Giáo án môn Địa lý Lớp 6 - Tuần 23, Tiết 23 - Chủ đề: Nhiệt độ không khí. Khí áp và gió trên trái đất - Nội dung 2: Khí áp và gió trên trái đất
1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất.
a. Khí áp
- Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất .
- Dụng cụ đo: Khí áp kế.
- Đơn vị đo: mm thuỷ ngân (mmHg)
b. Các vành đai khí áp trên bề mặt Trái Đất. Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo về cực.
+ Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng 600 Bắc và Nam.
+ Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam và 900 Bắc và Nam (cực Bắc và Nam).
2. Gió và các hoàn lưu khí quyển.
- Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lý Lớp 6 - Tuần 23, Tiết 23 - Chủ đề: Nhiệt độ không khí. Khí áp và gió trên trái đất - Nội dung 2: Khí áp và gió trên trái đất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Địa lý Lớp 6 - Tuần 23, Tiết 23 - Chủ đề: Nhiệt độ không khí. Khí áp và gió trên trái đất - Nội dung 2: Khí áp và gió trên trái đất
i áp thấp Xích đạo). - Nửa cầu Bắc: hướng Đông Bắc - Nửa cầu Nam: hướng Đông Nam Gió tây ôn đới Thổi từ khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến) lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam (các đai áp thấp ôn đới). - Nửa cầu Bắc: hướng Tây Nam - Nửa cầu Nam: hướng Tây Bắc Gió đông cực Thổi từ khoảng các vĩ độ 90o Bắc và Nam (cực Bắc và Nam) về khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam (các đai áp thấp ôn đới). - Nửa cầu Bắc: hướng Đông Bắc - Nửa cầu Nam: hướng Đông Nam Phần III: CÂU HỎI ( BÀI TẬP) KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Câu 1: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp thấp: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 30o Bắc và Nam về xích đạo là A. gió Tây ôn đới. B. gió Tín Phong. C. gió mùa đông Bắc. D. gió mùa đông Nam. Câu 3: Đai áp thấp "T" nằm ở vĩ độ bao nhiêu: A. 0o, 60o B. 0o, 30o C. 0o, 90o D. 30o, 90o Câu 4: Không khí luôn luôn chuyển động từ: A. nơi áp thấp về nơi áp cao. B. biển vào đất liền. C. nơi áp cao về nơi áp thấp. D. đất liền ra biển. Câu 5: Gió Tín Phong còn được gọi là gió gì? A. Gió núi - thung lũng B. Gió Phơn C. Gió Mậu Dịch D. Gió Đông cực
File đính kèm:
- giao_an_mon_dia_ly_lop_6_tuan_23_tiet_23_chu_de_nhiet_do_kho.doc