Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 23 đến Tiết 29 - Năm học 2017-2018

CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?

I. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức:

- Kể tên một hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo gián  từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.

- Bước đầu nhận biết được TN mô hình và chỉ ra sự tương tự giữa TN mô hình và hiện tượng cần giải thích.

- Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản. 

2. Kĩ năng: 

- Rèn kĩ năng phân tích TN mô hình để giải thích hiện tượng thực tế.

- Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

3. Thái độ:

- Trung thực có tính tự giác, ham hiểu biết, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên

4. Năng lực 

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua đặt câu hỏi khác nhau về một hiện tượng; tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau (từ các thí nghiệm); xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới từ thí nghiệm. 

- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu SGK và vận dụng kiến thức về chuyển động của các nguyên tử, phân tử.

- Năng lực hợp tác nhóm: Làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm. 

- Năng lực quan sát, trình bày và trao đổi thông tin

- Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và an toàn thí nghiệm.

docx 22 trang Khải Lâm 27/12/2023 540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 23 đến Tiết 29 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 23 đến Tiết 29 - Năm học 2017-2018

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 23 đến Tiết 29 - Năm học 2017-2018
u và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu SGK và vận dụng kiến thức về chuyển động của các nguyên tử, phân tử.
- Năng lực hợp tác nhóm: Làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm. 
- Năng lực quan sát, trình bày và trao đổi thông tin
- Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và an toàn thí nghiệm.
II. Phương tiện và thiết bị
Giáo viên
- SGK, SBT, giáo án
*Chuẩn bị cho cả lớp: - 2 bình chia độ: 1 bình đựng nước, 1 bình đựng rượu.
	 - Tranh vẽ.
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm: - 2 bình chia độ GHĐ 100 cm3, ĐCNN 2 cm3; 1 bình đựng 50 cm3 ngô, 1 bình đựng 50 cm3 cát khô, mịn.
2. Học sinh: SGK, vở ghi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hướng dẫn chung
Từ việc yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm để mô tả lại hoặc thực hiện một thí nghiệm tương tự để tìm hiểu về cấu tạo chất
Trên cơ sở đó xác định được các chất được cấu tạo bởi các hạt riêng biệt là nguyên tử, phân tử và giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Giao cho học sinh vận dụng kiến thức nói trên để làm một số bài tập đơn giản về nguyên tử, phân tử.
	Mỗi nội dung được thiết kế gồm có: Khởi động – Hình thành kiến thức- Luyện tập. Phần Vận dụng và Tìm tòi mở rộng được GV giao cho học sinh tự tìm hiểu ở nhà.
Có thể mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Tạo tình huống vấn đề về nguyên tử, phân tử
5 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Tìm hiểu về cấu tạo của các chất.
10 phút
Hoạt động 3
Làm thí nghiệm tìm hiểu về khoảng cách giữa các nguyên tử.
15 phút
Luyện tập
Hoạt động 4
Hệ thống hóa kiến thức. Làm các câu hỏi C3, C4, C5
10 phút
Vận dụng
Hoạt động 5
Hướng dẫn về nhà.
5 phút
Tìm tòi mở rộng
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
 KHỞI ĐỘNG
Tình huống: GV: Làm TN đổ nhẹ 50 cm3 rượu theo thành bình vào bình đựng nước để được hỗn hợp rượu, nước: 100 cm3.Sau đó lắc mạnh cho rượu, nước hòa tan lẫn vào nhau, yêu cầu HS đọc ... mô hình: Cho 50cm3 cát đổ vào 50cm3 ngô rồi quan sát xem có được 100cm3 hỗn hợp ngô và cát không?
HS: Tiến hành làm TN theo nhóm, từ kết quả TN trả lời câu C1.
GV: Yêu cầu HS liên hệ giải thích sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu- nước.
HS: Giải thích bằng việc trả lời câu C2.
Học sinh hoàn thành các đơn vị kiến thức và báo cáo trước lớp -> nhận xét -> GV chốt vấn đề.
GV: Nhấn mạnh: Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
3. Hoạt động luyện tập, vận dụng 
GV: Yêu cầu HS vận dụng trả lời câu C3, C4, C5.
HS: Suy nghĩ cá nhân, kết hợp với thảo luận nhóm đưa ra các câu trả lời.
GV: Theo dõi, hướng dẫn, chính xác câu trả lời.. 
4. Hoạt động mở rộng
GV yêu cầu HS tìm hiểu phần “ Có thể em chưa biết” và tìm hiểu trên sách báo, internet về các nguyên tử, phân tử.
Tuần:
Ngày soạn:
..../..../. 
Tiết :
Ngày dạy :
..../..../.. 
CHỦ ĐỀ: CẤU TẠO CHẤT
TIẾT 2: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?
I/ MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 - Giải thích được sự chuyển động Brao.
 - Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng
 - Hiểu được khi nhiệt độ vật chất càng tăng thì nguyên tử chuyển động càng nhanh.
 2. Kĩ năng :
- Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Hiện tượng khuếch tán.
 3. Thái độ : 
 - Tập trung, ổn định trong học tập.
 4. Năng lực 
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua đặt câu hỏi khác nhau về một hiện tượng; tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau (từ các thí nghiệm); xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới từ thí nghiệm. 
- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu SGK và vận dụng kiến thức về chuyển động của các nguyên tử, phân tử.
- Năng lực hợp tác nhóm: Làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm. 
- Năng lực quan sát, trình bày và trao đổi thông tin
- Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và an toàn thí nghiệm.
II/ PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ :
 1. Giáo ...g phân tử và nhiệt độ
15 phút
Luyện tập
Hoạt động 4
Hệ thống hóa kiến thức. Làm các câu hỏi C4, C5, C6, C7
10 phút
Vận dụng
Hoạt động 5
Hướng dẫn về nhà.
5 phút
Tìm tòi mở rộng
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
A. KHỞI ĐỘNG
Tình huống: GV yêu cầu HS đọc phần tình huống trong SGK và đưa ra vấn đề: Trò chơi này tưởng như không có liên quan gì đến nguyên tử, phân tử, thế mà lại giúp chúng ta hiểu một trong những tính chất quan trọng nhất của nguyên tử, phân tử ta sẽ học trong bài hôm nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm Bơ-rao 
GV: Cho hs đọc phần phần I trong sgk
HS: Đọc và thảo luận 2 phút sau đó mô tả lại thí nghiệm Bơ Rao
GV: Nhận xét câu trả lời của HS
2. Hoạt động 2 : Tìm hiểu các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng.
GV: Trở lại với phần tưởng tượng ở phần mở bài em hãy cho biết quả bóng tương tự hạt nào trong thí nghiệm Brao ?
HS: Quả bóng tương tự hạt phấn hoa.
GV: Em hãy tưởng tượng học sinh tương tự hạt nào trong TN Brao?
HS: Phân tử nước.
GV: Cho hs đọc và thảo luận C3 trong 2 phút.
HS: Thực hiện thảo luận.
GV: Gọi đại diện từng nhóm lên và giải thích tại sao hạt phấn hoa chuyển động?
HS: Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng và chạm vào hạt phấn từ nhiều phía làm hạt phấn chuyển động.
GV: Nhận xét, kết luận
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu chuyển động phân tử và nhiệt độ
GV: Cho hs tìm hiểu và thảo luận phần III trong 2 phút.
GV: Chuyển động của phân tử có phụ thuộc vào nhiệt độ không? Và phụ thuộc như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, kết luận: Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
GV: Yêu cầu HS tổng hợp kiến thức về cấu tạo chất sau 2 bài học.
HS: Tự tổng hợp kiến thức: + Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
+ giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
+ Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
+ Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
4. Hoạt động 4: Luyện tậ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_8_tiet_23_den_tiet_29_nam_hoc_2017_2018.docx