Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Tuần 22, Tiết 43+44, Bài 36: Tổng kết về cây có hoa

I. Kiểm tra bài cũ

* Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm ? Hãy kể lại thí nghiệm chứng minh ?( 10 đ)

II. Bài mới:

1. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây xanh có hoa 

   

Cây có hoa có 2 loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, mỗi cơ quan đều có chức năng riêng và đều có cấu tạo phù hợp với chức năng đó.

VD: cơ quan lá có cấu tạo là gồm có các tế bào chứa diệp lục phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng chế tạo chất hữu cơ cho cây.

2. Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa (14p)

Hoa

Giữa các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ đã tạo cho cây thành một thể thống nhất.

- Khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.

Vd: + Không có rễ hút nước và muối khoáng thì lá không có nước để chế tạo được chất hữu cơ .

+ Không có thân thì các chất hữu cơ do lá chế tạo có chuyển được đến nơi khác của cây 

III/ Câu hỏi và bài tập củng  cố

Đáp án trò chơi giải ô chữ (Sgk): Hàng ngang số 1: NƯỚC. Hàng ngang số 2: THÂN. Hàng ngang số 3: MẠCH RÂY. Hàng ngang số 4: QUẢ HẠCH. Hàng ngang số 5: RỄ MÓC. Hàng ngang số 6: HẠT. Hàng ngang số 7: HOA. Hàng ngang số 8: QUANG HỢP. Từ hàng dọc: CÂY CÓ HOA. 

doc 2 trang letan 15/04/2023 1240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Tuần 22, Tiết 43+44, Bài 36: Tổng kết về cây có hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Tuần 22, Tiết 43+44, Bài 36: Tổng kết về cây có hoa

Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Tuần 22, Tiết 43+44, Bài 36: Tổng kết về cây có hoa
 hữu cơ do lá chế tạo có chuyển được đến nơi khác của cây 
III/ Câu hỏi và bài tập củng cố
Đáp án trò chơi giải ô chữ (Sgk): Hàng ngang số 1: NƯỚC. Hàng ngang số 2: THÂN. Hàng ngang số 3: MẠCH RÂY. Hàng ngang số 4: QUẢ HẠCH. Hàng ngang số 5: RỄ MÓC. Hàng ngang số 6: HẠT. Hàng ngang số 7: HOA. Hàng ngang số 8: QUANG HỢP. Từ hàng dọc: CÂY CÓ HOA. 
1.Giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây xanh có hoa có mối quan hệ gì không?( MĐ1)
2. Lấy 1 ví dụ minh họa về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng ở cây?(MĐ 2)
3. Tại sao khi trồng rau trên đất khô cằn thì cây còi cọc, chậm phát triển?( MĐ3)
..
TUẦN 22 - Tiết 44 
Bài 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA 
1.Đặc điểm thích nghi của cây ở nước 
- Cây sống ở nước như: cây súng trắng, cây rong đuôi chó, cây bèo tây, cây bèo tấm
- Lá biến đổi để thích nghi với môi trường sống trôi nổi như phiến lá rộng nằm trên mặt nước hoặc dài, nhỏ. Cuống là phình to xốp, chứa khí.
2. đặc điểm thích nghi của cây ở trên cạn 
- Cây sống sống trên cạn có những đặc điểm: Rễ cây ăn sâu, lan rộng, thân thấp, lá có nhiều lớp lông, sáp phủ ngoài
Giải thích:
+Rễ Ăn sâu: để tìm được nguồn nước; lan rộng: để hút được nước, sương đêm.
+Thân thấp: vì đủ nắng và để giảm sức cản của gió
+ lá có nhiều lớp lông, sáp phủ ngoài để giảm bớt sự thoát hơi nước.
+ Nếu trong rừng rậm, ánh sáng thường khó lọt được xuống dưới thấp nên cây thường vươn cao để thu nhận ánh sáng ở tầng trên. Còn cây mọc ở đồi trống ánh sáng đầy đủ nên không có tính chất này.
3. Đặc điểm thích nghi của cây ở môi trường đặc biệt 
 - Môi trường sống đặc biệt là nơi có những điều kiện sống không thích hợp cho đa số các loại cây nhưng một số ít vẫn sống được.
Ví dụ: cây đước, sú sống ở đầm lầy  có rễ chống; cây xương rồng thường sống ở sa mạc : thân mọng nước.
* Kết luận: 
- Giữa cây và môi trường sống của chúng có mối liên hệ chặt chẽ.
- Sống trong các môi trường

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_6_tuan_22_tiet_4344_bai_36_tong_ket.doc