Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 61, 62: Chủ đề Đa dạng sinh học

I. Mục tiêu của bài học

1. Kiến thức

- Hiểu được đa dạng sinh học thể hiện ở số loài, khả năng thích nghi cao của ĐV với các điều kiện sống khác nhau.

- Chứng minh được động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng có khả năng thích nghi cao với các điều kiện sống. 

- Giải thích được vì sao tính đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn các môi trường địa lý khác trên trái đất.

- Chỉ ra  được những lợi ích của đa dạng sinh học, nguy cơ suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện  kĩ năng  quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh.

- Làm việc nhóm, trình bày báo cáo trước đám đông.

- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.

3.Thái độ

- Nhận thức đầy đủ về vai trò của đa dạng sinh học.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học.

4. Năng lực phẩm chất cần hướng tới trong chuyên đề

Thông qua việc học tập chuyên đề này sẽ góp phần hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực sau:
 

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực sáng tạo.

- Năng lực  tự quản lý.

- Năng lực  giao tiếp.

- Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông.
 

II. Phương pháp hình thức và kỹ thuật dạy học

- Phương pháp: Trực quan, Đàm thoại, Hoạt động nhóm.

- Kỹ thuật: Tia chớp, chia nhóm, giao nhiệm vụ.

doc 6 trang Khải Lâm 27/12/2023 460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 61, 62: Chủ đề Đa dạng sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 61, 62: Chủ đề Đa dạng sinh học

Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 61, 62: Chủ đề Đa dạng sinh học
ực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực tự quản lý.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông.
II. Phương pháp hình thức và kỹ thuật dạy học
- Phương pháp: Trực quan, Đàm thoại, Hoạt động nhóm.
- Kỹ thuật: Tia chớp, chia nhóm, giao nhiệm vụ.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- Tranh ảnh minh họa, tài liệu có liên quan đến chuyên đề, phiếu học tập
- Giáo án P.Poit, máy tính, máy chiếu,...
2. Học sinh
Tài liệu học tập (SGK, vở ghi)
IV. Tiến trình bài dạy
Ổn định tổ chức
Lớp
Tiết 1
Tiết 2
7A
Ngày dạy:
Sĩ số:
Ngày dạy:
Sĩ số
7B
Ngày dạy:
Sĩ số:
Ngày dạy:
Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
	GV cho HS xem đoạn video ngắn và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Có khoảng bao nhiêu loài sinh vật trên trái đất?
- Có những môi trường địa lí nào xuất hiện trong video?
- Nhận xét về số lượng các loài sinh vật có ở từng môi trường đó (nơi nào nhiều hơn, nơi nào ít hơn).
- Con người đã tác động đến môi trường bằng những việc làm cụ thể nào? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Sử dụng kỹ thuật “tia chớp” để học sinh đưa ra câu trả lời nhanh, ngắn gọn.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh trình bày ý kiến cá nhân, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào chuyên đề “Đa dạng sinh học”.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Tìm hiểu về đa dạng sinh học
I. Đa dạng sinh học 
1. Đa dạng sinh học là gì?
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi:
- Sự đa dạng sinh học thể hiện như thế nào? 
- Đa dạng loài được được hiểu như thế nào?
- Vì sao có sự đa dạng về loài? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Sử dụng kỹ thuật “tia chớp” để HS đưa ra câu trả lời nhanh, ngắn gọn.
Bước 3: Báo cáo kết quả v...ày
Mỡ dưới da dày
Lông màu trắng (mùa đông)
Tập
tính
Ngủ đông
Hoạt động ban ngày trong mùa hè
Nhóm 2:
- Em có nhận xét gì về điều kiện khí hậu ở môi trường hoang mạc đới nóng?
- Có nhận xét gì về số lượng loài thực vật, động vật ở môi trường này? 
- Hãy kể tên một số loài động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng?
- Hoàn thành nội dung bảng 2:
Bảng 2: Sự thích nghi của động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng
Đặc điểm thích nghi
Vai trò của các đặc điểm thích nghi
Cấu
tạo
Chân dài
Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày
Bướu mỡ lạc đà
Màu lông nhạt, giống màu cát
Tập
tính
Mỗi bước nhảy cao và xa
Di chuyển bằng cách quăng thân
Hoạt động vào ban đêm
Khả năng đi xa
Khả năng nhịn khát
Chui rúc sâu trong cát.
Nhóm 3 :
- Em có nhận xét gì về điều kiện khí hậu ở môi trường nhiệt đới gió mùa?
 	- Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa thể hiện như thế nào?
- Quan sát hình và bảng SGK/trang 189, trả lời câu hỏi :
+ Tại sao có thể gặp 7 loài rắn cùng chung sống với nhau mà không hề cạnh tranh với nhau?
+ Tại sao số lượng loài rắn phân bố ở một nơi lại có thể tăng cao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh quan sát, nghiên cứu thông tin, thảo luận hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 6 phút.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Sau khi hết thời gian quy định, giáo viên yêu cầu lần lượt các nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác phản biện, góp ý, bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
	GV cho các nhóm đánh giá chéo nhau dựa vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau đó nhận xét chung và chốt kiến thức.
Kết luận: 
* Môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng 
- Sự đa dạng của động vật ở môi trường đặc biệt rất thấp
- Chỉ có những loài có khả năng chịu đựng cao thì mới tồn tại được.
* Môi trường nhiệt đới gió mùa:
- Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa rất phong phú
- Số lượng loài nhiều do chúng thích nghi với điều kiện sống
Nội dung 2. Lợi ích của đa dạng sinh học
II. Lợi ích của đa dạng sinh... suy giảm nghiêm trọng. 
Cho HS quan sát một số hình ảnh về những tác động tiêu cực của con người đến môi trường, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: Nêu nguyên nhân và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận theo cặp, tìm hiểu thông tin, trả lời câu hỏi. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện một số nhóm cặp đôi báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
	GV nhận xét và kết luận.
Kết luận: 
1. Nguyên nhân: 
- Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác bừa bãi.
- Săn bắt, buôn bán động vật hoang dã. 
- Du canh, du cư.
- Xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.
- Lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.
- Rác thải (nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, ...).
2. Biện pháp:
- Nghiêm cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi và săn bắt, buôn bán, sử dụng động vật hoang dã. 
- Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
- Đẩy mạnh nghiên cứulai tạo, bảo tồn, phát triển các giống TV, ĐV qúy hiếm.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, làm các bài tập.
Câu 1. Tập tính nào sau đây không phải là của động vật ở đới nóng ?
a. Di chuyển bằng cách quăng thân.
	b. Hoạt động về ban đêm.
	c. Có khả năng nhịn khát.
	d. Có khả năng di cư.
Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học là:
 a. Phá rừng (khai thác gỗ, làm nương rẫy)
 b. Săn bắn, buôn bán động vật hoang dã.
 c. Sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu và thải các chất độc hại từ nhà máy.
 d. Cả a, b, c.
Câu 3. Những lợi ích của đa dạng sinh học ở Việt Nam? 
 a. Cung cấp sức kéo, thực phẩm, dược liệu.
 b. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
 c. Dùng làm thiên địch tiêu diệt sinh vật có hại
 d. Tất cả các đáp án trên.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức đã học, 	để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Hãy giải thíc

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_61_62_chu_de_da_dang_sinh_hoc.doc