x-1)+(x+1)(x-2)
 HS2: Giải phương trình : (2x-3)(x+1) = 0
 Một tích bằng 0 khi nào ? ( khi trong tích có thừa số bằng 0 )
*) Đặt vấn đề. 
GV: Đề giải phương trình tích ta làm như thế nào ? Đó là nội dung bài học hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Phương trình tích và cách giải(15ph)
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, luyện tập thực hành. Hđ nhóm
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
GV: Điền từ thích hợp vào khẳng định sau đây.
Trong một tích, nếu có một thừa số bằng 0 thì ...; ngược lại, nếu tích bằng 0 thì ít nhất một trong các thừa số của tích ...
GV: Gọi HS điền từ thích hợp vào chỗ trống.
GV: Vậy em hãy nhớ lại một tính chất của phép nhân mà đúng với khẳng định trên ?
GV: Gọi HS nêu tính chất
HS: Nêu tích chất của phép nhân các số.
Nếu a.b = 0 thì a = 0 hoặc b = 0
GV: Vậy từ phương trình (x + 1)(2x - 3) = 0 ta có điều gì ?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ 1 SGK
GV: Vậy phương trình trên có hai nghiệm x1 = -1; x2 = 
Tập nghiệm của phương trình S = 
GV: Phương trình như trên gọi là phương trình tích.
GV: Em hãy cho biết dạng tổng quát của phương trình tích ?
HS: Nêu dạng tổng quát của phương trình tích.
GV: Vậy muốn giải phương trình tích A(x).B(x) = 0, ta giải hai phương trình A(x) = 0 và B(x) = 0 rồi lấy tất cả các nghiệm của chúng.
1.Phương trình tích và cách giải:
Trong một tích, nếu có một thừa số bằng 0 thì tích đó bằng 0; ngược lại, nếu tích bằng 0 thì ít nhất một trong các thừa số của tích bằng 0
Ví dụ 1: 
 (x + 1)(2x - 3) = 0
 x + 1 = 0 hoặc 2x – 3 = 0
 x = -1 hoặc x = 
Dạng tổng quát của phương trình tích.
A(x).B(x) = 0
 A(x) = 0 hoặc B(x) = 0
Hoạt động 2 : Áp dụng(20ph)
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, l... trình S = 
Để giải phương trình tích ta phải làm hai bước.
Bước 1: Đưa phương trình đã cho về phương trình tích (chuyển các hạng tử về vế trái, vế phải bằng 0. Phân tích vế trái thành nhân tử).
Bước 2: Giải phương trình tích tìm nghiệm rồi kết luận.
?3/ SGK
(x - 1)(x2 + 3x - 2) – (x3 - 1) = 0
(x - 1)(x2 + 3x - 2)–(x - 1)(x2 + x + 1)=0
 (x - 1)(x2 + 3x – 2 – x2 – x – 1) = 0
 (x - 1)(2x - 3) = 0
 x – 1 = 0 hoặc 2x – 3 = 0 
 x = 1 hoặc x = 
3. Hoạt động luyện tập
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, luyện tập thực hành. Hđ nhóm
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
Bài tập 23: Giải các phương trình sau:
0,5x(x - 3) = (x - 3)(1,5x - 1)
3x – 15 = 2x(x - 5)
x – 1 = x(3x - 7)
GV: Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập.
GV: Yêu cầu HS dưới lớp hoạt động nhóm làm bài tập 23 vào bảng nhóm.
GV: Thu bảng nhóm và gọi HS nhận xét bài làm của các bạn
GV: Nhận xét, đánh giá, cho điểm.
Bài tập: 24 Giải các phương trình
(x2 – 2x + 1) – 4 = 0
x2 – x = -2x + 2
4x2 + 4x + 1 = x2 
x2 – 5x + 6 = 0
GV: Yêu cầu 4 nhóm hoạt động và làm bài tập vào bảng nhóm.
GV: Thu bảng nhóm của các nhóm
GV: Gọi HS nhận xét chéo
GV: Nhận xét, đánh giá và cho điểm.
HS: Lên bảng làm bài tập
0,5x(x - 3) = (x - 3)(1,5x - 1)
0,5x(x - 3) – (x - 3)(1,5x - 1)
(x - 3)(0,5x – 1,5x + 1) = 0
(x - 3)(1 - x) = 0
 x – 3 = 0 hoặc 1 – x = 0
 x = 3 hoặc x = 1
Tập nghiệm của phương trình là S = 
3x – 15 = 2x(x - 5)
3(x - 5) – 2x(x - 5)= 0
 (x - 5)(3 – 2x) = 0
 x – 5 = 0 hoặc 3 – 2x = 0
 x = 5 hoặc x = 
Tập nghiệm của phương trình S = 
x – 1 = x(3x - 7)
 x – 1 – x(x - 1) = 0
 (x - 1)(1 - x) = 0
 x – 1 = 0 hoặc 1 – x = 0
 x = hoặc x = 1
Tập gnhiệm của phương trình là S = 
HS: Nhận xét chéo các nhóm.
HS: Hoạt động nhóm và làm bài tập vào bảng nhóm.
(x2 – 2x + 1) – 4 = 0
(x - 1)2 – 22 = 0
 (x – 1 – 2)(x – 1 + 2)... 0
b. (x2-4)+(x-2)(3-2x) = 0
c. x.(2x-7) -4x+14 = 0
Giải:
a. 2x.(x-3)+5.(x-3) = 0
 (x-3).(2x-5) = 0
 x-3 = 0 hoặc 2x-5 = 0
 1) x-3 = 0 x=3
 2) 2x-5=0 2x=5 x=5:2 x=2,5
Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho S{2,5;3}
HS: Nêu các bước giải phương trình tích.
Bước 1: Đưa phương trình đã cho về phương trình tích (chuyển các hạng tử về vế trái, vế phải bằng 0. Phân tích vế trái thành nhân tử).
Bước 2: Giải phương trình tích tìm nghiệm rồi kết luận.
HS: Lên bảng làm bài tập.
2x3 + 6x2 = x2 + 3x
2x2(x + 3) – x(x + 3) = 0
 (x + 3)(2x2 - x) = 0
 (x + 3)x(2x - 1) = 0
 x + 3 = 0 hoặc x = 0 hoặc 2x – 1 = 0
 x = -3 hoặc x = 0 hoặc x = 
Vậy phương trình có 3 nghiệm x1 = - 3; x2 = 0; x3 = 
(3x - 1)(x2 + 2) = (3x - 1)(7x - 10)
 (3x - 1)(x2 + 2 – 7x + 10) = 0
 (3x - 1)(x2 – 4x – 3x + 12) = 0
 (3x – 1)[x(x - 4) – 3(x - 4)] = 0
 (3x - 1)(x - 4)(x - 3) = 0
3x – 1 = 0 hoặc x – 4 = 0 hoặc x – 3 = 0
 x = hoặc x = 4 hoặc x = 3
Vậy phương trình có 3 nghiệm x1 = ; x2 = 4; x3 = 3.
b. (x2-4)+(x-2)(3-2x) = 0
 (x-2)(x+2)+(x-2)(3-2x)=0
 (x-2)[(x+2)+(3-2x)]=0
 (x-2)(5-x)=0
 (x-2)=0 hoặc (5-x)=0
1) x-2=0 x=2
2) 5-x=0 x=5
vậy tập nghiệm của phương trình đã cho S={2;5}
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm ?4
HS: Hoạt động nhóm làm ?4 vào bảng nhóm.
GV: Thu bảng nhóm và gọi HS nhận xét chéo.
HS: Nhận xét bài làm của bạn
GV: Chuẩn hoá và cho điểm
 (x3 + x2) + (x2 + x) = 0
 x2(x + 1) + x(x + 1) = 0
 (x + 1)(x2 + x) = 0
 (x + 1)x(x + 1) = 0
 x(x + 1)2 = 0
 x = 0 hoặc x + 1 = 0
 x = 0 hoặc x = -1 (nghiệm kép)
Vậy tập nghiệm của phương trình là S = 
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Ôn tập phương trình tích, cách đưa phương trình về phương trình tích và cách giải tìm tập nghiệm.
Làm bài tập 21 – 26 SGK – Tr17.
Bài 1: Giải các phương trình sau bằng cách đưa về dạng phương trình tích
a) x2 – 3x + 2 = 0
 x2 – 2x – x + 2 = 0
 x(x – 2) – (x – 2) = 0
 (x – 2)(x – 1) = 0
 x – 2 = 0 hoặc x – 1 = 0
 x = 2 hoặc x = 1
Vậy: S = {1; 2}
b) 4x2 – 12x + 5 = 0
 4x2 – 2x 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_8_tu_tiet_1_den_tiet_16_hoc_ki_ii_nam_hoc.docx