Giáo án Tin học 6 (Học kì I) - Năm học 2019-2020
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức, kĩ năng: Biết khái niệm về thông tin và hoạt động thông tin của con người. Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. Biết khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học
- Năng lực hướng tới: Năng lực thu thập, xử lí và trình bày thông tin; Làm việc theo nhóm.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bài soạn, SGK, tranh minh hoạ.
- Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức: Sĩ số:
6A..............................................................
6B..............................................................
2. Kiểm tra:
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 6 (Học kì I) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 6 (Học kì I) - Năm học 2019-2020
anh cho em biết tin tức gì? - Tấm biển chỉ đường hướng dẫn em điều gì? - Tín hiệu xanh đỏ của đèn tín hiệu giao thông cho biết điều gì? - Tiếng trống trường cho em biết điều gì? - GV giới thiệu về thông tin: - HS đọc và trả lời - ...biết tin tức về tình hình thời sự trong nước và trên thế giới. - ...hướng dẫn em cách đi đến một nơi cụ thể nào đó - ...cho em biết khi nào có thể qua đường. - ...báo cho em đến giờ ra chơi hay vào lớp. * Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện...) và về chính con người Hoạt động 2: 2. Hoạt động thông tin của con người B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi và cho biết ngoài việc tiếp nhận thông tin con người còn làm gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV quan sát đưa ra gợi ý giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, nhắc nhở những HS hoạt động chưa tích cực B3. Báo cáo kết quả và thảo luận: B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS - GV giới thiệu hoạt động thông tin: - Yêu cầu HS nêu ví dụ - GV giới thiệu quá trình xử lí thông tin: - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm nhỏ - Đại diện HS trả lời - Cả lớp nghe, cùng thảo luận về câu trả lời của bạn - Con người không chỉ tiếp nhận thông tin mà còn xử lí thông tin tiếp nhận được để thực hiện những hoạt động thích hợp. - Bên cạnh đó chúng ta còn lưu trữ và trao đổi thông tin. * Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin. - Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất. - Ví dụ: Trên đường đi, gặp trời mưa em mặc áo mưa cho khỏi ướt; Trên đường đi, nhìn thấy đèn giao thông có màu đỏ, em dừng chờ tới khi đèn xanh sẽ đi tiếp. * Mô hình quá trình xử lý thông tin - Thông tin trước xử lý được gọi là thông tin vào. - Thông tin nhận được sau xử lý được gọi là thông tin ra Xử lý Thông tin vào thông tin ra - Việc lưu trữ và truyền thông tin làm cho th...n? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3. Hoạt động thông tin và tin học B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV: Hoạt động thông tin của con người được tiến hành nhờ các bộ phận nào trong cơ thể? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV quan sát đưa ra gợi ý giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, nhắc nhở những HS hoạt động chưa tích cực B3. Báo cáo kết quả và thảo luận: B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS - GV: Em có thể nhìn thấy những vật ở quá xa hay những vật quá bé không? Em có thể tính nhẩm nhanh với những con số rất lớn không? - GV: Vậy khả năng của các giác quan và bộ não của con người trong các hoạt động thông tin là có hạn hay vô hạn? - GV: Vì khả năng của các giác quan và bộ não của con người trong các hoạt động thông tin là có hạn nên con người đã không ngừng sáng tạo các công cụ và các phương tiện giúp mình vượt qua những giới hạn ấy. - Yêu cầu HS lấy ví dụ. - GV giới thiệu: - GV: Nhờ sự phát triển của tin học, máy tính khong chỉ là một công cụ trợ giúp công việc tính toán thuần túy mà còn hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm nhỏ - Đại diện HS trình bày - Cả lớp nghe, cùng thảo luận về kết quả của bạn - Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết nhờ các giác quan và bộ não. - Các giác quan giúp tiếp nhận thông tin. - Bộ não thực hiện việc xử lý, biến đổi, đồng thời là nơi để lưu trữ thông tin thu nhận được. - HS: Không - Khả năng của các giác quan và bộ não của con người trong các hoạt động thông tin là có hạn. - Ví dụ: Kính thiên văn để nhìn thấy những vì sao ở xa; kính hiển vi để quan sát những vật bé nhỏ. - Ban đầu, máy tính điện tử được làm ra để hỗ trợ công việc tính toán của con người. Với sự ra đời của máy tính, nghành Tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ. * Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động t...B.............................................................. 2. Kiểm tra: - Hoạt động thông tin của con người được tiến hành nhờ các bộ phận nào trong cơ thể? Nêu ví dụ? - Nêu ví dụ về hoạt động thông tin của con người, về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: 1. Các dạng thông tin cơ bản B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV: Hãy cho biết các dạng thông tin em biết? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV quan sát, gợi ý HS sử dụng thông tin ở phần đầu bài, nhắc nhở những HS hoạt động chưa tích cực B3. Báo cáo kết quả và thảo luận: B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. - GV: Có 3 dạng thông tin cơ bản và cũng là ba dạng thông tin chính trong tin học là văn bản, hình ảnh và âm thanh - GV mở rộng giới thiệu các dạng thông tin kết hợp cho những cảm nhận và hiểu biết chính xác hơn, VD hình ảnh động, hình ảnh động kết hợp âm thanh (phim ảnh) - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm nhỏ - Đại diện HS lên bảng. - Cả lớp nghe, cùng thảo luận về kết quả của bạn. - Có 3 dạng thông tin cơ bản là văn bản, âm thanh và hình ảnh. * Dạng Văn bản: Những gì ghi lại bằng các con số, bằng chữ viết hay kí hiệu trong sách vở, báo chí,...là các ví dụ về thông tin ở dạng văn bản. * Dạng hình ảnh: Những hình vẽ minh hoạ trong sách báo, các nhân vật trong phim hoạt hình, tấm ảnh chụp người bạn,...cho chúng ta thông tin ở dạng hình ảnh *Dạng âm thanh: Tiếng đàn Pianô từ cửa sổ nhà bên, tiếng chim ca lảnh lót mỗi buổi sớm mai, tiếng còi xe ô tô em nghe trên đường tới trường,...là những ví dụ về thông tin ở dạng âm thanh. Hoạt động 2: 2. Biểu diễn thông tin - GV giới thiệu: Biểu diễn thông tin nhằm mục đích lưu trữ và chuyển giao thông tin thu nhận được. Mặt khác thông tin cần được biểu diễn dưới dạng có thể "tiếp nhận được" (đối tượng nhận thông tin có thể hiểu và xử lý được) - Yêu cầu HS lấ
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_6_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_2020.doc