Ôn tập Học kì I Ngữ văn 9 - Phần tập làm văn (Câu hỏi vận dụng cao)

Câu 10.

Đề bài: Dựa vào khổ thơ sau, viết một bài văn tự sự ngắn có sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.

                                Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

                                Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

                                Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

                                Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh

                              “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố

                                Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

                                Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !”

                                                   (Bếp lửa- Bằng Việt)

Đáp án:

- Yêu cầu học sinh viết một bài văn tự sự ngắn có sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm theo nội dung của đoạn thơ.

  • Học sinh cần phải tưởng tượng thêm một số chi tiết:

 + Kể thêm chi tiết giặc quét làng, dân làng chạy giặc. 

 + Miêu tả cảnh làng bị giặc đốt cháy tàn rụi, miêu tả bà lặng lẽ, can đảm sắp đặt lại cuộc sống của hai bà cháu.

 + Thêm lời đối thoại của bà với cháu, lời độc thoại của cháu (với bố ở chiến khu) và lời độc thoại nội tâm của đứa cháu.

Câu 11.

 Đề bài: - Làm một bài thơ tám chữ với đề tài về gia đình hoặc mái trường.

Đáp án:

 Yêu cầu: - HS làm được bài thơ tám chữ.

- Số câu không hạn định

- Có thể gồm nhiều đoạn ( Thường mỗi khổ bố dòng).

- Câu phải có tám chữ.

- Đảm bảo lôgic về nghĩa.

- Có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến là cách gieo vần chân ( được gieo liên tiếp hoặc gián cách).

doc 4 trang Khải Lâm 29/12/2023 3620
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Học kì I Ngữ văn 9 - Phần tập làm văn (Câu hỏi vận dụng cao)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Học kì I Ngữ văn 9 - Phần tập làm văn (Câu hỏi vận dụng cao)

Ôn tập Học kì I Ngữ văn 9 - Phần tập làm văn (Câu hỏi vận dụng cao)
ường.
Đáp án:
 Yêu cầu: - HS làm được bài thơ tám chữ.
- Số câu không hạn định
- Có thể gồm nhiều đoạn ( Thường mỗi khổ bố dòng).
- Câu phải có tám chữ.
- Đảm bảo lôgic về nghĩa.
- Có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến là cách gieo vần chân ( được gieo liên tiếp hoặc gián cách).
Câu 12: Ánh trăng là một nhan đề đa nghĩa. Hãy phân tích.
Đáp án.
 - Chúng ta đã từng biết đến vầng trăng nhớ cố hương của tiên thi Lý Bạch, từng rung cảm trước vẻ đẹp của ánh trăng – người bạn tri âm với người tù cộng sản Hồ Chí Minh (Vọng nguyệt – NKTT). Và với bài thơ ánh trăng, Nguyễn Duy đã làm phong phú và giàu có thêm vẻ đẹp cũng như ý nghĩa của vầng trăng đã quen thuộc từ ngàn đời.
- Trước hết, ánh trăng của Nguyễn Duy là hình ảnh đẹp của thiên nhiên với tất cả những gì là thi vị, gần gũi, hồn nhiên, tươi mát. ánh trăng gần với tuổi ấu thơ của tác giả (d/c). Vầng trăng ấy hồn nhiên như cuộc sống, như đất trời (d/c).
- Nhưng nếu chỉ có vậy, ánh trăng của Nguyễn Duy sẽ lẫn với vô vàn ánh trăng khác trong thơ ca hiện đại. Cũng giống như trăng của người bạn tù, vầng trăng của Nguyễn Duy đã thành “tri kỷ”, người bạn tình nghĩa. ánh trăng thời chiến như chia sẻ những thử thách của chiến tranh, như cùng nhà thơ và đồng đội trải qua những kỷ niệm của thời “ở rừng”. Vầng trăng tri kỷ, vầng trăng tình nghĩa ấy: dấu ấn của một thời gian khó: “ngỡ không bao giờ quên”.
- Nhưng nhan đề “ánh trăng” còn thực sự sâu sắc, ý nghĩa bởi vầng trăng ấy còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình - ký ức gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cam go mà hào hùng.
- Cuộc sống hoà bình “ánh điện của gương, buyn đinh” đã khiến cho nhà thơ nhìn ánh trăng như một “người dưng qua đường”. Con người từng một thời chiến đấu, từng ngang dọc trên nhiều chiến trường đã có lúc như lãng quên quá khứ. Nhưng rồi thình lình đèn điện tắt “đột ngột vầng trăng tròn”. Vầng trăng ấy đã đánh thức ký ức của tác giả, của thế hệ trẻ Việt Nam trong những ngày đánh Mỹ, tháng Mỹ.
- ánh trăng lặng lẽ toả sáng trong bài th...ó tên. Điều đó thể hiện họ là những con người bình thường, có thể gặp họ ở mọi nơi trên đất nước.
=> mang màu sắc lí tưởng của thời kì lịch sử.
* Nhân vật chính: anh thanh niên, xuất hiện qua lời giới thiệu của bác lái xe.
- Hình dáng: Khoảng 27 tuổi, tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ.
- Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn. Công việc chính của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết để phục vụ sản xuất, chiến đấu.
- Anh là người có ý thức trách nhiệm và tình yêu với công việc -> anh rất yêu công việc “công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ nếu cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
- Anh sống một mình nhưng không cô độc, anh vẫn có bạn (sách)
- Anh tổ chức, sắp xếp công việc, cuộc sống thật ngăn nắp, chủ động.
- Anh là người cởi mở, chân thành, quý trọng mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện cùng mọi người.
- Anh còn là người khiêm tốn, thành thật. Cảm thấy công việc và đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé.
* Nhân vật ông hoạ sĩ: - Ông muốn vẽ hình của anh thanh niên. Ông xúc động và bối rối khi gặp anh.
- Qua suy nghĩ và cái nhìn của ông, anh thanh niên hiện ra càng đẹp hơn.
* Nhân vật cô kĩ sư: - Cuộc gặp gỡ khiến cô bàng hoàng, xúc động.
- Cô hiểu về anh và những người như anh thanh niên.
- Cô thêm hiểu và tin vào con đường mà mình đã lựa chọn.
=> Qua suy nghĩ của nhân vật phụ, anh thanh niên hiện ra ngày càng càng đẹp hơn. Chủ đề của tác phẩm được mở rộng.
C. Kết bài:
- Câu chuyện ca ngợi những con người làm việc thầm lặng, công việc của họ đã góp phần vào công cuộc xây dựng và chiến đấu của nhân dân ta.
- Giúp ta hiểu thêm về những người như anh thanh niên và thế giới con người như anh, họ đã quên bản thân để góp phần xây dựng đất nước.
- Rút ra suy nghĩ đúng đắn hơn về con người, về lao động, cuộc sống.
Câu 14: Phân tích, so sánh hình ảnh “Trăng” (vầng trăng, mảnh trăng, ánh trăng) trong các bài thơ “Đồng chí”, “Đoàn thuyền đánh cá”, “ánh trăng”.
Đáp án
Trăng trong cả ba bài thơ đều là hình...ội đã hy sinh với thiên nhiên nhân hậu và bao dung.

File đính kèm:

  • docon_tap_hoc_ki_i_ngu_van_9_phan_tap_lam_van_cau_hoi_van_dung.doc