Hướng dẫn học sinh ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 8

A. Phần Văn bản

TRUYỆN &KÍ VIỆT NAM

Văn bản: Tôi đi học

I. Đôi nét về tác giả Thanh Tịnh

- Thanh Tịnh (1911 - 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh

- Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường

   + Năm 1941, hai bài thơ ông sáng tác "Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng" được Hoài Thanh - Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam (1942)

   + Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội.

   + Ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007

   + Những tác phẩm tiêu biểu: Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Những giọt nước biển…

- Phong cách sáng tác:

   + Những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu

II. Đôi nét về tác phẩm: Tôi đi học

1. Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm

- “Tôi đi học” là truyện ngắn in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941

2. Bố cục

- Phần 1: Từ đầu văn bản đến “…. lướt ngang trên ngọn núi.”: Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường từ nhà tới trường.

- Phần 2: từ tiếp cho đến “xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.”: Tâm trạng cảm xúc của nhân vật khi đứng trước sân trường.

- Phần 3: Còn lại: Dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi bước vào lớp học và bắt đầu tiết học mới.

3. Giá trị nội dung

- Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học

doc 36 trang letan 20/04/2023 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn học sinh ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn học sinh ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 8

Hướng dẫn học sinh ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 8
 Phong cách sáng tác:
   + Những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu
II. Đôi nét về tác phẩm: Tôi đi học
1. Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm
- “Tôi đi học” là truyện ngắn in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941
2. Bố cục
- Phần 1: Từ đầu văn bản đến “. lướt ngang trên ngọn núi.”: Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường từ nhà tới trường.
- Phần 2: từ tiếp cho đến “xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.”: Tâm trạng cảm xúc của nhân vật khi đứng trước sân trường.
- Phần 3: Còn lại: Dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi bước vào lớp học và bắt đầu tiết học mới.
3. Giá trị nội dung
- Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
4. Giá trị nghệ thuật
- Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.
- Giọng điệu trữ tình, trong sáng.
III. Dàn ý phân tích tác phẩm: Tôi đi học
I. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Thanh Tịnh: Nhà văn với những sáng tác toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
- Vài nét về văn bản “ Tôi đi học”: in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản 1941, kể lại những kỉ niệm và cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên
II. Thân bài
1. Cơ sở để nhân vật tôi có những liên tưởng về ngày đầu tiên đi học của mình
- Biến chuyển của cảnh vật sang thu: Cuối thu, thời điểm tựu trường. cảnh thiên nhiên với lá rụng nhiều, mây bàng bạc khiến lòng người nhẹ nhàng mà bồi hồi nhớ lại
- Hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường,
⇒ gợi nhớ, cơ sở liên tưởng tương đồng tự nhiên
2. Những hồi tưởng của nhân vật tôi
a. Tâm trạng khi cùng mẹ đi trên đường đến trường
- Cảnh vật, con đường vốn rất quen nhưng lần này cảm ...thầy, một người lãnh đạo rất hiểu tâm lý trẻ, hiền từ, bao dung 
- Thầy giáo trẻ vui vẻ, giàu lòng yêu thương
⇒ Thể hiện rõ trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ, đồng thời yạo môi trường giáo dục thân thiện, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn các em.
⇒ Truyện kết thúc tự nhiên, khép lại bài văn nhưng mở ra một bầu trời mới, một khoảng không gian mới, tình cảm mới.
III. Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo và giọng điệu trữ tình, trong sáng.
- Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm bồi hồi, xú động khi nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình.
Văn bản: Trong lòng mẹ
I. Đôi nét về tác giả Nguyên Hồng
- Nguyên Hồng (1918- 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng
- Quê quán: Nam Định
- Cuộc đời và sự ngiệp sáng tác
   + Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7
   + Năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ"
   + Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957
   + Năm 1980 cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là "Núi rừng Yên Thế"
   + Những tác phẩm tiêu biểu: Bỉ vỏ, Trời xanh, Sóng ngầm, Khi đứa con ra đời,
- Phong cách sáng tác: Ông được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ
II. Đôi nét về tác phẩm Trong lòng mẹ
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Trong lòng mẹ là chương thứ IV của tác phẩm Những ngày thơ ấu (gồm 9 chương), tập hồi kí về tuổi thơ ít niềm vui, nhiều cay đắng của tác giả.
2. Tóm tắt
   Bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng giữa người bố nghiện ngập và người mẹ trẻ trung luôn khao khát có được tình yêu thương nhưng đành ngậm ngùi chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Khi bố Hồng mất, người mẹ bỏ hai anh em Hồng lại để đi tha hương cầu thực, anh em Hồng luôn sông trong sự ghẻ lạnh của nhà nội. Nhất là bà cô, luôn gieo..., hành động, tâm trạng sinh động chân thật.
III. Dàn ý phân tích tác phẩm Trong lòng mẹ
I. Mở bài
- Giới thiệu vài nét khái quát về tác giả Nguyên Hồng: là nhà văn của những người cùng khổ, dành cho những người phụ nữ và trẻ em tấm lòng chan chứa yêu thương và trân trọng thông qua việc diễn tả thấm thía nỗi cơ cực và tủi nhục mà họ gánh chịu, đồng thời thấu hiểu, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của họ
- Khái quát những nét cơ bản nhất về đoạn trích Trong lòng mẹ: Trích chương IV hồi kí “ Những ngày thơ ấu”, đoạn trích diễn tả thành công, sâu sắc và cảm động tâm trạng của nhân vật chính- bé Hồng đối với người mẹ đáng thương, bất hạnh của mình
II. Thân bài
1. Nhân vật bé Hồng
a. Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn của bé Hồng
- Bố mới mất, mẹ tha hương cầu thực
- Sống giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của người cô, một người luôn tìm cách gieo vào đầu Hồng những suy nghĩ không tốt để Hồng từ bỏ, ruồng rẫy người mẹ của mình
- Sống trong nỗi cô đơn và niềm khát khao tình mẹ
b. Tình thương yêu mãnh liệt đối với mẹ
- Lúc nào cũng nghĩ đến mẹ và thông cảm với mẹ: khi cô hỏi ngọt nhạt ⇒ cúi đầu không đáp; từ chối cô, luôn nghĩ đến mẹ.
- Không dao động, không suy giảm tình cảm kính yêu dành cho mẹ.
- Vô cùng đau đớn, phẫn uất khi nghe lời dèm pha, nhục mạ mẹ: khi cô mỉa mai mẹ ⇒ nghe như sát muối vào lòng, đau đớn, tủi nhục, xúc động vì thương mẹ
- Ghét những hủ tục phong kiến: khi nghe cô kể về mẹ ⇒ dồn dập oán hờn, kìm nén nỗi xót xa, căn ghét cổ tục phong kiến.
c. Cảm giác của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ
- Chạy đuổi theo xe với cử chỉ vội vã, lập cập; bối rối gọi “Mợ ơi!”.
- Chân ríu lại, lên xe ngồi cạnh mẹ, nhận được sự âu yếm vỗ về của người mẹ thì òa lên khóc nức nở ⇒ niềm dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện
- Gặp mẹ, với Hồng “khác nào ảo ảnh dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”
⇒ Niềm xúc động mạnh mẽ của Hồng khi đột ngột gặp lại mẹ
- Cảm nhận mẹ vẫn tươi như ngày nà

File đính kèm:

  • dochuong_dan_hoc_sinh_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8.doc