Ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Tổng hợp đề Nghị luận xã hội - Năm học 2019-2020

Đề 1. 

Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa giáo dục của câu chuyện sau đây:

Bài thuyết giảng

          Tại ngôi làng nhỏ, vào ngày chủ nhật, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống. Hôm nay ông đến thăm nhà của cậu bé vốn không hề muốn chơi hay kết bạn với một ai.

 Cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm.

          Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa. Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt nó sang bên cạnh lò sưởi.

          Rồi ông ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc.

          Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần rồi tắt hẳn.

          Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đi thăm nhà khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó.

          Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông nói:

          - Cám ơn bài thuyết giảng của bác!

                                               (Phỏng theo Vặt vãnh và hoàn hảo, NXB Văn hóa Thông tin)

Khái quát về câu chuyện.

[Điều thú vị ở chỗ chuyện có tựa đề là Bài thuyết giảng nhưng vị giáo sư lại không hề nói một câu nào. Ông trực tiếp dùng cục than hồng trong bếp lò làm một ẩn dụ để kín đáo gửi gắm vào đó những điều muốn nói. Cách thuyết giảng có tính “trực quan” và đặc biệt ấy đã tác động tích cực và mạnh mẽ đến cậu bé.] 

* Chỉ ra được ý nghĩa giáo dục của chuyện.

  [Khuyên con người phải sống hòa nhập với tập thể, với cộng đồng. Bởi vì chỉ như thế mỗi cá nhân mới có thể tồn tại và tỏa sáng.] 

 * Bàn luận về ý nghĩa giáo dục của câu chuyện và rút ra bài học:
- Câu chuyện đã đưa ra một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn, bởi vì: 
+ Chỉ khi hòa mình vào tập thể, cá nhân mới có thể tìm thấy niềm vui, mới phát huy được năng lực, sở trường và sức mạnh của chính mình... (học sinh phân tích, lí giải và dẫn chứng).       
+ Nếu tách rời tập thể thì cá nhân sẽ cô đơn, sẽ không thể hoặc rất khó phát huy được mình... (học sinh phân tích, lí giải và dẫn chứng).
- Trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể và cộng đồng (trân trọng, bảo vệ và luôn có ý thức hòa mình vào tập thể...).
doc 39 trang Khải Lâm 29/12/2023 4720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Tổng hợp đề Nghị luận xã hội - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Tổng hợp đề Nghị luận xã hội - Năm học 2019-2020

Ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Tổng hợp đề Nghị luận xã hội - Năm học 2019-2020
ói:
	- Cám ơn bài thuyết giảng của bác!
	 (Phỏng theo Vặt vãnh và hoàn hảo, NXB Văn hóa Thông tin)
* Khái quát về câu chuyện.
[Điều thú vị ở chỗ chuyện có tựa đề là Bài thuyết giảng nhưng vị giáo sư lại không hề nói một câu nào. Ông trực tiếp dùng cục than hồng trong bếp lò làm một ẩn dụ để kín đáo gửi gắm vào đó những điều muốn nói. Cách thuyết giảng có tính “trực quan” và đặc biệt ấy đã tác động tích cực và mạnh mẽ đến cậu bé.] 
* Chỉ ra được ý nghĩa giáo dục của chuyện.
 [Khuyên con người phải sống hòa nhập với tập thể, với cộng đồng. Bởi vì chỉ như thế mỗi cá nhân mới có thể tồn tại và tỏa sáng.] 
 * Bàn luận về ý nghĩa giáo dục của câu chuyện và rút ra bài học:
- Câu chuyện đã đưa ra một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn, bởi vì: 
+ Chỉ khi hòa mình vào tập thể, cá nhân mới có thể tìm thấy niềm vui, mới phát huy được năng lực, sở trường và sức mạnh của chính mình... (học sinh phân tích, lí giải và dẫn chứng). 
+ Nếu tách rời tập thể thì cá nhân sẽ cô đơn, sẽ không thể hoặc rất khó phát huy được mình... (học sinh phân tích, lí giải và dẫn chứng).
- Trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể và cộng đồng (trân trọng, bảo vệ và luôn có ý thức hòa mình vào tập thể...).
Đề 2.
"Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó, nhưng chớ quên người cầm đèn đang kiên nhẫn đứng trong đêm" (R. Ta - gor).
Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Đề 3. 
Có một nhà xã hội học trong khi đi tìm hiểu thực tế cho đề tài của mình sắp viết thì gặp một trường hợp khá thú vị:
 Anh A và anh B đều có người cha nghiện ngập và vũ phu. Sau này anh A trở thành một chàng trai luôn đi đầu trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình. Anh B thì lại là một phiên bản của cha anh. Nhà xã hội học đã đặt cùng một câu hỏi cho cả hai người: "Điều gì khiến anh trở nên như thế?".
 Và nhà xã hội học đã nhận được cùng một câu trả lời: "Có một người cha như thế nên tôi phải như thế".
 Hãy viết một bài luận trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện trên.
 +...ân cũng đóng vai trò rất quan trọng. Cuộc sống hiện đại phức tạp, nhiều cám dỗ, mỗi người - đặc biệt là lớp trẻ- phải có bản lĩnh, nghị lực và ý chí, sáng suốt lựa chọn con đường đi của mình để trở thành người có ích cho xã hội.
Đề 4.
HAI BIỂN HỒ
 	Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồBiển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
 	Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
 	Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan toả. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
 	Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ riêng cho mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết.
	 (Theo Quà tặng của cuộc sống, NXB Trẻ, 2007)
 	Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.
- Nêu được những suy nghĩ của mình về ý nghĩa câu chuyện: Đó là cách sống cũng như những hành vi ứng xử của con người với con người: sự chia sẻ, vấn đề cho và nhận. 
- Trong cuộc đời, người ta phải biết biến những thứ có trong tay mình thành những thứ hữu ...âm đến người khác cũng rất "trẻ con": ngồi vào lòng người hàng xóm. Thế nhưng đó là cách chia sẻ hiệu quả nhất ngay trong tình huống ấy.
2. Chứng minh, bình luận về nội dung câu chuyện:
 - Trong cuộc sống, đôi khi con người gặp phải những mất mát, đau thương, cần có một mối đồng cảm từ những người xung quanh. (dẫn chứng)
 - Biết quan tâm, sẻ chia với người khác là một hành động đẹp. Nhưng cách thể hiện sự quan tâm đó như thế nào còn tuỳ thuộc ở mỗi người. (dẫn chứng) 
3. Bài học cho bản thân.
 - Trong cuộc sống, có những bài học vô cùng quý giá mà ta học được từ những điều hết sức bất ngờ. Những em bé đôi khi cũng có những việc làm mà mọi người phải suy ngẫm. 
 - Thấu hiểu và chia sẻ với nỗi đau của người khác là mình đã làm được một việc ý nghĩa.
 - Sống đẹp sẽ nhận được cái đẹp từ cuộc sống.
Đề 6. 
 Những bàn tay cóng
	Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con: "Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo?". Con tôi trả lời: " Con làm vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng tay. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn sẽ không bị lạnh".
 ( Theo " Tuổi mới lớn", NXB Trẻ )
	Suy nghĩ của em về ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện trên.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: 
	Tình yêu thương , sự sẻ chia đùm bọc giữa con người với con người được thể hiện qua những suy nghĩ, việc làm rất hồn nhiên của em bé.
- Bàn bạc và chứng minh:
	+ Suy nghĩ và việc làm của em bé là hoàn toàn đúng vì trong xã hội của chúng ta có không ít những người gặp những hoàn cảnh khó khăn hoặc éo le, bất hạnh. Họ rất cần sự quan tâm, sẻ chia giúp đỡ của những người xung quanh để có cuộc sống bình thường như bao người khác, để họ vươn lên vượt qua số phận. Lấy ví dụ. 
	+Tình yêu thương đó cần được thể hiện ra bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Ở đây việc làm của em bé tuy nhỏ nhưn

File đính kèm:

  • docon_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_tong_hop_de_nghi_luan_xa_hoi_n.doc