Ôn tập Ngữ văn 9 - Bài thơ Viếng Lăng Bác

I,Trắc nghiệm

Câu 1: Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm nào?

   A. Năm 1974

   B. Năm 1976

   C. Năm 1977

   D. Năm 1975

Câu 2: Viếng lăng Bác được ai sáng tác ?

   A. Xuân Diệu

   B. Nguyễn Duy

   C. Phạm Tiến Duật

   D. Viễn Phương

Câu 3: Ý nào sau đây nhận xét đúng về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương?

   A. Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha, rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm

   B. Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo

   C. Thể thơ 8 chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm, lời thơ bình dị

   D. Thể thơ tự do, hình thức đối thoại lòng trong độc thoại, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng

Câu 4: Câu thơ “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” sử dụng biện pháp tu từ gì?

   A. So sánh

   B. Nhân hóa

   C. Hoán dụ

   D. Ẩn dụ

docx 4 trang Khải Lâm 27/12/2023 4320
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 9 - Bài thơ Viếng Lăng Bác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn 9 - Bài thơ Viếng Lăng Bác

Ôn tập Ngữ văn 9 - Bài thơ Viếng Lăng Bác
động của tác giả khi vào lăng viếng Bác?
   A. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
   B. Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
   C. Mai về miền Nam thương trào nước mắt
   D. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Câu 6: Phẩm chất nổi bật của cây tre được tác giả nói đến trong khổ thơ đầu bài thơ?
   A. Cần cù, bền bỉ
   B. Bất khuất, kiên trung
   C. Ngay thẳng, trung trực
   D. Thanh cao, trung hiếu
Câu 7: Tác giả sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
   A. So sánh
   B. Điệp ngữ
   C. Ẩn dụ
   D. Hoán dụ
Câu 8: Hiệu quả của phép tu từ tìm được trong hai câu trên là gì?
   A. Ca ngợi sự cao quý của hình ảnh Bác
   B. Ca ngợi vẻ đẹp diệu kì của hình ảnh Bác
   C. Ca ngợi sự trường tồn, vĩnh hằng của Bác
   D. Ca ngợi công lao to lớn của Bác
Câu 9: Bài thơ kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
   A. Tự sự và biểu cảm
   B. Miêu tả và biểu cảm
   C. Tự sự và miêu tả
   D. Tự sự, miêu tả và biểu cảm
Câu 10: Nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ trên là?
   A. Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm
   B. Ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc
   C. Giọng điệu trang trọng, thành kính
   D. Gồm tất cả các yếu tố trên
II. Tự Luận 
Câu 1: Cảm nhận của em về khổ thơ: 
“ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác 
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam 
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
( Trích “ Viếng lăng Bác – Viễn Phương )
Câu 2:Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của các tác giả qua 2 khổ thơ:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác 
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
( Trích “ Viếng lăng Bác – Viễn Phương )
Và :
“Ta làm con chim hót 
Ta làm một nhành hoa 
Ta gửi vào hòa ca 
Một nốt trầm xao xuyến”
( Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải”)
Câu 3: Qua bài thơ “Viếng lăng Bác”, em cảm nhận được tình cảm mà tác giả dành cho Bác như thế nào? Em học tập được gì về tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác? 

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_9_bai_tho_vieng_lang_bac.docx