Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23, Tiết 91+92: Văn bản: Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê)

PHẦN II. NỘI DUNG KIẾN THỨC BÀI HỌC: Các em chú ý bài học và ghi vào vở học trên lớp theo hướng dẫn này nhé. 

I. Tìm hiểu chung :

1. Tác giả: Chú thích SGK/54

2. Tác phẩm : 

- Hoàn cảnh sáng tác: sau chiến tranh Pháp – Phổ (1870 - 1871)

- Thể loại : Truyện ngắn.

* Bố cục 3 phần:

- Đoạn 1: Từ đầu … mà vắng mặt con: Trước buổi học cuối cùng

- Đoạn 2 : Từ  “Tôi bước qua ghế dài  … cuối cùng này”: Diễn biến của buổi học cuối cùng.

- Đoạn 3 : Còn lại:  Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.

* Tóm tắt: HS tự tóm tắt

II/ ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:

1/Nhân vật Phrăng:

a)Trước buổi học: Định trốn học nhưng cưỡng lại được

  • Trên đường đến trường, thấy nhiều người tập trung trước trụ trở xã
  • Khi đến lớp, thấy không khí buổi học yên lặng, khác thường. => Lo sợ, ngạc nhiên

b) Trong buổi học:

  • Khi biết đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp -> choáng váng
  • Tự giận mình đã lười học ham chơi -> ân hận, tiếc nuối
  • Coi sách như người bạn cố tri -> đau lòng phải giã từ
  • Không thuộc bài -> xấu hổ
doc 2 trang letan 15/04/2023 6260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23, Tiết 91+92: Văn bản: Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23, Tiết 91+92: Văn bản: Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê)

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23, Tiết 91+92: Văn bản: Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê)
oáng váng
Tự giận mình đã lười học ham chơi -> ân hận, tiếc nuối
Coi sách như người bạn cố tri -> đau lòng phải giã từ
Không thuộc bài -> xấu hổ
Chưa bao giờ thấy hiểu bài đến thế - >say sưa nghe giảng
c) Kết thúc buổi học
Chưa bao giờ thấy thầy lớn lao đến thế -> Xúc động, ngưỡng mộ
So sánh, câu cảm thán, miêu tả 
Yêu tiếng Pháp, yêu kính thầy
2. Nhân vật thầy giáo Ha-men :
+ Trang phục: - Mặc áo rơ-đanh-gốt màu xanh, diềm lá sen. Đội mũ tròn lụa đen thêu
 => đẹp và trang trọng
+ Thái độ đối với học sinh: Không trách phạt khi Phrăng đến muộn, mà tự trách mình 
 - Nhiệt tình, kiên nhẫn giảng bài. 
 => dịu dàng, yêu thương học sinh
+ Lời nói về tiếng Pháp: Thứ tiếng hay nhất, trong sáng nhất, vững vàng nhất. Phải giữ lấy nó
 => ca tụng, tôn vinh
+ Hành động cuối buổi học: Người tái nhợt, dựa lưng vào tường, không nói hết câu, dằn mạnh phấn viết dòng chữ “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”
Xúc động mạnh => Tự sự kết hợp miêu tả. Thầy Ha-men nhân cách cao cả, yêu nước
3. Một số nhân vật khác:
- Dân làng phía cuối lớp lặng lẽ và buồn rầu
- Cụ già Hô-de nâng niu quyển tập đánh vần đã sờn mép, đọc theo bạn trẻ, giọng run run
- Các học trò chăm chú nghe giảng, cặm cụi tập viết, và muốn khóc
=> Xúc động, nuối tiếc
III.Tổng kết : 
1. Nghệ thuật: Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất. Xây dựng tình huống truyện độc đáo. Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình. Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng câu văn biểu cảm, từ cảm thán và các hình ảnh so sánh.
2. Ý nghĩa văn bản: Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quí của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh văn hóa, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc mình. Văn bản cho thấy tác giả là một yêu nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu sắc về tiếng nói mẹ đẻ.
Phần III. Câu hỏi , bài tập đánh giá

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_6_tuan_23_tiet_9192_van_ban_buoi_hoc.doc