Tài liệu ôn tập học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2019-2020

BÀI 1. TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

  1. Đặt vấn đề
  2. Nội dung bài học

1/ Khái niệm:

- Lẽ phải: là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.

- Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.

2/ Biểu hiện :

* Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm việc sai trái.

* Vd: - Chấp hành nội qui nơi mình sống, làm việc và học tập. 

- Lắng nghe ý kiến của bạn phân tích, đánh giá ý kiến hợp lý.

3/ Ý nghĩa:

- Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.

III. Bài tập

Bài 2: Phương án c

Bài 6: Rèn luyện tính trung thực, thật thà trong học tập và lao động. Biết điều chỉnh hành vi của mình với bạn bè và thầy cô…

docx 8 trang letan 21/04/2023 2900
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2019-2020

Tài liệu ôn tập học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2019-2020
hông hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
- Biểu hiện : không tham lam, không tham ô tiền bạc, tài sản chung.
Không nhận hối lộ, không lợi dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân.
2/ Ý nghĩa 
- Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
III. Bài tập
Bài 2: Không tán thành với các ý kiến: a, c.
BÀI 3. TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
I. Đặt vấn đề: SGK
II. Nội dung bài học
1/ Thế nào là tôn trọng người khác ?
- Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác ; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.
2/ Biểu hiện: 
- Biết lắng nghe, cư xử lễ phép.
- Biết thừa nhận và học hỏi các điểm mạnh của người khác
- Không xâm phạm tài sản, thư từ, nhật kí, sự riêng tư của người khác.
- Tôn trọng sở thích, thói quen, bản sắc riêng của người khác.
3/ Ý nghĩa:
- Người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng lại.
- Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
- Cần phải tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, cả trong cử chỉ, hành động và lời nói.
III. Bài tập
Bài 2: tán thành: b,c.
BÀI 4. GIỮ CHỮ TÍN
I. Đặt vấn đề: SGK
II. Nội dung bài học
1/ Khái niệm:
Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.
2/ Ý nghĩa:
- Giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, 
- Giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.
3/ Cách rèn luyện:
Mỗi người cần phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.
III. Bài tập
Bài 2: hs kể chuyện
Bài 3: hs nêu.
BÀI 5. PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT
Đặt vấn đề
II. Nội dung bài học
1/ Khái niệm:
- Pháp luật là những qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc.
+ Do Nhà nước ban hành đảm bảo thực hiện.
 + Biện pháp: giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- Kỉ luật: ...t đối với mọi người, mọi cơ quan..
 Bài tập 2. Không thể xem là pl. Vì nó không do nhà nước ban hành, việc giám sát không do cơ quan giám sát của nhà nước
 Bài tập 3. Ý kiến của chi đội trưởng là đúng. Vì đội là một tổ chức xã hội, có những qui định để thống nhất hành động, đi họp chậm là thiếu kỉ luật đội.
BÀI 6. XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG, LÀNH MẠNH
I. Đặt vấn đề
II. Nội dung bài học
1/ Khái niệm:
- Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp về tính tình, sở thích, xu hướng hoạt động, lý tưởng sống
2/ Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh:
- Phù hợp về quan niệm sống.
- Bình đẳng tôn trọng lẫn nhau.
- Chân thành, tin cậy có trách nhiệm với nhau.
- Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
- Tình bạn trong sáng, lành mạnh có thể có ở những người cùng giới hoặc khác giới.
3/ Ý nghĩa:
- Giúp cho con người thấy ấm áp, tự tin, yêu cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn.
4. Cách rèn luyện:
- Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có thiện chí và cố gắng từ cả hai phía. 
III. Bài tập:
Bài 2: hs trình bày trước lớp.
BÀI 7. TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
Đặt vấn đề
Một số quan niệm: Đồng tình với quan niệm 2. Vì ngoài rèn luyện kĩ năng, trau dồi kiến thức còn phải tham gia các hoạt động tập thể do lớp, trường và xh tổ chức nhằm hoàn thiện nhân cách và kĩ năng giao tiếp cho hs, để trở thành công dân có ích cho quê hương, đất nước.
 2. Những hoạt động chính trị - xh mà học sinh tham gia: Tham gia đóng góp quỹ người nghèo, quỹ khuyến học; Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt; Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xh, bảo vệ môi trường.....Vì đây là những hoạt động do Đảng và Nhà nước phát động nhằm xd một xh có mối quan hệ tốt đẹp, trật tự và văn minh.
 3. Học sinh tham gia hoạt động chính trị - xh: Học sinh ngoài việc trau dồi kiến thức còn trau dồi đạo đức để phát triển toàn diện. Vì vậy việc tham gia vào các hoạt động chính trị - xh sẽ góp phần hình thành nhân cách cho hs và tạo nên mối quan hệ...ập thể, đóng góp vào công việc chung của xã hội.
Hoạt động g, k, n: là hoạt động nhân đạo, từ thiện, bảo vệ môi trường.
 Bài tập 2:
 - Biểu hiện thể hiện sự tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xh: a, e, g, i, k, l.
 - Biểu hiện thể hiện sự không tích cực tham gia các hoạt động chính trị -xh: b, c, d, đ, h.
 Bài tập 3, 4: Cho hs liên hệ thực tế.
BÀI 8. TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC
I. Đặt vấn đề: SGK
II. Nội dung bài học
1/ Tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác là gì ?
Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích, nền văn hóa của các dân tộc. Tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội các dân tộc ; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
* Bảng phụ:
(1) Học hỏi, khám phá thành tựu khoa học tiên tiến.
(2) Ưa thích nghệ thuật dân 
(3) Thích các món ăn dân tộc.
(4) Sử dụng sách, báo, băng nhạc tộc.nước ngoài.
(5) Tìm hiểu các di tích văn hóa địa phương.
(6) Bắt chước kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh nước ngoài.
(7) Thích tìm hiểu lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử Việt Nam.
(8) Thích nghe nhạc nước ngoài hơn nhạc Việt Nam.
 2. Ý nghĩa: Tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc. 
 3. Trách nhiệm của mỗi người: Tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.
III. Bài tập
 Bài tập 1. Cho hs liên hệ thực tế
 Bài tập 2. Chúng ta nên học tập các dân tộc khác:
- Những thành tựu về khoa học – kĩ thuật trên tất cả các lĩnh vực.
- Học tập trình độ quản lí.
- Văn hóa, giáo dục, nghệ thuật.
Ví dụ: Sản xuất máy móc hiện đại. Máy vi tính. Lĩnh vực giao thông: đường, cầu cống,...Cải cách quản lý, hành chính trong các cơ quan nhà nước. Kĩ thuật lao động trong các nhà máy, xí nghiệp...
Bài tập 3. Cho hs liên hệ thực tế
Bài 4:
Đồng ý với ý kiến bạn Hoà. Vì những nước đang phát triển tuy nghèo nàn, lạc hậu hơn nh

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc.docx