Giáo án ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 11

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.

1. Sản xuất của cải vật chất:

a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất:

- Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

- Vd: Người thợ mộc phải tác động vào cây gỗ biến nó thành bàn ghế ...

b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất:

- Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại xã hội. Xã hội sẽ không tồn tại nếu ngừng sản xuất ra của cải vật chất.

- Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.

HS cho chứng minh bằng các ví dụ cụ thể : Muốn tiến hành các hoạt động văn hóa, khoa học, nghệ thuật, … phải có hoạt động sxvc làm tiền đề, nó chi phối các hoạt động trên,…

=> Vì vậy, sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội, xét đến cùng quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội.

2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất:

a. Sức lao động:

- Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.

-Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi các yếu tố tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình

 - Khác nhau giữa sức lao động và lao động:

 + Sức lao động mới chỉ là khả năng lao động.

 + Lao động là sự tiêu dùng sức lao động.

b. Đối tượng lao động:

- Khái niệm: Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.

- ĐTLĐ được chia thành 2 loại:

+ Đối tượng lao động sẵn có:  Gỗ, đất đai, động thực vật khoáng sản..

+ Đối tượng lao động đã trải qua tác động của lao động con người, được cải biến ít nhiều: Sợi, sắt thép, xi măng, gạch ngói..             

docx 50 trang letan 19/04/2023 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 11

Giáo án ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 11
 lao động:
- Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.
-Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi các yếu tố tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình
 - Khác nhau giữa sức lao động và lao động:
 + Sức lao động mới chỉ là khả năng lao động.
 + Lao động là sự tiêu dùng sức lao động.
b. Đối tượng lao động: 
- Khái niệm: Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
- ĐTLĐ được chia thành 2 loại:
+ Đối tượng lao động sẵn có: Gỗ, đất đai, động thực vật khoáng sản.. 
+ Đối tượng lao động đã trải qua tác động của lao động con người, được cải biến ít nhiều: Sợi, sắt thép, xi măng, gạch ngói.. 
c. Tư liệu lao động:
- Khái niệm: Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
- Các yếu tố của TLLĐ:
+ Công cụ lao động hay công cụ sản xuất.
+ Hệ thống bình chứa của sản xuất.
+ Kết cấu hạ tầng của sản xuất
* Mối quan hệ giữa sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động :
- Tư liệu LĐ + Đối tượng LĐ = Tư liệu SX. Vì vậy quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất.
- Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, TLLĐ và ĐTLĐ bắt nguồn từ tự nhiên. Còn sức lao động với tính sáng tạo, giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất.
3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội:
a. Phát triển kinh tế:
- Định nghĩa: Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội. 
-Nội dung: + Tăng trưởng kinh tế.
 Phát triển kinh tế + Cơ cấu kinh tế hợp lí.
 +Công bằng xã hội.
- Tăng trưởng kinh tế
+ Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hóa và các yế... điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội.
+ Là tiền đề vật chất để phát triển văn hoá, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác của xã hội; đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
+ Tạo điều kiện vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị. Tăng hiệu lực quản lý của Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
+ Là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng XHCN.
II. CÂU HỎI ÔN TẬP.
1. Sản xuất của cải vật chất:
Câu 1.Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là
A. sản xuất kinh tế. B. sản xuất xã hội. C. sản xuất của cải vật chất. D. sản xuất của cải tinh thần.
Câu 2.Yếu tố nào dưới đây quyết định toàn bộ sự vận động và phát triển của mọi mặt đời sống xã hội?
A. Sản xuất của cải tinh thần. B. Sản xuất của cải vật chất. C. Sản xuất hàng hóa. D. Hoạt động chính trị.
Câu 3: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến mọi hoạt động khác của xã hội?
A. Quan trọng.	B. Quyết định.	 C. Cần thiết. 	 D. Trung tâm.	
Câu 4. Nếu con người ngừng lao động sản xuất thì xã hội sẽ như thế nào?
A.Vẫn phát triển. B.Chậm phát triển. C.Không thể tồn tại. D.Vẫn tồn tại.
2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất:
Câu 1.Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là 
A. tư liệu lao động.	 B. công cụ lao động. C. đối tượng lao động. D. tài nguyên thiên nhiên.
Câu 2. Để thúc đẩy kinh tế phát triển, nguồn lực nào sau đây cần được quan tâm đầu tư trước tiên?
A. Nguồn tài chính.	B. Nguồn tài nguyên thiên nhiên. C. Nguồn nhân lực. D. Nguồn hàng hóa dự trữ.
Câu 3. Đối tượng lao động của người thợ may là
A. máy khâu.	B. tiệm may.	C. vải.	D. áo, quần.
 Câu 4. Toàn bộ năng lực thể chất và tinh ... nào dưới đây không thuộc về tư liệu lao động?
A.Tư liệu sản xuất. B. Công cụ sản xuất. C. Kết cấu hạ tầng của sản xuất. D. Hệ thống bình chứa của sản xuất.
Câu 10.Yếu tố nào dưới đây là căn cứ cơ bản để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế?
A. Đối tượng lao động. B. Công cụ lao động. C. Hoạt động lao động. D. Kết cấu hạ tầng của sản xuất.
Câu 11. Người nông dân sử dụng con trâu để cày ruộng. Trong trường hợp này, con trâu thể hiện yếu tố nào của quá trình sản xuất?
A. Tư liệu lao động. B. Đối tượng lao động. C. Sức lao động. D. Quy trình lao động.
Câu 12. Yếu tố nào dưới đây quyết định đến năng suất chất lượng sản phẩm?
A. Công cụ sản xuất.	B. Hệ thống bình chứa. C. Kết cấu hạ tầng của sản xuất. D. Đối tượng lao động .
Câu 13. Đối tượng nào dưới đây không thuộc tư liệu lao động?
A. Công cụ lao động.	B. Người lao động. C. Kết cấu hạ tầng sản xuất. D. Các vật chứa đựng, bảo quản.
Câu 14. Đối tượng lao động của người thợ mộc là
A. gỗ.	B. máy cưa.	C. đục, bào.	D. bàn ghế.
Câu 15. Với người thợ xây, đâu là công cụ lao động?
A. Thước, bay, bàn chà.	B. Gạch, ngói. C. Tôn lợp nhà.	D. Xà gồ.
Câu 16. Đối với người nông dân thì đất được gọi là gì?
A.Sức lao động B. Đối tượng lao động. C. Tư liệu lao động D. Lực lượng sản xuất.
Câu 17. Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là A. Người lao động. B. Tư liệu lao động. C. Tư liệu sản xuất. D. Nguyên liệu.
Câu 18. Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động?
A. Không khí. B. Sợi để dệt vải. C. Máy cày. D. Vật liệu xây dựng.
3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội:
Câu 1. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội được gọi là
A. phát triển kinh tế.	B. tăng trưởng kinh tế. C. phát triển xã hội. D. phát triển bền vững.
Câu 2. Phát triển kinh tế là
A. sự tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm
B. sự tăng trưởng về kinh tế gắn với nâng cao chất lượng cuộ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_11.docx