Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Thơ hiện đại Việt Nam sau CMT8-TK XX

Câu 1 (10,0 điểm)  Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của Thanh Hải.

    Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

Hướng dẫn trả lời:

 

A. Yêu cầu về kĩ năng:  Biết làm kiểu bài nghị luận văn học, phân tích bài thơ để làm sáng tỏ một nhận định. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát có cảm xúc, ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc các loại lỗi.

B. Yêu cầu về kiến thức:

 Có thể trình bày theo nhiều cách khác  nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, dẫn dắt vấn đề nghị luận.

* Giải quyết vấn đề.

 - Tiếng lòng thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước:

+ Tình yêu mùa xuân của thiên nhiên: Bức tranh mùa xuân tươi tắn, thơ mộng với những hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím, chim chiền chiện hót vang trời… => Nhà thơ đã cảm nhận bằng mọi giác quan, hình ảnh thơ trở nên lung linh, đa nghĩa; mùa xuân được đón nhận  bằng một tình yêu tha thiết, tâm hồn lạc quan

+ Cảm xúc trước mùa xuân đất nước, tác giả hướng tình cảm của mình đến những con người cụ thể của quê hương dân tộc: các điệp từ “mùa xuân”, “lộc”, “người” có ý nghĩa khái quát về cuộc sống, chiến đấu, lao động của nhân dân; nghệ thuật lặp cấu trúc “tất cả như” và lối so sánh trực tiếp diễn tả không khí khẩn trương, rộn ràng, náo nức. 

          Từ những con người cụ thể nhà thơ suy ngẫm về đất nước trong cảm nhận khái quát cùng cái nhìn suốt chiều dài lịch sử vừa xúc động vừa tự hào (Đất nước như vì sao….)

 - Khát vọng cống hiến cho đời: 

+ Nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời với khát vọng hòa nhập và dâng hiến cho mùa xuân chung của đất nước: nguyện làm con chim hót, cành hoa, nốt trầm trong bản hòa ca chung của đất nước, “Mùa xuân nho nhỏ” - một sáng tạo bất ngờ độc đáo, ẩn dụ về khát vọng, lẽ sống, ý thức cao đẹp => quan niệm sống đẹp, có trách nhiệm, việc cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, thầm lặng, khiêm tốn như con chim cho tiếng hót, bông hoa dâng sắc hương….

          + Nhà thơ bộc lộ niềm yêu mến tự hào với cuộc đời trong tiếng hát tự nguyện – muốn hát lên điệu hát của quê hương xứ Huế.

 - Thể thơ 5 chữ mang âm hưởng gần gũi với dân ca; hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị, giàu ý nghĩa khái quát biểu trưng; ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu nhạc điệu; sử dụng nhiều biện pháp tu từ; cấu tứ chặt chẽ; giọng điệu thơ linh hoạt…

doc 28 trang Khải Lâm 29/12/2023 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Thơ hiện đại Việt Nam sau CMT8-TK XX", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Thơ hiện đại Việt Nam sau CMT8-TK XX

Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Thơ hiện đại Việt Nam sau CMT8-TK XX
uan, hình ảnh thơ trở nên lung linh, đa nghĩa; mùa xuân được đón nhận bằng một tình yêu tha thiết, tâm hồn lạc quan 
+ Cảm xúc trước mùa xuân đất nước, tác giả hướng tình cảm của mình đến những con người cụ thể của quê hương dân tộc: các điệp từ “mùa xuân”, “lộc”, “người” có ý nghĩa khái quát về cuộc sống, chiến đấu, lao động của nhân dân; nghệ thuật lặp cấu trúc “tất cả như” và lối so sánh trực tiếp diễn tả không khí khẩn trương, rộn ràng, náo nức. 
	Từ những con người cụ thể nhà thơ suy ngẫm về đất nước trong cảm nhận khái quát cùng cái nhìn suốt chiều dài lịch sử vừa xúc động vừa tự hào (Đất nước như vì sao.)
 - Khát vọng cống hiến cho đời: 
+ Nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời với khát vọng hòa nhập và dâng hiến cho mùa xuân chung của đất nước: nguyện làm con chim hót, cành hoa, nốt trầm trong bản hòa ca chung của đất nước, “Mùa xuân nho nhỏ” - một sáng tạo bất ngờ độc đáo, ẩn dụ về khát vọng, lẽ sống, ý thức cao đẹp => quan niệm sống đẹp, có trách nhiệm, việc cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, thầm lặng, khiêm tốn như con chim cho tiếng hót, bông hoa dâng sắc hương.
	+ Nhà thơ bộc lộ niềm yêu mến tự hào với cuộc đời trong tiếng hát tự nguyện – muốn hát lên điệu hát của quê hương xứ Huế.
 - Thể thơ 5 chữ mang âm hưởng gần gũi với dân ca; hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị, giàu ý nghĩa khái quát biểu trưng; ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu nhạc điệu; sử dụng nhiều biện pháp tu từ; cấu tứ chặt chẽ; giọng điệu thơ linh hoạt
=> Bài thơ như một sự tổng kết đánh giá về cuộc đời nhà thơ, một cuộc đời dâng hiến trọn vẹn cho dù bệnh tật, ốm đau thậm chí cái chết kề cận. Điều đó thể hiện một bản lĩnh, một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một khát vọng sống đẹp.
* Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Câu 2(10,0 điểm):   “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng”.(“Tiếng nói của văn nghệ” - Nguyễn Đình Thi - Ngữ văn 9 - tập 2)
Hãy làm rõ điều đó trong bài thơ “ Mùa xuân..., tác phẩm lại đưa đời sống cá biệt ấy đến với cuộc đời chung, với mọi người, tạo ra sự đồng cảm, đồng điệu, tiếng nói tri âm, tri kỉ giữa tác giả với các thế hệ bạn đọc.
2. Làm rõ vấn đề trên trong tác phẩm: “ Mùa xuân nho nhỏ” (7,0 điểm)
Học sinh bám vào những chi tiết nghệ thuật đặc sắc và hoàn cảnh ra đời của bài thơ để làm rõ những nội dung sau:
“Mùa xuân nho nhỏ”là tiếng nói chân thành, tha thiết của nhà thơ Thanh Hải: tiếng nói của một tâm hồn nghệ sỹ tinh tế, nhạy cảm, yêu say mê vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời; tiếng nói của một con người yêu, gắn bó sâu nặng với cuộc đời, với quê hương đất nước.
Bài thơ là tiếng lòng náo nức, là khát vọng mãnh liệt, là ước nguyện chân thành được dâng hiến những gì đẹp đẽ nhất cuộc đời mình cho quê hương, cho cuộc đời chung.
 Với sự chân thành của cảm xúc, sự tinh tế, giàu sức biểu cảm của ngôn từ và hình ảnh, “Mùa xuân nho nhỏ” đã tạo nên một sự cộng hưởng giữa nhà thơ với độc giả để rồi trở thành tiếng hát của muôn người, tiếng hát của lý tưởng sống cao đẹp, cái “Tôi” riêng của người nghệ sỹ đã hòa vào cái “Ta” chung của cuộc đời, làm thức dậy trong mỗi con người ý thức về một lẽ sống đẹp.
    →  “Mùa xuân nho nhỏ” là sự kết tinh, chắt lọc của tâm hồn thơ Thanh Hải, một tiếng nói nhỏ nhẹ, khiêm nhường mà có sức lay động, mà làm xao xuyến lòng người.
 	 Lời thơ cất cánh từ cảm xúc, tình cảm riêng của cái “Tôi” trữ tình đã có sức tác động mạnh mẽ đến tâm hồn tình cảm mỗi con người ./.
Câu 3(10,0 điểm) ):  Cảm nhận khổ 1 và 2 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" (Thanh Hải).
Hướng dẫn trả lời:
I.Mở bài:
- Mùa xuân là mùa của thiên nhiên thắm tươi, của vạn vật sinh sôi nảy nở. Văn học Việt Nam đã từng không có ít những vần thơ thể hiện cảm xúc rạo rực, trẻ trung trước mùa xuân. Đó là “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử, “Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính, “Chiều xuân” của Anh Thơ, và Thanh Hải – nhà thơ xứ Huế cũng góp vào đó một "Mùa xuân nho nhỏ”. Ra đời vào tháng 11 năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, bài thơ thể ...mơ. Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơ gợi ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp duyên dáng, và sức sống mạnh mẽ của bông hoa mùa xuân. Đó có thể là bông hoa lục bình, cũng có thể là bông trang, bông súng, với sắc tím biếc như đang vươn lên, đang trỗi dậy. Hoa tím biếc mọc nở trên dòng sông xanh – cái hài hòa của tự nhiên của màu sắc đem đến vẻ đẹp dịu nhẹ, thanh mát làm say đắm lòng người.
- Bức tranh mùa xuân xứ Huế không chỉ tươi tắn,sống động sắc màu mà còn rực rỡ âm thanh:
Ơi con chim chiền chiện,
Hót chi mà vang trời”.
Tiếng hót của chim chiền chiện mở ra một không gian cao vời, trong trẻo. Và cũng bởi tiếng chim lảnh lót đó vang lên làm xao động cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm hồn thi sĩ nhạy cảm của nhà thơ. Với cảm thán từ“Ơi” và lời hỏi “hót chi?”, Thanh Hải đã đưa vào lời thơ giọng điệu ngọt ngào, dịu nhẹ, thân thương của người dân xứ Huế, diễn tả cảm xúc vui say đến ngỡ ngàng trước một mùa xuân tươi đẹp – một mùa xuân đậm chất quê hương và giàu chất thơ.
- Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị mà nên thơ của mùa xuân, nhà thơ bỗng bồi hồi, xúc động:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
“Giọt long lanh” là giọt mùa xuân, giọt nắng vàng hay giọt sương sớm?Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang, đọng lại thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng một cách tự nhiên, hợp lí. Thanh Hải cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác và cả xúc giác. Cử chỉ“Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự nâng niu, trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân với cảm xúc say sưa, lặng ngắm. Hình ảnh thơ lung linh, đa nghĩa, vừa là thơ, vừa là nhạc, là hoạ. Bức tranh mùa xuân được phác hoạ khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh khiến người đọc trân trọng hơn, yêu hơn một tâm hồn nghệ sĩ, một tình yêu quê hương, đất nước.
3. Mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng:
- Từ mùa xuân thiên nh

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_tho_hien_dai_viet_nam.doc